Các nữ hoàng điền kinh Việt Nam nói gì về chuyện ‘tình dục là doping’?
Từ Nguyễn Thị Oanh, Nguyễn Thị Huyền đến nữ hoàng điền kinh Vũ Thị Hương đều khẳng định tình dục không phải là doping của các VĐV.
“Tình dục là doping, cứ phải có mới chạy được”, đó là chủ đề từng gây tranh cãi với giới điền kinh Việt Nam khi xoay quanh đời từ của nữ hoàng điền kinh Vũ Thị Hương. Cô gái vàng thể thao Việt Nam là người thành công nhất ở môn chạy với vô số kỳ tích như giành 7 HCV (4 HCV 100m: SEA Games 2005, 2007, 2009, 2013 và 3 HCV 200m: SEA Games 2007, 2009 và 2013).
Tại sân chơi ASIAD, Vũ Thị Hương HCB (200m) và HCĐ (100m) ở ASIAD 16 (Trung Quốc). Chị cũng giành HCV 100m Asian Indoor Games 2009, 3 HCB và 1 HCĐ tại giải điền kinh châu Á. Đặc biệt, Vũ Thị Hương giành HCV nội dung 200m ở giải vô địch châu Á 2007.
Trước khúc mắc về chuyện tình dục là doping, Vũ Thị Hương nói với Saostar: “Vụ này là tôi bị nói oan khi có người bảo rằng tình dục là doping của Vũ Thị Hương, cứ phải có mới chạy được. Điều này không đúng đâu.
Hồi đó, các bác lãnh đạo cũng từng họp để nói luôn về vụ này. Nhưng thực sự là chỉ có những người không có kiến thức và hiểu biết về vấn đề này mới nói như thế.
Nữ hoàng điền kinh Vũ Thị Hương khẳng định tình dục không phải là doping của VĐV.
Với bản thân tôi thì có nhưng cần có sự điều độ và đúng thời điểm. Với tôi, chuyện này thường diễn ra trước vài ngày thi đấu. Vì nguyên tắt thần kinh hưng phấn dễ khiến cho cơ bắp mệt mỏi. Nhất là sự hưng phấn trong tình dục càng làm cho cơ bắp mệt mỏi hơn. Vì thế, sau khi quan hệ tình dục thường khiến cho cơ thể mệt mỏi và mang đến cảm giác buồn ngủ.
Bản thân tôi thì chắc chắn có nhu cầu cao nhưng chỉ đối với người mình yêu. Còn không thể nói theo kiểu nhu cầu cao tới mức không thể thiếu được, giống như mọi người trong giới thể thao vẫn thường nói về tôi”.
Video đang HOT
Nguyễn Thị Oanh – một cô gái vàng khác của điền kinh Việt Nam nói với Saostar: “Chuyện này, Oanh không có ý kiến gì. Vì Oanh không hề nghĩ đến nên chẳng biết các VĐV khác sẽ như thế nào, chắc với tùy người, còn Oanh thì không.
Nguyễn Thị Oanh cũng giống như Vũ Thị Hương khi nhận định câu chuyện tình dục không phải là yếu tố quyết định để VĐV thăng hoa trên đường chạy.
Không thể nói tình dục là doping với các VĐV chạy. Không thể nói như vậy được. Các môn thể thao khác thì sao? Vậy nên, chúng ta không thể nhấn mạnh môn điền kinh.
Ví dụ bản thân Oanh thì điều ấy không phải là nguồn doping để thăng hoa trong thi đấu. Với Oanh, gia đình, sự nỗ lực cũng như cố gắng mỗi ngày là nguồn doping duy nhất”.
Nguyễn Thị Oanh tưng giành HCV đồng nữ nội dung 4×400m tại SEA Games 2017. Tại SEA Games 30, Nguyễn Thị Oanh tiếp tục là một trong những gương được kỳ vọng sẽ gặt vàng cho điền kinh Việt Nam.
Trong khi đó, hoa khôi điền kinh – Nguyễn Thị Huyền cho rằng nhu cầu của VĐV có thể cao hơn người bình thường. Nhưng vấn đề tình dục không phải là tất cả để VĐV thăng hoa trên đường chạy.
Câu chuyện tình dục là doping dành cho các VĐV thể thao luôn là chủ đề gây tranh cãi. Nhưng chính các VĐV xuất sắc của điền kinh Việt Nam đã khẳng định quan điểm này là không đúng.
Theo SaoStar
Những gương mặt vàng của thể thao Việt Nam tại SEA Games 30
Mục tiêu của Đoàn thể thao Việt Nam là giành khoảng 65 HCV tại SEA Games 30, trong số đó có những gương mặt được kỳ vọng tỏa sáng ở nhiều nội dung tham dự.
Nguyễn Thị Ánh Viên (Bơi): Nhắc tới thành công của đội tuyển bơi Việt Nam tại các kỳ SEA Games gần đây không thể thiếu Ánh Viên. Nữ kình ngư người Cần Thơ đang là một trong những ngôi sao hàng đầu khu vực ở đường đua xanh. Ở 2 kỳ SEA Games gần nhất, Ánh Viên đều giành được 8 tấm HCV, giúp bơi Việt Nam xếp nhì toàn đoàn, và đóng góp không nhỏ vào thành tích chung của đoàn. Tại SEA Games 30, chỉ tiêu đề ra cho Ánh Viên là 8 HCV. Ảnh: Anh Tuấn.
Lê Thanh Tùng (TDDC): Sau Phạm Phước Hưng và Phan Thị Hà Thanh, Thanh Tùng đang là niềm hy vọng hàng đầu của thể dục dụng cụ Việt Nam. Vận động viên sinh năm 1995 đang tự tin hướng đến kỳ đại hội trên đất Philippines sau khi giành tấm vé đến Olympic Tokyo. Hai năm trước, Thanh Tùng xuất sắc lập hat-trick HCV ở các nội dung nhảy chống, xà đơn và đồng đội nam. Mục tiêu của anh tại SEA Games 30 là có thể lặp lại thành tích và giúp TDDC Việt Nam hoàn thành chỉ tiêu đề ra. Ảnh: Minh Chiến.
Hoàng Xuân Vinh (Bắn súng): Mặc dù không có được phong độ cao trong thời gian gần đây tại các giải quốc tế, xạ thủ Hoàng Xuân Vinh vẫn là niềm hy vọng hàng đầu của bắn súng Việt Nam tại đấu trường khu vực. Ở SEA Games 30, bắn súng bị cắt giảm nhiều nội dung thi đấu và chỉ còn các nội dung súng ngắn 10 m. Với kinh nghiệm và bản lĩnh, Xuân Vinh được kỳ vọng giành từ 1-2 HCV. Ảnh: Minh Chiến.
Quách Thị Lan (Điền kinh): Nhà vô địch châu Á và Asian Games Quách Thị Lan là gương mặt vàng ở môn điền kinh. Mặc dù Lan chưa thể lấy lại phong độ cao nhất sau chấn thương, ban huấn luyện vẫn tự tin về cô học trò, khi đánh giá Lan gần như không có đối thủ ở các nội dung 400 m trong khu vực. Tại SEA Games 30, Quách Thị Lan sẽ tham dự 4 nội dung gồm: 400 m, 400 m rào, 4x400 m tiếp sức nữ và 4x400 m tiếp sức hỗn hợp. Ảnh: Minh Chiến.
Vũ Thành An (Đấu kiếm): Thành An được mệnh danh là "Vua kiếm chém" ở khu vực Đông Nam Á. Danh xưng của anh xuất phát từ bảng thành tích đồ sộ khi tỏ ra vượt trội so với các đối thủ. Tại 2 kỳ SEA Games gần nhất, anh đều giành được 2 HCV ở các nội dung cá nhân và đồng đội. Đó cũng là mục tiêu của anh khi thi đấu tại Philippines. Thành An cũng là người được "chọn mặt gửi vàng" khi cầm cờ Đoàn thể thao Việt Nam tại lễ khai mạc SEA Games 30. Ảnh: Anh Tuấn.
Lê Tú Chinh (Điền kinh): Hai năm trước trên đất Malaysia, Tú Chinh gây ấn tượng với cú hat-trick HCV ở các nội dung 100 m, 200 m và 4x100 m. Người hâm mộ gọi cô là "nữ hoàng điền kinh mới" của Việt Nam. Đến với SEA Games 30, mục tiêu của Tú Chinh không gì khác ngoài bảo vệ thành công tấm HCV ở các cự ly nước rút. Ảnh: Anh Tuấn.
Lê Quang Liêm (cờ vua): Sau hai kỳ đại hội vắng bóng, cờ vua đã quay trở lại tại SEA Games 30. Cờ vua Việt Nam tham dự với đội hình mạnh nhất, trong đó Quang Liêm là niềm hy vọng hàng đầu. Kỳ thủ này có một năm 2019 đầy thành công với HCV cá nhân châu Á, chức vô địch giải cờ vua Summer Classic và vào vòng 4 World Cup. Thành tích ấn tượng này giúp Quang Liêm có thêm sự tự tin, trước khi tranh tài tại SEA Games 30. Ảnh: Minh Chiến.
Nguyễn Huy Hoàng (Bơi): Nam kình ngư người Quảng Bình đang cho thấy sự tiến bộ trong khoảng 2 năm trở lại đây. Nổi lên từ SEA Games trên đất Malaysia, Huy Hoàng tiếp tục ghi dấu ấn với tấm HCB ở Asian Games 2018 và HCV Olympic trẻ. Anh cũng là vận động viên đầu tiên của Việt Nam giành vé tới Tokyo vào mùa hè năm sau. Tại SEA Games 30, nội dung sở trường 800 m của Hoàng bị cắt bỏ, nhưng vẫn còn đó các nội dung thế mạnh 400 m tự do và 1.500 m tự do.
Nguyễn Thị Thật (Xe đạp): Cô là cua-rơ nữ số một Việt Nam hiện nay và là một trong những nữ vận động viên đua xe đạp hàng đầu châu Á. Đầu quân thi đấu cho CLB xe đạp chuyên nghiệp của Bỉ giúp Nguyễn Thị Thật dần hoàn thiện kỹ năng và sức mạnh. Tại SEA Games 2017, cô mang về 2 tấm HCV. Với phong độ ổn định, Nguyễn Thị Thật sẽ là lá cờ đầu của xe đạp Việt Nam tại SEA Games 30. Ảnh: Minh Chiến.
Theo Zing
"Cô gái thép" SEA Games thừa nhận sự thật khiến cộng đồng chạy bộ ngỡ ngàng! Nổi tiếng với nghị lực tuyệt vời vượt qua căn bệnh viêm cầu thận để trở lại mạnh mẽ, giành cú đúp HCV SEA Games 2017 nhưng "cô gái thép" Nguyễn Thị Oanh vẫn thừa nhận được tiếp thêm nhiều động lực, ý chí khi được quen biết, giao lưu với các VĐV chạy marathon phong trào. Tối 8/8, đã diễn ra buổi...