Các nước Arab vùng Vịnh muốn giảm lệ thuộc Mỹ
Theo các nhà quan sát Trung Đông, các quốc gia Arab vùng Vịnh đang đa dạng hóa quan hệ đối tác chiến lược, tìm kiếm quan hệ bình đẳng hơn với Mỹ.
Thái tử Saudi Arabia Mohammed bin Salman. Ảnh: Reuters
Theo đài Sputnik, phản ứng trước tài liệu tình báo giải mật được Văn phòng Giám đốc Tình báo Quốc gia Mỹ (ODNI) công bố ngày 26/2, Saudi Arabia phủ nhận hoàn toàn những đánh giá được cho là sai sự thật, tiêu cực và không thể chấp nhận được.
Bản tài liệu cáo buộc Thái tử Mohammed bin Salman chuẩn y kế hoạch ám sát nhà báo Saudi Arabia Jamal Khashoggi vào tháng 10/2018.
Trong một tuyên bố chính thức, Bộ Ngoại giao Saudi Arabia nêu rõ: “Chính phủ của Vương quốc Saudi Arabia hoàn toàn bác bỏ đánh giá tiêu cực, sai lầm và không thể chấp nhận được trong báo cáo liên quan đến lãnh đạo của vương quốc này, đồng thời khẳng định báo cáo của Mỹ chứa đựng những kết luận và thông tin không đúng sự thật”.
Bộ trên khẳng định các cơ quan hữu quan Saudi Arabia đã và đang làm mọi biện pháp cần thiết trong khuôn khổ pháp lý để đảm bảo tất cả những cá nhân liên quan đến bị điều tra và xét xử nếu có tội.
Mục tiêu kép từ sức ép lên Thái tử Saudi Arabia
Ngay sau khi tài liệu điều tra về vụ ám sát nhà báo Khashoggi được công bố, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken tuyên bố nước này sẽ thay đổi cách tiếp cận với Saudi Arabia, nêu rõ Washington không tìm cách phá vỡ mối quan hệ mà để điều chỉnh lại.
Video đang HOT
Ngày 26/2, Washington công bố các biện pháp trừng phạt và cấm thị thực nhằm vào 76 công dân Saudi Arabia như một phần chính sách nhân quyền mới của nước này. Mặc dù đề cập tới Thái tử Mohammed bin Salman trong báo cáo tình báo nhưng Washington đã không áp đặt bất kỳ biện pháp trừng phạt nào đối với người kế nhiệm Quốc vương Saudi Arabia sau này.
“Động thái không trừng phạt Thái tử Mohammed bin Salman cho thấy chính quyền Tổng thống Biden đang tìm cách đạt được sự cân bằng giữa việc thể hiện bản thân cam kết về chính sách nhân quyền như đã hứa mà không ảnh hưởng đến mối quan hệ với Riyadh và xa lánh các đồng minh trong khu vực. Mỹ vẫn cần theo đuổi lợi ích của mình”, Sami Hamdi – một nhà phân tích rủi ro chính trị Arab – nhận định.
Chuyên gia Hamdi chỉ ra Tổng thống Biden muốn đạt được mục tiêu kép từ động thái trên. Thứ nhất, nhà lãnh đạo Mỹ muốn tách vĩnh viễn khỏi chính quyền người tiền nhiệm và thể hiện hình ảnh chính quyền của ông có trách nhiệm hơn. Thứ hai, Washington muốn lấy trường hợp của Thái tử Saudi Arabia ra làm bài học gửi tới các đồng minh của mình như Thổ Nhĩ Kỳ, Các tiểu Vương quốc Arab Thống nhất… rằng chính quyền mới mong muốn tìm kiếm kỷ luật trong khu vực cũng như khẳng định Mỹ đang quay trở lại lấp đầy lỗ hổng quyền lực mà cựu Tổng thống Donald Trump bỏ lại.
Sự bùng nổ mới tại Trung Đông
Tổng thống Nga Vladimir Putin và Quốc vương Saudi Arabia Salman bin Abdulaziz Al Saud gặp mặt tại Dinh thự Hoàng gia Saudi ở thủ đô Riyadh. Ảnh: Sputnik
Tuy nhiên, chính quyền Tổng thống Biden có thể phải đối mặt với “sự bùng nổ hoàn toàn mới” trong quan hệ giữa các quốc gia Arab vùng Vịnh.
Giáo sư Abdulkhaleq Abdulla chuyên về khoa học chính trị tại Đại học UAE cho tằng các quốc gia trong khu vực càng ngày càng muốn thoát khỏi sự lệ thuộc vào Mỹ. “Các quốc gia Arab vùng Vịnh đang tìm cách đa dạng hóa các mối quan hệ đối tác chiến lược sang châu Á, châu Âu và Nga”, Giáo sư Abdulla nhận xét.
Riyadh đang duy trì quan hệ thương mại chặt chẽ với Trung Quốc – đối tác nhập khẩu dầu lớn nhất của nước này và phát triển quan hệ hợp tác nhiều cấp với Nga bất chấp việc Mỹ gọi hai nước là đối thủ địa chính trị lớn. Tờ Daily Sabah của Thổ Nhĩ Kỳ gần đây đã có bài nhận định sự thay đổi của chính quyền Tổng thống Biden đối với Riyadh có thể đẩy Saudi Arabia xích lại gần Nga hơn trong bối cảnh Vương quốc này không mấy tin tưởng vào Mỹ với tư cách là người bảo đảm an ninh.
Tiến sĩ Hesham Alghannam – nhà khoa học chính trị Saudi Arabia – chỉ ra trong khi Washington bày tỏ ý định muốn điều chỉnh lại mối quan hệ với Riyadh thì quốc gia Trung Đông cũng tìm kiếm sự rõ ràng từ Mỹ về các mục tiêu chính sách đối ngoại của mình trong khu vực. “Điều chỉnh mối quan hệ là mục tiêu chung của hai nước. Một chính sách rõ ràng đối với khu vực Trung Đông của Mỹ sẽ giúp Saudi Arabia tích cực phối hợp tham gia hơn”, vị chuyên gia lý giải.
Giáo sư Abdulkhaleq kết luận: “Giai đoạn tiếp theo trong mối quan hệ của chúng ta với Mỹ không nhất thiết phải giống như trong quá khứ, khi Mỹ là đối tác cấp cao tuyệt đối trong khi các quốc gia vùng Vịnh là đối tác cấp thấp”.
Vì sao Tổng thống Biden 'ngại' trừng phạt Thái tử Saudi Arabia
Mặc dù trong quá trình vận động tranh cử, ông Joe Biden cam kết sẽ trừng trị lãnh đạo cấp cao Saudi Arabia liên quan đến cái chết của nhà báo Jamal Khashoggi nhưng đến nay Tổng thống Mỹ vẫn né tránh áp đặt lệnh trừng phạt lên Thái tử Mohammed bin Salman.
Thái tử Saudi Arabia Mohammed bin Salman. Ảnh: Reuters
Kênh CNN (Mỹ) đánh giá quyết định không trừng phạt Thái tử Mohammed bin Salman phản ánh thế khó của Tổng thống Biden trong xử trí với đồng minh tại khu vực vốn không ổn định.
Ngày 26/2, chính quyền Tổng thống Biden công bố báo cáo tình báo về cái chết của ông Khashoggi với nội dung cho rằng Thái tử Saudi Arabia Mohammed bin Salman trực tiếp chỉ thị sát hại nhà báo này. Giám đốc Tình báo Quốc gia Avril Haines đánh giá báo cáo có thể gây ảnh hưởng đến quan hệ Mỹ-Saudi Arabia. Bà Haines nói: "Tôi chắc chắn điều này sẽ không khiến mọi thứ dễ dàng hơn nhưng cũng có thể nói rằng đây không phải điều bất ngờ".
Bộ Tài chính Mỹ đã lên danh sách trừng phạt liên quan đến vụ nhà báo Khashoggi trong đó có cựu Phó Chủ tịch Tổng cục Tình báo và lực lượng can thiệp nhanh của Vệ binh Hoàng gia Saudi Arabia.
Nhà báo Khashoggi mất tích từ ngày 2/10/2018 sau khi vào tòa lãnh sự Saudi Arabia ở Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ) để làm thủ tục kết hôn. Ngày 20/10/2018, Saudi Arabia tuyên bố ông Khashoggi đã tử vong sau một cuộc ẩu đả bên trong Lãnh sự quán nước này. Riyadh thừa nhận đã bắt nhiều nghi can liên quan đến vụ việc. Ngày 23/10/2018, Tổng thống Trump đánh giá vụ sát hại nhà báo Khashoggi là "một trong những màn che đậy tồi tệ nhất trong lịch sử".
Ngày 27/2, Tổng thống Biden nói rằng sẽ có tuyên bố đưa ra vào ngày 1/3 về "điều chúng tôi sẽ thực hiện với Saudi Arabia". Nhà lãnh đạo Mỹ cũng đề cập "các quy định đang thay đổi" và thay đổi đặc biệt có thể diễn ra vào ngày 1/3 nhưng ông không nêu chi tiết liệu có kế hoạch áp dụng lệnh trừng phạt với Thái tử Saudi Arabia hay không.
Trong khi đó, vào tháng 11/2019, khi nhận được câu hỏi liệu có trừng phạt lãnh đạo Saudi Arabia, ông Biden đã trả lời thẳng thắn: "Có. Và tôi muốn làm rõ rằng chúng ta sẽ không bán thêm vũ khí cho họ".
Tổng thống Biden đã ngừng hỗ trợ cuộc chiến do Saudi Arabia dẫn đầu tại Yemen và ra lệnh chám dứt bán một số vũ khí cho Riyadh. Giám đốc truyền thông Nhà Trắng Kate Bedingfield chia sẻ với CNN rằng Tổng thống Biden trong cuộc điện đàm ngày 25/2 đã nói với Quốc vương Salman bin Abdulaziz Al-Saud Mỹ sẽ không khoan dung cho các hành vi của Thái tử Saudi Arabia.
Cố nhà báo Jamal Khashoggi. Ảnh: CNN
CNN dẫn lời hai quan chức Nhà Trắng giấu tên cho biết việc trừng phạt Thái tử Saudi Arabia chưa bao giờ là một giải pháp bởi điều này khá phức tạp và mang rủi ro gây tổn hại đến lợi ích quân sự Mỹ tại Saudi Arabia.
Các quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết chính quyền Tổng thống Biden chủ trương không đảo ngược bất cứ cuộc thảo luận cấp cao nào giữa hai quốc gia bởi mối quan hệ an ninh là vô cùng quan trọng. Nhà Trắng dưới thời cựu Tổng thống Donald Trump và ông Biden đều nhận thức rằng Saudi Arabia là đối tác chiến lược trong phòng chống khủng bố và mang tầm đối trọng với Iran do vậy việc tách rời Riyadh gần như là bất khả thi.
Ông Gerald Feierstein tại Viện Trung Đông nhận định rằng chính quyền Tổng thống Biden đang cân bằng phản ứng về vụ việc nhà báo Jamal Khashoggi với các ưu tiên khác của Washington trong quan hệ với Riyadh như chấm dứt xung đột tại Yemen, giảm căng thẳng ở Vùng Vịnh và chống khủng bố. Tất cả những diễn biến này đều đòi hỏi một mối quan hệ Mỹ-Saudi Arabia ổn định.
Ông Ayham Kamel, tại công ty tư vấn rủi ro chính trị toàn cầu Eurasia Group bổ sung: "Điều quan trọng là đàm phán Mỹ-Iran nhiều khả năng sẽ tái khởi động vào năm 2021 này, Tổng thống Biden cần ưng thuận từ Saudi Arabia để đạt được thỏa thuận trong khu vực".
Đại sứ Ấn Độ: Ngoại giao nâng tầm vị thế của Việt Nam Nhìn từ nhiều phương diện, năm 2020 là một năm có nhiều dấu mốc quan trọng đối với ngành Ngoại giao Việt Nam. Đại sứ Ấn Độ tại Việt Nam Pranay Verma. (Nguồn: ĐSQ Ấn Độ tại Việt Nam) Trong một năm bị ảnh hưởng bởi đại dịch, dẫn đến nhiều sự xáo trộn trên toàn cầu, Việt Nam đã điều chỉnh thành...