Các nhà thiên văn học tìm thấy dấu vết của ngôi sao lâu đời nhất vũ trụ
Một nhóm nghiên cứu của Trung Quốc, Nhật Bản và Úc đã thu được bằng chứng đầu tiên về sự sống và cái chết của những ngôi sao lâu đời nhất trong vũ trụ.
Nhóm nhà thiên văn học này đã tìm thấy dấu chân hóa học độc đáo của các ngôi sao trong vầng hào quang của Dải Ngân hà, sau khi sử dụng sức mạnh tổng hợp của hai trong số các kính viễn vọng trên mặt đất lớn nhất thế giới.
Ảnh minh họa. Nguồn: Shutterstock
Sử dụng Kính viễn vọng Quang phổ Đa Vật thể Vùng Bầu trời Lớn ( LAMOST) tại Trung Quốc và Kính viễn vọng Subaru ở Hawaii, các hình ảnh cho thấy các ngôi sao đầu tiên có thể lớn gấp 260 lần khối lượng của mặt trời.
Nghiên cứu của họ, được công bố trên tạp chí Nature vào thứ Tư, cũng cung cấp bằng chứng đầu tiên dựa trên quan sát rằng các ngôi sao đã kết thúc cuộc đời của chúng trong một vụ nổ bất thường, hoàn toàn khác với vụ nổ siêu tân tinh mà chúng ta biết ngày nay.
Nhà vật lý lý thuyết Avi Loeb của Đại học Harvard, người không tham gia nghiên cứu, đã ca ngợi khám phá này là “cực kỳ quan trọng trong việc xác nhận lý thuyết của chúng ta về thế hệ sao đầu tiên”.
Video đang HOT
Ông Loeb cho biết những ngôi sao thế hệ thứ nhất nằm trong số những bí ẩn lớn nhất chưa được giải đáp của vũ trụ. Các nhà khoa học dự đoán rằng chúng hình thành từ khí nguyên sơ sau Vụ nổ Big Bang và chỉ được tạo thành từ hydro và heli.
Lý thuyết thiên văn học cũng gợi ý rằng những thiên thể cổ đại này có thể có khối lượng tương đương với hàng trăm Mặt trời và trải qua một vụ nổ cục bộ duy nhất khi chúng chết.
Các ngôi sao thế hệ đầu tiên tồn tại trong thời gian ngắn và rất khó phát hiện, chỉ để lại dấu hiệu hóa học trong thế hệ sao tiếp theo.
Ông Zhao Gang từ Đài quan sát Thiên văn Quốc gia Trung Quốc và các đồng nghiệp của ông đã sàng lọc quang phổ của hơn năm triệu ngôi sao do LAMOST thu thập.
Thông tin bao gồm thành phần hóa học, nhiệt độ, độ sáng và các đặc tính quan trọng khác mà các nhà khoa học đã so sánh cho đến khi họ tìm thấy một ứng cử viên, được đặt tên là LAMOST J1010 2358.
Ngôi sao này cách Trái đất khoảng 3.300 năm ánh sáng trong quầng thiên hà và chứa cực ít kim loại. Nhóm nghiên cứu đã so sánh quang phổ của ngôi sao với các mô hình lý thuyết và kết luận rằng rất có thể nó đã hình thành trong một đám tinh vân còn sót lại của một ngôi sao thế hệ thứ nhất có khối lượng tương đương 260 mặt trời.
Ông Loeb giải thích rằng, không giống như các vụ nổ sao trong vũ trụ sau này, khi chúng sẽ sụp đổ thành sao neutron hoặc hố đen, vụ nổ của ngôi sao mẹ LAMOST J1010 2358 liên quan đến việc tạo ra các electron và positron phản vật chất của chúng.
Phát hiện lỗ đen lớn gấp 30 tỷ lần Mặt trời nhờ dự đoán của Albert Einstein
Không ngờ lỗ đen với kích thước đáng kinh ngạc lại được tìm thấy nhờ dự đoán của nhà khoa học Albert Einstein.
Albert Einstein (1879-1955) là một trong những nhà khoa học lừng danh nhất của thế giới. Tên của ông còn được sử dụng để nói về những người có đầu óc thiên tài.
Albert Einstein là người đưa ra thuyết tương đối và nhờ phát minh này của ông nhận thức về vũ trụ của nhân loại đã thay đổi hoàn toàn. Không chỉ vậy, những dự đoán của ông phần nào giúp các nhà khoa học có được nhiều phát hiện quan trọng về vũ trụ. Điển hình như siêu lỗ đen mới được tìm thấy bằng một ảo ảnh quang học do Albert Einstein từng dự đoán trước đó. Tầm ảnh hưởng của phát hiện này là gì?
Nhờ dự đoán của Albert Einstein các nhà thiên văn học đã tìm thấy siêu lỗ đen với kích thước khổng lồ. (Ảnh: NASA)
Chúng ta đều biết lỗ đen là vật thể dày đặc trong vũ trụ. Chúng có lực hấp dẫn mạnh tới mức ánh sáng cũng không thể thoát khỏi. Siêu lỗ đen còn nặng hơn các lỗ đen tới hàng trăm nghìn lần. Tuy nhiên, ngoài siêu lỗ đen, những vật thể có khối lượng dày đặc về mặt thiên văn đến mức các nhà khoa học phải đưa ra cách phân loại mới là siêu lỗ đen khối lượng. Sự khác biệt duy nhất giữa lỗ đen thông thường và lỗ đen siêu khối lượng là kích thước của chúng.
Các nhà thiên văn học tại đại học Durham ở Anh sử dụng hiệu ứng thấu kính hấp dẫn kết hợp với một siêu máy tính và tìm thấy lỗ đen ở Abell 1201, cách Trái đất 2,7 tỷ năm ánh sáng. Đây cũng là một trong những lỗ đen lớn nhất từng được phát hiện. Phát hiện này được công bố trên tạp chí Thông báo hàng tháng của Hiệp hội Thiên văn Hoàng gia.
Các chuyên gia nhận thấy, tại trung tâm của một cụm thiên hà cách xa chúng ta hơn hai tỷ năm ánh sáng - Abell 1201 có một ảo ảnh quang học được gọi là thấu kính hấp dẫn đang xảy ra. Hiện tượng thấu kính hấp dẫn này xảy ra khi ánh sáng chói từ một vật thể ở hậu cảnh uốn cong quanh một vật thể ở tiền cảnh.
Đây là lần đầu một siêu lỗ đen được tìm thấy nhờ sử dụng thấu kính hấp dẫn. (Ảnh: NASA)
Khái niệm thấu kính hấp dẫn này có mối liên hệ chặt chẽ với thuyết tương đối rộng của Albert Einstein. Thuyết này dự đoán được các hiện tượng khác trong vũ trụ như các vật thể khối lượng lớn có khả năng làm cong các cấu trúc không, thời gian. Ông cũng từng dự đoán những đường cong này có thể hoạt động tương tự như một thấu kính phóng đại.
Từ dự đoán của Albert Einstein, các nhà thiên văn học đã xác định được lỗ đen với khối lượng gấp khoảng 30 tỷ lần Mặt trời. Siêu lỗ đen này nằm bên trong thiên hà sáng nhất thuộc cụm thiên hà Abell 1201. Thiên hà chứa lỗ đen này cũng chịu ảnh hưởng từ trường hấp dẫn của vật thể này.
Đây cũng là lần đầu tiên một siêu lỗ đen được tìm thấy bằng việc sử dụng thấu kính hấp dẫn. Các nhà khoa học cũng hi vọng trong thời gian tới sẽ tìm thấy thêm nhiều lỗ đen khác.
Với sự phát triển của khoa học, liệu con người có thể du hành xuyên Dải Ngân Hà không? Dải Ngân Hà là một thiên hà khổng lồ và được coi là một trong những thiên hà quan trọng nhất trong vũ trụ mà con người sinh sống. Kích thước của Dải Ngân Hà Dải Ngân Hà là một thiên hà xoắn ốc chứa hàng chục tỷ hành tinh, cũng như một lượng lớn khí và bụi. Đường kính của Dải Ngân...