Các nước châu Âu kích hoạt ‘cơ chế tranh chấp’, cáo buộc Iran phá vỡ thỏa thuận hạt nhân
Anh, Pháp và Đức hôm 14/1 kích hoạt “cơ chế tranh chấp”, cáo buộc Iran vi phạm các điều khoản trong thỏa thuận năm 2015, có thể dẫn đến việc áp dụng các biện pháp trừng phạt của Liên hợp quốc.
Họ cho biết đang hành động để tránh một cuộc khủng hoảng về phổ biến hạt nhân bên cạnh một cuộc đối đầu leo thang ở Trung Đông.
Nga, một bên ký kết thỏa thuận, cho biết họ không thấy có căn cứ nào để kích hoạt cơ chế này và Iran đã gọi đây là một “ sai lầm chiến lược”. Bộ Ngoại giao Nga nói kích hoạt cơ chế này có thể khiến họ không thể tiếp tục thực hiện thỏa thuận.
Thủ tướng Anh, Thủ tướng Đức và Tổng thống Pháp. (Ảnh: Reuters)
Bộ ba nước cho biết họ vẫn muốn thỏa thuận hạt nhân với Tehran thành công và không tham gia chiến dịch áp lực tối đa của chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump, bên đã từ bỏ hiệp ước năm 2018 và áp dụng các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Iran.
Ngoại trưởng Iran chỉ trích động thái này.
Video đang HOT
Bộ trưởng Mohammad Javad Zarif cho biết việc sử dụng cơ chế tranh chấp là vô căn cứ và là một sai lầm chiến lược từ quan điểm chính trị. Iran, phủ nhận chương trình hạt nhân của mình là nhằm chế tạo bom, đã dần dần rút lại các cam kết theo thỏa thuận kể từ khi Mỹ từ bỏ năm 2018. Họ lập luận rằng các hành động của Washington dẫn đến hành động như vậy.
“Chúng tôi không chấp nhận lập luận rằng Iran có quyền giảm sự tuân thủ JCPoA (thỏa thuận hạt nhân Iran)”, ba nước châu Âu nói trong tuyên bố chung, sử dụng tên chính thức của thỏa thuận – Kế hoạch hành động toàn diện chung.
Iran từ lâu đã cáo buộc người châu Âu từ bỏ lời hứa sẽ bảo vệ nền kinh tế của họ khỏi các lệnh trừng phạt của Mỹ. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Abbas Mousavi chỉ trích hành động “hoàn toàn thụ động” của ba nước.
PHƯƠNG ANH (Nguồn: Reuters)
Theo vtc.vn
Bị quốc tế dồn ép vì bắn rơi máy bay, Iran sẽ có bom hạt nhân trong năm nay?
Các chuyên gia lo ngại, Iran có thể sẽ sở hữu vũ khí hạt nhân chỉ trong năm nay. Điều này có thể đẩy Trung Đông đến bờ vực chiến tranh.
Iran nhiều khả năng có vũ khí hạt nhân trong năm nay? (ảnh: Mirror)
Theo tờ CBS News, căng thẳng tại Trung Đông hiện vẫn ở mức cao, sau khi nhiều nước cho rằng Iran bắn máy bay dân sự của hãng hàng không quốc tế Ukraine, cướp đi sinh mạng của 176 người. Hôm nay (11.1), Iran chính thức lên tiếng thừa nhận quân đội nước này bắn nhầm.
Thông báo chính thức từ quân đội Iran cho biết "lỗi của con người" là nguyên nhân dẫn đến vụ tai nạn.
Trước đó, Iran bị nhiều nước cáo buộc bưng bít sự thật về vụ tai nạn. Các nhà lãnh đạo phương Tây cho biết, họ có nhiều thông tin tình báo liên kết Tehran với thảm kịch rơi máy may, khi lực lượng nước này đang thực hiện cuộc tấn công tên lửa trả thù quân đội Mỹ đóng tại Iraq.
Tờ AP đưa tin, hôm nay Mỹ cũng đã công bố một loạt các biện pháp trừng phạt mới nhằm vào Iran. Trước đó, lệnh cấm xuất khẩu dầu mỏ đã khiến nền kinh tế Iran rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng.
Theo tờ Mirror, sự dồn ép từ phía các nước phương Tây, đặc biệt là Mỹ, đã khiến các chuyên gia quân sự lo ngại rằng, Iran có thể đẩy nhanh tốc độ phát triển vũ khí hạt nhân của nước này và nhiều khả năng, sẽ sở hữu bom hạt nhân trong năm nay.
Đầu tuần này, Tổng thống Mỹ - ông Donald Trump đã tuyên bố: "Chừng nào tôi còn tại chức, Iran sẽ không bao giờ có vũ khí hạt nhân".
Ông Trump nói thêm: "Họ (Iran) biết điều đó. Chúng tôi đã trừng phạt họ rất mạnh mẽ. Iran bây giờ không giàu có như hồi Tổng thống (Barack) Obama trao cho họ 150 tỷ USD".
Iran được cho là đang theo đuổi chương trình phát triển vũ khí hạt nhân trong bí mật, bất chấp việc hứa hẹn sẽ dừng nghiên cứu hạt nhân từ năm 2015.
Các quan chức phương Tây cho rằng, Iran vẫn cố tình sản xuất vũ khí hạt nhân, dù đã ký kết thỏa thuận (ảnh: ABC News)
Tờ Sputnik đưa tin, hôm qua (10.1), bộ trưởng Ngoại giao từ 28 quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU), đã tập trung tại Brussels (Bỉ) để thảo luận về tình hình tại Trung Đông.
Trả lời phỏng vấn của báo chí, Ngoại trưởng Pháp - ông Jean-Yves Le Drian cho rằng, Iran đã không tôn thỏa thuận hạt nhân năm 2015.
"Nếu họ vẫn tiếp tục "lách quy định" của thỏa thuận hạt nhân, thì trong khoảng thời gian khá ngắn, từ một đến hai năm, họ có thể sở hữu vũ khí hạt nhân. Đây là một lựa chọn tồi", ông Le Drian nói.
Ngoại trưởng Anh - ông Dominic Raab phát biểu: "Chúng tôi kêu gọi Iran không lặp lại các hành động tấn công liều lĩnh và nguy hiểm. Thay vào đó, hãy nhanh chóng xuống thang căng thẳng và quay trở lại bàn đàm phán".
Theo danviet.vn
Tướng Soleimani bị sát hại: Iran tuyên bố rút khỏi thỏa thuận hạt nhân 2015 Iran tuyên bố nước này sẽ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân năm 2015, vài ngày sau khi tướng Qasem Soleimani thiệt mạng trong vụ không kích do Mỹ tiến hành ở Iraq hôm 3/1. Theo AP, Đài truyền hình nhà nước Iran ngày 5/1 đưa tin nước này sẽ không tuân thủ bất kỳ giới hạn nào trong thỏa thuận hạt nhân...