Các nước châu Âu hoan nghênh đề xuất quỹ phục hồi hậu COVID-19 của EC
Ngày 27/5, Thủ tướng Italy Giuseppe Conte đã ca ngợi đề xuất của Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC), bà Ursula von der Leyen, về việc l ập quỹ phục hồi sau dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 trị giá 750 tỷ euro là “một tín hiệu tuyệt vời từ Brussels”.
Chủ tịch Hội đồng châu Âu (EC), Bà Ursula Von Der Leyen trong cuộc họp báo sau hội nghị trực tuyến của EU về gói hỗ trợ các quốc gia chịu tác động từ dịch COVID-19 ở Brussels, Bỉ ngày 23/4/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Trên mạng xã hội Facebook, ông Conte nêu rõ: “500 tỷ euro trợ cấp và 250 tỷ euro cho vay là công bằng. Giờ hãy thúc đẩy các cuộc đàm phán và giải ngân quỹ này sớm”. Tương tự, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cũng kêu gọi “phải nhanh chóng xúc tiến kế hoạch phục hồi EU trị giá 750 tỷ euro với các đối tác châu Âu của chúng ta”.
Về phần mình, Chính phủ Tây Ban Nha cho biết đề xuất của EU sẽ là một nền tảng cơ bản cho các cuộc đàm phán tiếp theo. Trong một tuyên bố, Madrid hoan nghênh đề xuất trên là lời đáp cho “rất nhiều trong số các đề nghị của Tây Ban Nha”.
Video đang HOT
Trước đó cùng ngày, bà Leyen đã đề xuất quỹ phục hồi kinh tế hậu COVID-19 trị giá 750 tỷ euro cho Liên minh châu Âu (EU). Tuy nhiên, đề xuất này cần phải giành được sự ủng hộ của các nước thành viên để được thực thi. Dự kiến bà Leyen sẽ đệ trình kế hoạch trước Nghị viện châu Âu (EP) trong ngày 27/5 trước khi tiến hành một cuộc họp báo. Nếu được thông qua, đây là sẽ là gói kích thích kinh tế lớn nhất trong lịch sử EU và sẽ bao gồm các biện pháp đánh thuế sâu rộng đối với các mặt hàng nhựa, khí thải carbon và các hãng công nghệ lớn.
Kế hoạch trên được đưa ra sau nhiều áp lực lớn từ Italy và Tây Ban Nha – những nước đầu tiên chịu tác động của đại dịch cũng như phải gánh chịu các khoản nợ lớn nhằm tái thiết nền kinh tế. Nếu được thông qua như dự thảo, Italy sẽ được viện trợ trực tiếp 81,8 tỷ euro trong 3 năm tới, trong khi Tây Ban Nha sẽ nhận được 77,3 tỷ euro. Ngoài ra, Italy và Tây Ban Nha cũng sẽ được vay số tiền lần lượt là 90 tỷ euro và 31 tỷ euro. Ngoài 650 tỷ hỗ trợ và cho vay, EU cũng dành 100 tỷ euro cho các chương trình giải cứu.
Italy và Tây Ban Nha nằm trong số những nước bị tác động mạnh nhất trong đợt dịch COVID-19. Tây Ban Nha hiện ghi nhận 283.339 ca nhiễm, trong đó 27.117 ca tử vong, trong khi tại Italy, 230.555 người đã nhiễm COVID-19 và 32.955 ca tử vong.
Trong phát biểu mới nhất, bà Leyen kêu gọi các thành viên EU hãy “gạt ra các định kiến của mình” và ủng hộ chiến lược phục hồi chung. Được biết, trước khi EC công bố kế hoạch trên, ngày 23/5, các quốc gia EU gồm Áo, Hà Lan, Đan Mạch và Thụy Điển, tự nhận là “Bộ tứ tằn tiện”, đã trình đề xuất riêng của mình nhằm phục hồi kinh tế sau dịch, tái khẳng định phản đối việc giảm nợ hoặc chuyển một lượng tiền hỗ trợ lớn đến cho các nước Nam Âu.
Bộ tứ trên muốn việc hỗ trợ khẩn cấp cho các nước bị ảnh hưởng nặng nề được thực hiện dưới dạng các khoản vay một lần “với kỳ hạn ưu đãi”, có thể được nhất trí trong vòng 2 năm. Bên cạnh đó, số tiền cho vay có thể “được chuyển thẳng tới các hoạt động đóng góp phần lớn cho việc phục hồi như nghiên cứu và cải tiến, tăng khả năng chống chọi của lĩnh vực y tế và đảm bảo một sự chuyển đổi sang nền kinh tế xanh”. Đề xuất nêu rõ việc hỗ trợ phục hồi kinh tế phải đi kèm với “một cam kết cải cách mạnh mẽ và khuôn khổ tài chính”, coi đây là một nghĩa vụ đối với các nước nhận hỗ trợ.
Bà Leyen khẳng định: “Ngày mai, cái giá của việc không hành động chống khủng hoảng sẽ còn đắt hơn nữa. Giờ đây hãy cùng nhau đặt các nền móng cho tương lai chung. Hãy gạt đi các định kiến cũ”.
Thủ tướng Giuseppe Conte giành được sự ủng hộ cao của cử tri Italy
Thủ tướng Italy Giuseppe Conte hiện đang được đánh giá là một trong những nhà lãnh đạo gặt hái được nhiều thành công về chính trị nhất trong thời gian xảy ra đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
Thủ tướng Italy Giuseppe Conte phát biểu tại một cuộc họp trực tuyến ở Rome ngày 23/4/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Các cuộc thăm dò gần đây cho thấy cử tri Italy hiện ủng hộ ông Conte ở mức khá cao, lên tới 65%. Đây là mức ủng hộ mà nhiều nhà lãnh đạo khác trên thế giới như Thủ tướng Anh Boris Johnson hay Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng phải "ghen tỵ".
Từng là một giáo sư luật chứ không phải là chính trị gia, ông Conte lên nắm quyền ở Italy theo sự thỏa hiệp của đảng cực hữu Liên đoàn và đảng dân túy Phong trào 5 Sao (M5S) vào năm 2018. Nhưng thay vì là một nhân vật chỉ mang tính đại diện cho hai đảng này, ông Conte đã gặt hái được những thành công ngoài mong đợi.
Ông Conte đã có nhiều quyết định táo bạo và hiện đang tái định hình mối quan hệ vốn đầy chông gai của Italy với châu Âu. Bằng cách áp dụng sắc lệnh khẩn cấp để điều hành đất nước trong thời gian diễn ra đại dịch COVID-19, ông Conte cũng đang nắm giữ thực quyền nhiều hơn bất cứ nhà lãnh đạo nào trước đó ở Italy kể từ thời Benito Mussolini.
Khi ông Conte lần đầu tiên lên giữ chức thủ tướng vào năm 2018, sự thiếu kinh nghiệm về chính trị dường như đã gây nên nhiều bất lợi cho bản thân ông. Mọi công việc quan trọng lúc đó đều do hai vị Phó Thủ tướng trong Chính phủ liên minh là ông Luigi Di Maio - lãnh đạo M5S, và ông Matteo Salvini - lãnh đạo đảng Liên đoàn chi phối. Nhưng khi Chính phủ này sụp đổ hồi tháng 8/2019, ông Conte đã chứng tỏ được năng lực, uy tín của bản thân và tiếp tục được chọn làm Thủ tướng của Chính phủ liên minh "vàng - đỏ" giữa M5S và đảng Dân chủ (PD) trung tả.
Trong những tuần gần đây, Thủ tướng Conte đã tỏ ra khá bất bình trước tình trạng thiếu vắng sự đoàn kết giữa các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU). Ông cũng chặn đứng được những công kích ở trong nước của các nhà lãnh đạo địa phương, các nhóm vận động hành lang trong ngành công nghiệp cũng như Giáo hội Thiên chúa giáo La Mã, vốn cho rằng Thủ tướng đã quá chậm chạp trong việc dỡ bỏ lệnh phong tỏa.
Giới phân tích đánh giá Thủ tướng Conte đã nắm bắt được thời cơ khi dũng cảm ra quyết định nới lỏng các biện pháp giãn cách xã hội nhằm tái khởi động nền kinh tế trong bối cảnh số ca nhiễm mới COVID-19 ở Italy đang trong chiều hướng giảm dần. Italy áp dụng lệnh phong tỏa trên phạm vi toàn quốc vào ngày 9/3, và kể từ ngày 4/5 đến nay đang từng bước nới lỏng lệnh phong tỏa này.
Hiện có nhiều ý kiến cho rằng Thủ tướng Conte đang giành được sự tín nhiệm của các nhà lãnh đạo châu Âu cũng như ngăn chặn được khả năng Italy rời khỏi EU. Ông cũng được coi là đã thành công trong các cuộc đàm phán để Italy có thể tiếp cận các quỹ cứu trợ của châu Âu mà không kèm theo bất kỳ điều kiện nào.
Việc Thủ tướng Đức Angela Merkel mới đây nhất trí chia sẻ gánh nặng nợ công với những nước châu Âu bị tác động bởi dịch COVID-19 qua việc đề xuất thành lập một quỹ phục hồi của EU trị giá 500 tỷ euro cũng là một tin tốt đối với Thủ tướng Conte.
Nợ công của Italy hiện đang ở mức khá cao, khoảng 135% GDP, và dự kiến có thể lên tới 160% GDP vào cuối năm nay. Theo dự báo của Uỷ ban châu Âu (EC), nền kinh tế Italy cũng sẽ bị sụt giảm 9,5% trong năm 2020. Mặc dù Italy đang phải đối mặt với những thách thức về chính trị và kinh tế, nhưng Thủ tướng Conte hiện được cho là đang trong một vị thế khá tốt để có thể giải quyết những thách thức này.
Italy mở lại biên giới cho khách du lịch EU vào đầu tháng 6 Thủ tướng Italy Giuseppe Conte cho biết nước này sẽ thực hiện 'từng bước đi thận trọng' trong việc nới lỏng các hạn chế xã hội do Covid-19. Ngày 16/5, Chính phủ Italy cho biết sẽ mở cửa biên giới trở lại đối với khách du lịch châu Âu, bắt đầu từ đầu tháng 6 tới, đồng thời hủy bỏ quy định bắt...