Các nước ASEAN tích cực tìm kiếm nguồn cung vaccine ngừa COVID-19
Trả lời phỏng vấn hãng thông tấn RIA của Nga, Chủ tịch Hội đồng Hành chính nhà nước Myanmar Min Aung Hlaing cho biết nước này đang đàm phán mua 7 triệu liều vaccine Sputnik ngừa COVID-19 của Nga, sau khi ban đầu dự định mua 2 triệu liều nhằm giải quyết làn sóng lây nhiễm dịch COVID-19 mới. Tuy nhiên, ông không nói rõ đó là loại vaccine Sputnik V hay Sputnik Light tiêm 1 liều.
Vaccine Sputnik V ngừa COVID-19 của Nga. IRNA/TTXVN
Bên cạnh đó, ông Aung Hlaing cũng tiết lộ: “Trung Quốc đã gửi một số loại vaccine và chúng tôi đã sử dụng rất hữu hiệu. Chúng tôi cũng sẽ tiếp tục đàm phán với Trung Quốc”.
Ông Aung Hlaing, người vừa trở về sau chuyến công du Nga, cho hay nước láng giềng Ấn Độ – ban đầu là nguồn cung phần lớn vaccine cho Myanmar, đã không thể tiếp tục cung cấp thêm do nước này phải hứng chịu làn sóng dịch bệnh nghiêm trọng.
Video đang HOT
Ngoài ra, Malaysia – một quốc gia Đông Nam Á khác, cũng vừa thông báo nước này sẽ nhận được 1 triệu liều vaccine của hãng AstraZeneca ngừa COVID-19 do Nhật Bản tài trợ vào ngày 1/7 và 1 triệu liều vaccine của hãng Pfizer-BioNTech do Mỹ tài trợ vào ngày 2/7.
Nhật Bản cũng đã quyết định tài trợ vaccine của hãng AstraZeneca với số lượng tương tự cho Philippines, Thái Lan và Indonesia.
Các nước Đông Nam Á đẩy mạnh thu mua vaccine trong bối cảnh làn sóng COVID-19 mới bùng phát, làm trầm trọng thêm dịch bệnh vốn đã dai dẳng ở Indonesia, Malaysia và Philippines. Dịch COVID-19 cũng đặt ra thách thức cho Thái Lan, Việt Nam, Campuchia và Singapore – những nơi từng kiểm soát nhanh chóng các đợt dịch trước đó.
Zuellig Pharma, đối tác cung cấp vaccine COVID-19 của hãng Moderna ở Đông Nam Á, cho biết các đơn đặt hàng trong khu vực gần đạt giới hạn cho năm nay. Ông John Graham, giám đốc điều hành Zuellig, cho biết Singapore, Philippines, Thái Lan nằm trong số những nước đang tìm kiếm thỏa thuận hoặc hoàn tất hợp đồng với Moderna hoặc đã nhận vaccine.
Malaysia khẳng định còn quá sớm để áp dụng 'hộ chiếu vaccine'
Quan chức cấp cao Bộ Y tế Malaysia, Noor Hisham Abdullah ngày 20/6 cho biết hiện không phải là thời điểm thích hợp cho việc áp dụng "hộ chiếu vaccine" vì hầu hết dân số nước này chưa được tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19.
Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại Sungai Buloh, Malaysia. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong phát biểu ngày 20/6, ông Noor Hisham cho biết tới nay chỉ có khoảng 10% dân số Malaysia được tiêm chủng nên tạm thời chưa thể áp dụng hộ chiếu vaccine. Nguyên nhân là do nếu đặt việc tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 như một điều kiện để đi lại, rất nhiều người sẽ tức giận vì chưa được tiêm chủng. Do đó, hộ chiếu vaccine chỉ có thể sử dụng khi đạt được miễn dịch cộng đồng.
Theo ông Noor Hisham, trong điều kiện thực thi lệnh phong tỏa toàn diện, Malaysia cần ít nhất 2-3 tháng nữa để tăng cường nguồn cung vaccine và cũng như nâng cao tỷ lệ tiêm chủng. Một khi có nguồn cung cấp vaccine đầy đủ, tỷ lệ tiêm chủng được gia tăng, dự kiến, Malaysia có thể đạt mục tiêu tạo miễn dịch cộng đồng vào tháng 11 hoặc tháng 12/2021. Sau đó, Chính phủ Malaysia có thể xem xét việc cho phép các hoạt động xã hội.
Tính đến ngày 19/6, Malaysia đã tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho 5,67 triệu người, trong đó có 4,08 triệu người hay 12,5% dân số tiêm mũi đầu tiên và 1,58 triệu người hoàn thành tiêm 2 mũi. Để đạt được miễn dịch cộng đồng, Malaysia đặt mục tiêu tiêm chủng cho trên 80% dân số, tương đương hơn 26,1 triệu người.
* Cùng ngày, người đứng đầu chương trình mua sắm vaccine phòng COVID-19 của Chính phủ Philippines, ông Carlito Galvez cho biết Chính phủ Philippines đã ký một thỏa thuận mua 40 triệu liều vaccine do Pfizer/BioNTech sản xuất.
Theo ông Galvez, việc chuyển giao vaccine của Pfizer/BioNTech cho Philippines, một trong những loại vaccine phòng COVID-19 được cấp phép sử dụng khẩn cấp tại quốc gia Đông Nam Á này, sẽ bắt đầu "sau 8 tuần tính từ tháng 8".
Bộ Y tế Philippines thông báo đã phát hiện 5.803 ca nhiễm mới trong 24 giờ qua, nâng tổng số ca mắc COVID-19 tại nước này lên 1.359.015 trường hợp. Tổng số ca tử vong do dịch COVID-19 tại Philippines cũng đã lên tới 23.621 người, sau khi có thêm 84 trường hợp tử vong công bố ngày 20/6.
Cho đến nay, Philippines, quốc gia có dân số trên 110 triệu người, đã tiến hành xét nghiệm COVID-19 cho trên 13 triệu người kể từ khi dịch bệnh xảy ra từ tháng 1/2020. Chính phủ Philippines đã tiên phòng đầy đủ 2 mũi cho trên 2 triệu người kể từ khi triển khai chiến dịch tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 từ ngày 1/3 năm nay. Giới chức y tế Philippines đặt mục tiêu tiêm chủng ngừa COVID-19 cho 70 triệu người trong năm nay.
Giải 'bài toán' thiếu hụt vaccine cho châu Phi "Tôi lẽ ra sẽ tiêm vaccine mũi thứ hai vào tháng 6, nhưng hiện đã hết sạch vaccine và tôi lo rằng mình không có đủ sự bảo vệ để chống lại các biến thể mới của virus". Đây là trăn trở của ông John Omondi, một tài xế taxi 59 tuổi ở thủ đô Nairobi của Kenya đã tiêm vaccine ngừa COVID-19...