Các nhà lập pháp Mỹ bác dự luật ngân sách của đảng Cộng hòa
Ngày 18/9, các nhà lập pháp Mỹ đã bác dự luật ngân sách do đảng Cộng hòa đề xuất trong bối cảnh nội bộ đảng này chia rẽ nghiêm trọng.
Quang cảnh bên ngoài trụ sở Quốc hội Mỹ ở Washington, D.C. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Dự luật bị hủy bỏ với tỷ lệ 220 – 202, trong đó có một số phiếu phản đối từ chính các thành viên của đảng Cộng hòa tại Hạ viện.
Trong tuyên bố đưa ra cùng ngày, thành viên cấp cao của Ủy ban Phân bổ Hạ viện Rosa DeLauro cho rằng: “Một lần nữa, đa số đảng Cộng hòa tại Hạ viện đã thất bại trong nhiệm vụ cơ bản nhất của mình”. Bà cũng lưu ý rằng các nhà lập pháp chỉ còn 7 ngày làm việc để duy trì hoạt động của chính phủ.
Video đang HOT
Ngân sách chính phủ dự kiến sẽ hết hạn vào cuối tháng 9 và Quốc hội Mỹ cần một dự luật tạm thời để tài trợ cho các hoạt động của chính phủ sau cuộc bầu cử Tổng thống vào tháng 11 tới. Hiện các đảng vẫn chưa đạt được thỏa thuận về ngân sách cả năm.
Dự luật do đảng Cộng hòa đề xuất sẽ lùi thời hạn đóng cửa chính phủ sang tháng 3/2025 (thời hạn hiện nay là 30/9/2024) và đi kèm với yêu cầu chứng minh quyền công dân để đăng ký bỏ phiếu, nhằm gây sức ép với đảng Dân chủ. Tuy nhiên, chính quyền của Tổng thống Joe Biden đã bày tỏ lo ngại rằng dự luật này có thể ngăn cản các cử tri đủ điều kiện tham gia bỏ phiếu.
Việc chính phủ ngừng hoạt động có thể dẫn đến đóng cửa các cơ quan liên bang và công viên quốc gia, hạn chế các dịch vụ công và khiến hàng triệu nhân công tạm nghỉ việc và không được trả lương chỉ vài tuần trước bầu cử.
Tháng 3 năm nay, Nhà Trắng thông báo Tổng thống Biden đã ký ban hành luật cấp ngân sách với số tiền 1.200 tỷ USD để đảm bảo Chính phủ Mỹ có ngân sách hoạt động tới cuối năm tài chính kết thúc vào cuối tháng 9/2024 cũng như để ngăn chặn nguy cơ chính phủ nước này phải đóng cửa một phần.
Lần gần đây nhất, Chính phủ Mỹ phải đóng cửa một phần là vào cuối năm 2018 khi ông Donald Trump còn làm Tổng thống.
Hàng triệu người lao động Mỹ bị ảnh hưởng trước nguy cơ chính phủ đóng cửa
Hàng triệu người Mỹ có khả năng bị chậm lương và các khoản trợ cấp xã hội trong bối cảnh chính phủ nước này đang đối mặt với nguy cơ đóng cửa khi phe cánh hữu của đảng Cộng hòa tìm cách ngăn chặn việc thông qua một biện pháp ngân sách tạm thời tại Quốc hội.
Các ứng viên nộp hồ sơ ứng tuyển tại một hội chợ việc làm ở Los Angeles, bang California, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN
Cuộc bỏ phiếu về dự luật ngân sách ở quốc hội thường biến thành cuộc đối đầu giữa hai đảng Cộng hòa và Dân chủ, khi mỗi bên đều dựa vào kịch bản chính phủ đóng cửa để tìm kiếm sự nhượng bộ từ đảng còn lại cho đến khi hai bên đạt được giải pháp vào phút chót. Tuy nhiên, lần này, bế tắc lại xuất phát từ sự chia rẽ sâu sắc trong nội bộ đảng Cộng hòa về vấn đề thuế và chi tiêu, trong đó có gói viện trợ 24 tỷ USD cho Ukraine.
Đảng Cộng hòa kiểm soát Hạ viện Mỹ đã không thể thông qua một loạt dự luật về ngân sách cấp cho tài khóa 2024 bắt đầu vào ngày 1/10 tới, do vấp phải sự phản đối của phe cánh hữu có quan điểm cắt giảm mạnh chi tiêu.
Thậm chí, đảng Cộng hòa cũng không đạt được đồng thuận về dự luật ngân sách tạm thời với mức chi tiêu tương đương tài khóa 2023 để duy trì hoạt động của chính phủ đến hết ngày 30/9.
Bất đồng giữa các nghị sĩ Cộng hòa ở Hạ viện liên quan đến vấn đề cấp ngân sách hoạt động cho chính phủ đang đẩy nước Mỹ đến nguy cơ gián đoạn chi trả cho quân đội, lực lượng hành pháp, các chương trình an toàn và hỗ trợ thực phẩm, xử lý các vấn đề hộ chiếu, lữ hành. Điều này có thể tác động tiêu cực đến kinh tế Mỹ.
Việc Chính phủ Mỹ đóng cửa được cho là sẽ ảnh hưởng đến người lao động làm việc tại các công viên quốc gia, bảo tàng và các cơ sở hoạt động bằng nguồn tài trợ của liên bang. Bộ trưởng Nông nghiệp Mỹ Tom Vilsack ngày 25/9 cảnh báo gần 7 triệu phụ nữ và trẻ em có nguy cơ bị cắt các khoản trợ cấp xã hội trong những ngày hoặc những tuần tới, nếu Quốc hội không thông qua được một dự luật ngân sách cho tài khóa tiếp theo.
Trong khi đó, Cơ quan xếp hạng tín nhiệm quốc tế Moody's cùng ngày cảnh báo việc Chính phủ Mỹ đóng cửa có thể làm giảm mức xếp hạng tín nhiệm của nền kinh tế lớn nhất thế giới. Moody's nhấn mạnh: "Việc đóng cửa kéo dài sẽ gây gián đoạn hoạt động của nền kinh tế và thị trường tài chính Mỹ, đe dọa khả năng chi trả nợ của chính phủ nước này".
Trước đây, Chính phủ Mỹ cũng từng có những giai đoạn đóng cửa, trong đó có khoảng thời gian 35 ngày từ cuối năm 2018 đến đầu năm 2019 dưới thời Tổng thống Donald Trump - dài nhất trong lịch sử Mỹ, do bất đồng giữa ông Trump và Quốc hội Mỹ khi đó về Dự luật chi tiêu chính phủ.
Thách thức lớn về đảm bảo an toàn cho chính khách Mỹ Việc cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump, hiện là ứng viên Tổng thống của đảng Cộng hòa, bị mưu sát hụt lần thứ hai trong vòng hơn hai tháng qua, một lần nữa khiến Cơ quan Mật vụ Mỹ hứng chịu nhiều hoài nghi và áp lực. Vụ ám sát hụt lần thứ hai đối với ông Trump xảy ra tại Câu lạc...