Các nước châu Phi chính thức thực thi AfCFTA
Các nước châu Phi đã bắt đầu thực thi chính thức Hiệp định thương mại tự do lục địa châu Phi (AfCFTA) từ ngày 1/1, sau nhiều tháng trì hoãn do đại dịch COVID-19. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng điều này chủ yếu mang tính biểu tượng, còn việc thực thi đầy đủ sẽ nhiều vài năm.
Các nước châu Phi đã bắt đầu thực thi chính thức AfCFTA) sau nhiều tháng trì hoãn do đại dịch COVID-19. Ảnh: AFP/TTXVN
AfCFTA là khối kinh tế có quy mô 3.400 tỷ USD ở một khu vực có 1,3 tỷ dân và là hiệp định thương mại tự do lớn nhất kể từ khi Tổ chức Thương mại Thế giới ra đời.
Những người ủng hộ cho rằng hiệp định sẽ thúc đẩy thương mại giữa các nước trong châu lục và cho phép khu vực này phát triển các chuỗi giá trị riêng. Ngân hàng Thế giới ước tính hiệp định có thể đưa hàng chục triệu người thoát khỏi cảnh nghèo đói vào năm 2035.
Tuy nhiên, những trở ngại, từ tệ quan liêu và cơ sở hạ tầng nghèo nàn và việc một số nước thành viên thực hiện chính sách bảo hộ, phải được khắc phục nếu khối này muốn phát huy đầy đủ các tiềm năng.
Video đang HOT
Việc khởi động AfCFTA theo kế hoạch là vào ngày 1/7/2020 đã bị đẩy lùi khi đại dịch COVID-19 đã khiến các cuộc đàm phán trực tiếp không thể diễn ra.
Tuy nhiên, ông Silver Ojakol, Chánh Văn phòng Ban Thư ký AfCFTA, cho rằng đại dịch đã làm gián đoạn hoạt động nhập khẩu của các nền kinh tế châu Phi, nhưng làm gia tăng động lực chính trị cho việc thúc đẩy hội nhập trong khu vực.
54/55 quốc gia châu Phi, trừ Eritrea đã ký thỏa thuận khung về AfCFTA và 34 nước đã phê chuẩn. Tuy nhiên, các nhà quan sát như ông W. Gyude Moore, một cựu bộ trưởng của Liberia và là thành viên cấp cao tại Trung tâm Phát triển Toàn cầu cho rằng công việc thực sự mới chỉ bắt đầu. Ông cho rằng việc thực thi đầy đủ sẽ khó hoàn tất trong vòng 24 tháng và đây có thể là một quy trình mất nhiều thập kỷ như những gì đã diễn ra tại châu Âu.
Phụ lục của thỏa thuận về các quy định xuất xứ, một bước quan trọng để xác định hàng hóa nào có thể phải chịu thuế, vẫn chưa được hoàn tất.
Trong khi đó, 41 trong số 54 nước thành viên đã đệ trình quy trình giảm thuế. Các nước phải từng bước bỏ 90% các dòng thuế, 5 năm đối với các nền kinh tế phát triển và 10 năm đối với các nền kinh tế kém phát triển; 7% các dòng thuế nhạy cảm sẽ mất nhiều thời gian hơn, trong khi 3% được phép đưa vào danh sách loại trừ.
Đa số công nhân Indonesia bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 đã quay trở lại làm việc
Theo phóng viên TTXVN tại Jakarta, lĩnh vực lao động tại Indonesia - vốn bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19, đã ghi nhận tín hiệu tích cực khi hơn 3/4 số công nhân phải nghỉ việc tại nước này đã trở lại làm việc.
Nhân viên y tế xét nghiệm nhanh COVID-19 cho người dân tại chợ Bumi Serpong Damai ở Nam Tangerang, Banten, Indonesia. Ảnh minh họa: THX/TTXVN
Kết quả trên dựa vào cuộc khảo sát, do Ngân hàng Thế giới (WB) thực hiện theo 3 giai đoạn, nhằm đánh giá tác động của đại dịch COVID-19 trong khoảng thời gian từ tháng 5 - 8/2020
Bộ trưởng Tài chính Indonesia Sri Mulyani cho biết phần lớn (khoảng 70%) dân số nước này đã quay trở lại công việc như trước thời điểm dịch COVID-19 xảy ra. Trong khi đó, tỷ lệ những người trụ cột trong gia đình ngừng làm việc cũng giảm từ 24% xuống 10%. Nếu vào tháng 5 vừa qua, có 24% chủ gia đình trước đây có thu nhập và sau đó ngừng việc thì trong cuộc khảo sát lần thứ ba, con số này giảm xuống còn 10%.
Với kết quả trên, bà Sri Mulyani cho rằng khu vực lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 đã bắt đầu phục hồi. Bộ Tài chính Indonesia cho biết chính phủ nước này sẽ tập trung giải quyết các vấn đề kinh tế, trong đó sẽ tăng cường thúc đẩy sản xuất để tạo thêm việc làm, mặt khác cố gắng kiềm chế làn sóng sa thải lao động bằng cách cung cấp các biện pháp kích thích kinh tế.
Thời gian qua, chương trình hỗ trợ của chính phủ dưới hình thức trợ giúp xã hội trong chương trình phục hồi kinh tế quốc gia (PEN) khá hiệu quả trong việc hạn chế đói nghèo trong xã hội. Ước tính có 3,43 triệu người đã nhận trợ cấp của chương trình bảo trợ xã hội PEN. Tính đến ngày 18/11 vừa qua, số tiền Indonesia giải ngân cho chương trình bảo trợ xã hội đạt 193.070 tỷ rupiah (13,75 tỷ USD), tương đương 82,4% mức trần ngân sách của nước này.
* Trong khi đó, chính quyền Đặc khu hành chính Hong Kong(Trung Quốc) công bố tỷ lệ thất nghiệp quý III/2020 là 6,4% - mức cao nhất trong 16 năm trở lại đây.
Phóng viên TTXVN tại Hong Kong cho biết, từ đầu năm đến nay, Hong Kong hứng chịu 3 làn sóng bùng phát dịch COVID-19 gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị trường việc làm.
Làn sóng thứ nhất xuất hiện vào tháng 2, khiến tỷ lệ thất nghiệp tăng lên 4,1%, cao hơn 1% so với tháng trước đó.
Trong làn sóng dịch thứ 2, tỷ lệ thất nghiệp trong tháng 4 và 5 tăng mạnh lên mức 6,4%, tương đương 248.200 người thất nghiệp.
Kế hoạch đảm bảo việc làm giai đoạn 1 của chính quyền Hong Kong được thực hiện từ tháng 6 đến tháng 8 năm nay, nhưng lại vấp phải sự bùng phát của làn sóng dịch COVID-19 thứ 3 khiến tỷ lệ thất nghiệp trong tháng 7, 8, 9 của quý III/2020 tăng trở lại, lần lượt là 6,4%, 6,9% và 6,8%.
Trong bối cảnh làn sóng dịch COVID-19 thứ 4 đang bùng phát mạnh mẽ và diễn biến có phần phức tạp hơn 3 làn sóng trước đó, một số công ty chưa đưa ra kế hoạch bảo đảm việc làm giai đoạn tiếp theo. Do đó, dự báo tỷ lệ thất nghiệp ở Hong Kong có thể vượt quá 7%.
WTO kêu gọi các nước thúc đẩy cải cách ứng phó với những thách thức toàn cầu mới Theo phóng viên TTXVN tại Geneva (Thụy Sĩ), Phó Tổng Giám đốc Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) Alan Wolff tích cực kêu gọi các nước đóng góp và thúc đẩy quá trình cải cách WTO, đồng thời cho rằng "cải cách WTO là một việc cần thiết và khả thi" nhằm ứng phó với khủng hoảng hiện nay. Trụ sở Tổ...