Các nước Baltic quây kín biên giới Nga bằng pháo tự hành tối tân
Ba nước cộng hòa vùng Baltic từng thuộc Liên Xô là Estonia, Latvia và Litva luôn coi Nga như mối đe dọa lớn nhất đối với an ninh quốc gia sau những gì xảy ra tại Ukraine.
Nhằm chuẩn bị sẵn sàng cho nguy cơ nổ ra xung đột với Nga, các quốc gia Baltic trên sau khi gia nhập NATO đã đẩy mạnh việc mua sắm vũ khí, khí tài, trang thiết bị quân sự tối tân và chúng đều được triển khai tới sát biên giới Nga.
Có thể kể ra đây những chủng loại đáng chú ý như tên lửa chống tăng FGM-148 Javelin, hệ thống phòng không tầm trung NASAM, xe tăng chiến đấu chủ lực Leopard 2A6 và thu hút sự quan tâm nhiều nhất chính là hai hệ thống pháo tự hành bánh xích được mệnh danh “sấm sét chiến trường”.
Hệ thống pháo tự hành bánh xích PzH 2000 cỡ 155 mm được Đức bán cho Litva. Ảnh: Defence Blog.
Cuối tháng 12/2018, Bộ Quốc phòng Litva cho biết, quân đội nước này đã nhận được 2 khẩu pháo tự hành PzH 2000 cỡ 155 mm nâng cấp đầu tiên để trang bị cho cho Tiểu đoàn pháo binh Romualdas Giedra của Lữ đoàn bộ binh cơ giới đóng tại Rukla.
Những khẩu pháo tự hành PzH 2000 này được Litva mua lại của Đức vào tháng 9/2015, họ sẽ nhận tổng cộng 21 tổ hợp, trong đó 16 triển khai chiến đấu, 2 dành cho huấn luyện, 3 khẩu còn lại để lấy phụ tùng.
Ông Gediminas Jeglinskas, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Litva cho biết vũ khí trên sẽ giúp quốc gia Bắc Âu này gia tăng khả năng phòng thủ khi họ coi Nga là nguy cơ lớn nhất sau những gì diễn ra tại Ukraine.
Video đang HOT
Cần lưu ý rằng Litva có đường biên giới chung với phần lãnh thổ hải ngoại Kaliningrad của Nga, khu vực này theo đánh giá sẽ trở thành bàn đạp của Quân đội Nga để tiến sang châu Âu trong trường hợp nổ ra chiến tranh.
Pháo tự hành K9 Thunder nhả đạn trong một cuộc tập trận. Ảnh: Bussiness Insider.
Bộ Quốc phòng Estonia mới đây cũng thông báo họ đã quyết định mua thêm 6 hệ thống pháo tự hành 155 mm K9 Thunder do công ty Hanwha Land Systems của Hàn Quốc sản xuất hợp đồng này sẽ bổ sung cho số lượng 12 khẩu đặt hàng trước đó, tất cả sẽ được triển khai sát biên giới Nga.
Ước tính 20 triệu Euro sẽ được phân bổ cho mục đích này chi phí mua vũ khí của Estonia đã giảm so với ngân sách được phân bổ và một phần cung cấp đạn dược được tài trợ bởi Quân đội Mỹ.
Trước đó vào ngày 26/6/2018, đại diện Trung tâm Đầu tư Quốc phòng Estonia (ECDI) và công ty Hanwha Land Systems của Hàn Quốc đã ký thỏa thuận cung cấp 12 hệ thống pháo tự hành 155 mm K9 Thunder (phiên bản dành cho Estonia có định danh K9EST).
Hợp đồng trị giá 46 triệu Euro, cũng bao gồm đào tạo nhân sự, bảo trì và phụ tùng đảm bảo kỹ thuật. Theo ECDI, họ sẽ nhận được những tổ hợp pháo K9EST đầu tiên vào năm 2020, trong khi việc giao hàng đầy đủ sẽ hoàn thành vào năm 2021.
Trước diễn biến trên, chắc chắn giới chức quân sự Nga sẽ phải có hành động cân nhắc kỹ lưỡng, bởi loại pháo tự hành chủ lực của họ 2S19M2 Msta-S bị đánh giá thua kém rất nhiều khi đặt cạnh PzH 2000 và K9 Thunder.
Phong Vũ (Tổng hợp)
Theo doanhnghiep
Tổng thư ký Stoltenberg: Ukraine không phải thành viên NATO, được giúp đỡ như 'bạn bè, láng giềng'
Ngoài ra, theo lời ông, NATO cũng đã tăng cường đáng kể sự hiện diện quân sự của mình tại phần phía đông của Liên minh nhằm đối phó với "mối đe dọa Nga".
Trong một cuộc phỏng vấn mới đây trên kênh truyền hình MSNBC, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg nhận định về mối quan hệ hiện tại giữa NATO và Ukraine, trong bối cảnh có những lo ngại rằng sự gắn bó giữa Mỹ với NATO, cũng như với các đồng minh của NATO đang bị lung lay, ít nhất là về mặt chính trị, do những vụ lùm xùm liên quan tới Ukraine.
" Tôi nghĩ cần phải hiểu như sau: Ukraine không phải là thành viên của NATO. Chúng ta hiện giờ đang hỗ trợ họ với tư cách là đối tác, bạn bè, láng giềng. Nhưng họ chưa có tư cách thành viên" - ông Stoltenberg cho biết.
Ngoài ra, theo lời ông, NATO cũng đã tăng cường đáng kể sự hiện diện quân sự của mình tại phần phía đông của Liên minh, mà cụ thể là ở các nước vùng Baltic và Ba Lan.
Tổng thư ký Stoltenberg khẳng định Ukraine không phải là thành viên NATO, nhưng sẽ được giúp đỡ như 'bạn bè, láng giềng'. (Ảnh: Reuters)
Ông Stoltenberg giải thích rằng, việc Nga sáp nhập Crưm chính là nguyên nhân khiến NATO lần đầu tiên trong lịch sử phải triển khai các nhóm chiến thuật sẵn sàng chiến đấu đến phần phía đông của Liên minh.
Tổng thư ký NATO khẳng định Mỹ là một phần trong kế hoạch đó, đồng thời bày tỏ sự hoan nghênh trước việc Mỹ cũng đang gia tăng sự hiện diện quân sự của mình ở châu Âu và ở vùng Baltic thuộc Liên minh.
Khi được hỏi về tình hình an ninh bầu cử tại các quốc gia thành viên, ông Stoltenberg khẳng định việc can thiệp vào quá trình dân chủ của các quốc gia NATO khác nhau là hoàn toàn có thể xảy ra. " Chúng tôi đã nhận thấy có những nỗ lực như thế ở một số quốc gia" - ông nói.
Tổng thư ký NATO đặc biệt chú ý đến lĩnh vực an ninh mạng. Ông cho biết Liên minh đang thực hiện nhiều biện pháp để tăng cường an ninh mạng, bảo vệ hệ thống mạng nội bộ, trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau.
" Bên cạnh đó, chúng ta cũng đang phải đối mặt với những nỗ lực can thiệp vào các quy trình dân chủ của chúng ta thông qua các chiến dịch tung tin giả và tuyên truyền sai sự thật. Chúng ta cần phải chung tay đối phó với vấn đề này. Và tôi tin rằng việc tuyên truyền không cần phải trái ngược hoàn toàn, mà là tuyên truyền sự thật. Sự thật sẽ chiến thắng. Do đó, đưa ra sự thật chính là cách tốt nhất để đối phó với những nỗ lực thông tin sai lệch nhằm can thiệp vào các quy trình dân chủ" - ông Stoltenberg kết luận.
(Nguồn: MSNBC)
VĂN ĐỨC
Theo vietnamnet
Tướng Mỹ tố cáo Nga đang ngăn chặn NATO tập trận ở Biển Đen Tướng Mỹ Ben Hodges cựu chỉ huy lực lượng mặt đất của Mỹ ở châu Âu vừa lớn tiếng phàn nàn rằng Nga đang ngăn chặn các cuộc tập trận của NATO ở Biển Đen. Tướng Ben Hodges cựu chỉ huy lực lượng mặt đất của Mỹ ở châu Âu. Tướng Hodges đưa ra tuyên bố tương ứng khi trả lời phỏng vấn...