Các nữ điệp viên nổi tiếng (Kỳ 3)
Tuy sau này miền Nam đã thất bại và họ có đường lối phản đối xóa bỏ chế độ nô lệ nhưng những gì các nữ điệp viên miền Nam đã đóng góp đối với nơi mà họ tin tưởng rất đáng được nhắc tới. Họ đều có xuất thân khác với các điệp viên phe miền Bắc và số phận sau này của họ cũng rất khác biệt.
Belle Boyd
Belle Boyd sinh năm 1843 trong một gia đình chủ nô gần Martinsburg, bang Virginia. Bà được đánh giá là một trong những điệp viên nổi tiếng nhất của phe miền Nam. Ngay khi mới ở độ tuổi 17, Boyd đã bị bắt vì bắn một lính miền Bắc, người được cho là đã đột nhập vào nhà và thóa mạ mẹ của bà. Trẻ đẹp và cuốn hút, Boyd đã dùng sức quyến rũ của mình để lấy thông tin từ các viên chức miền Bắc và chuyển cho phe miền Nam.
Chỉ huy quân đội Liên minh miền Nam P.G.T. Beauregard. Jackson hoàn toàn tin tưởng vào những tin tức tình báo mà Boyd cung cấp. Những thông tin này đã hỗ trợ ông ta chiến thắng trong chiến dịch thung lũng Shenandoah năm 1862.
Tháng 6/1862, lực lượng miền Bắc đã bắt giữ Boyd và đưa bà đến nhà tù Old Capitol tại Oasinhtơn. Bà được thả một tháng sau đó và bị trục xuất đến Richmond, nhưng sau đó lại bị bắt giữ thêm 3 tháng. Năm 1864, bà lại bị bắt giữ một lần nữa khi cố gắng lén mang tài liệu của phe miền Nam đến Anh. Sau này, Boyd đã bỏ trốn khỏi Mỹ.
Năm 1865, Boyd viết cuốn hồi ký dài hai tập kể lại cuộc đời làm điệp viên của mình. Bà kết hôn hai lần và qua đời tại Wisconsin năm 1900. Bà được an táng tại nghĩa trang Spring Grove tại Wisconsin Dells, bang Wisconsin.
Rose O’Neal Greenhow
Rose O’Neal Greenhow là một góa phụ trung niên có vai vế tại bang Washington. Bà bắt đầu làm điệp viên cho phe miền Nam từ năm 1861. Tận dụng những mối quan hệ xã hội của mình, Greenhow đã thu thập thông tin về quân đội miền Bắc và chuyển các tin nhắn được mã hóa cho phe miền Nam.
Video đang HOT
Một trong những tin nhắn quan trọng được Greenhow giấu trong tóc của bà đã giúp chỉ huy quân đội Liên minh miền Nam P.G.T. Beauregard giành thắng lợi đầu tiên trong trận Bull Run.
Nghi ngờ các hoạt động của Greenhow, Allan Pinkerton, người đứng đầu sở mật vụ mới được thành lập của liên bang đã thu thập đủ bằng chứng để quản thúc tại gia bà. Trong thời gian này, Greenhow tiếp tục thu thập thông tin. Tháng 1/1862, bà cùng con gái 8 tuổi đã được đưa đến nhà tù Old Capitol. Vài tháng sau đó, Greenhow bị trục xuất đến Baltimore, bang Mariland, nơi phe miền Nam chào mừng bà như một người hùng.
Tổng thống Liên bang miền Nam Jefferson Davis đã gửi bà đến Anh và Pháp làm nhiệm vụ tiếp theo là thu hút sự ủng hộ cho chính phủ miền Nam. Tháng 9/1864, Greenhow trở lại miền Nam trên con tàu Condor, mang theo một lượng vàng lớn. Một tàu chiến miền Bắc đã đuổi theo tàu Condor khi nó ở gần bờ biển Bắc Carolina. Condor sau đó bị mắc cạn trên một bãi cát ở cửa sông. Không nghe theo lời khuyên của thuyền trưởng, Greenhow đã cùng hai hành khách khác bỏ trốn trên một chiếc thuyền nhỏ. Con thuyền này bị lật úp và Greenhow thiệt mạng. Thi thể của Greenhow trôi dạt vào bờ ngày hôm sau và đã được phe miền Nam chôn cất với nghi lễ quân đội.
Antonia Ford
Sinh ra trong một gia đình giàu có tại bang Virginia, năm 23 tuổi, Ford đã cung cấp tin tức tình báo cho tướng kỵ binh miền Nam J.E.B. Stuart. Ford lấy thông tin từ những lính miền bắc đóng quân tại quê nhà của bà ở Fairfax Court House. Tháng 10/1861, tướng Stuart đã phong cấp danh dự cho bà là sĩ quan phụ tá đắc lực.
Tháng 3/1863, Ford bị miền Bắc buộc tội làm gián điệp cho John Singleton Mosby, chỉ huy quân kỵ binh của phe miền Nam. Đội kỵ binh của Mosby đã bắt giữ tướng quân phe miền Bắc Edwin H. Stoughton tại trụ sở của ông ta – đây là một trong những trận đột kích nổi tiếng nhất trong lịch sử cuộc chiến. Sở mật vụ đã nghi ngờ Ford tham gia lập kế hoạch tấn công bởi trước đó Stoughton và Ford đã có một cuộc gặp. Sở này đã cử một nữ mật vụ giả làm người ủng hộ phe miền Nam tiếp xúc với Ford và Ford đã đem giấy phong cấp của mình cho nữ điệp vụ kia xem. Không lâu sau đó, Ford bị bắt và người ta phát hiện bà cất giấu nhiều tài liệu quan trọng.
Sau một vài tháng bị giam giữ tại nhà tù Old Capitol thuộc bang Washington, Ford đã được thả nhờ sự giúp đỡ của thiếu tá phe miền Bắc Joseph C. Willard, một trong những người đã bắt giữ bà. Willard sau này rút khỏi quân đội miền Bắc và kết hôn với Ford vào tháng 3/1864.
Cặp đôi này sống tại Washington D.C và có 3 mặt con nhưng chỉ có một người sống sót đến tuổi vị thành niên. Bà Ford qua đời ngày 14/2/1871 ở tuổi 33.
Theo 24h
Các nữ điệp viên nổi tiếng (Kỳ 2)
Nhằm thu được những thông tin tuyệt mật, Bowser đã cải trang thành "Ellen Bond", một cô hầu chậm hiểu.
Pauline Cushman
Trước khi vô tình trở thành một điệp viên, Pauline Cushman là một diễn viên nghèo khổ. Sinh năm 1983 tại New Orleans, nữ điệp viên xinh đẹp này luôn phải vất vả kiếm sống qua từng vai diễn trên sân khấu.
Bà trở thành điệp viên trong một lần tình cờ được gặp các quan chức của chính phủ liên minh miền Nam, trong đó có cả Tổng thống của phe này là Jefferson Davis.
Năm 1863, khi Pauline đang biểu diễn tại Louisville, bang Kentucky thì được một quan chức miền Nam yêu cầu bà ngừng lại và mời rượu chúc mừng Jefferson Davis. Bà tận dụng cơ hội đó để tiếp cận các quan chức cao cấp này, đồng thời ngầm liên lạc với những một quan chức miền Bắc tại địa phương.
Qua các buổi gặp gỡ và những bữa tiệc tùng, Pauline rất được lòng đối thủ và trở nên điệp viên rất hữu ích cho chính phủ của Tổng thống Abraham Lincoln.
Sau đó, bà được của tới Nashville. Ngoài việc tiếp tục thu thập thông tin về địch, Pauline còn phải nhận dạng các điệp viên của phe miền Nam. Chính công việc nguy hiểm này đã khiến bà bị phe miền Nam bắt giữ và xử tử hình bằng cách treo cổ. Tuy nhiên, bà may mắn được nhóm quân miền Bắc tại Shelbyville giải cứu.
Sau vụ việc này, thân phận thực của Pauline bị lộ nên bà không thể tiếp tục công việc gián điệp.
Chiến tranh kết thúc, Pauline tiếp tục cuộc đời diễn viên với những vở kịch nói về cuộc nội chiến.
Pauline Cushman qua đời ở tuổi 60 vì dùng ma túy quá liều và được tổ chức cựu chiến binh Liên bang miền Bắc chôn cất với nghi lễ quân đội tại nghĩa trang của tổ chức này ở San Francisco.
3. Mary Elizabeth Bowser
Mary Elizabeth Bowser
Mary Elizabeth Bowser là nô lệ da màu của gia đình Van Lew tại Richmond, bang Virginia. Khi John Van Lew qua đời tháng 9/1843, ông này để lại di chúc yêu cầu vợ là bà Eliza không được bán hoặc trả tự do cho bất cứ nô lệ nào của gia đình. Nhưng bà Eliza và con gái Elzabeth đã bí mật trả tự do cho nô lệ của họ, trong đó có Bowser.
Khi nội chiến nổ ra, gia đình Van Lew đã mua thực phẩm, thuốc men và sách ủng hộ binh lính miền Bắc gần nhà tù Libby. Elizabeth là người truyền đạt tin nhắn giữa tù nhân và sĩ quan miền Bắc nhằm giúp các tù nhân trốn thoát. Để làm được điều này, cô cần sự trợ giúp của một mạng lưới thông tin gồm cả người da trắng và da màu. Và người hoạt động tích cực nhất trong mạng lưới đó là Bowser.
Bowser vốn là người thông minh và có trí nhớ tuyệt vời nên Elizabeth đã quyết định cử bà thâm nhập vào phe miền Nam. Nhằm thu được những thông tin tuyệt mật, Bowser đã cải trang thành "Ellen Bond", một cô hầu chậm hiểu. Qua các mối quan hệ của gia đình Lew và hỗ trợ của phe miền Bắc, Bowser trở thành giúp việc cho Varina Davis, vợ của Tổng thống Liên minh miền Nam, Jefferson Davis. Tại nhà của Davis, Bowser đóng vai một người hầu, dọn dẹp và nấu ăn và qua đó đã thu thập được khá nhiều thông tin quan trọng.
Đến nay, không còn ghi chép nào về số phận của Bowser sau khi nội chiến kết thúc cũng như ngày bà mất. Nhưng chính phủ Mỹ sau này đã vinh danh những đóng góp đầy ý nghĩa của bà.
Theo 24h
Các nữ điệp viên nổi tiếng (Kỳ 1) Nữ điệp viên giúp quân đội miền Bắc nước Mỹ giải phóng được 750 nô lệ. Harriet Tubman Cuộc chiến tranh giữa hai miền Nam - Bắc nước Mỹ (1861 - 1865) diễn ra quyết liệt giữa hai phe ủng hộ và phản đối chế độ nô lệ. Miền Nam với những đồn điền bạt ngàn cần số lượng nhân công cực kỳ...