Các nhà lãnh đạo EU tổ chức hội nghị trực tuyến vào ngày 23/4
Cuộc họp trực tuyến thảo luận về cách khắc phục thiệt hại kinh tế do virus SARS-CoV-2 gây ra.
Hôm nay, Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel cho biết, các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu dự kiến sẽ tổ chức một cuộc họp trực tuyến vào ngày 23/4 tới, để thảo luận về cách khắc phục thiệt hại kinh tế do virus SARS-CoV-2 gây ra.
Tuyên bố được đưa một ngày sau khi các Bộ trưởng tài chính Liên minh châu Âu đã thông qua gói hỗ trợ trị giá nửa nghìn tỷ euro đối với nền kinh tế bị ảnh hưởng nghiêm trọng hiện nay.
Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel. Ảnh: Getty.
Trong một thông báo được đăng tải trên trang Tweet cá nhân, Chủ tịch Hội đồng châu Âu cho biết đã đến lúc cần đặt nền tảng cho sự phục hồi kinh tế mạnh mẽ sau dịch bệnh. Ngoài ra, ông cho biết ngân sách Liên minh châu Âu sẽ phải đóng một vai trò quan trọng trong quá trình này, việc thông qua gói hỗ trợ kinh tế rất giá trị trước đó là “một bước đột phá”.
Video đang HOT
Dự kiến trong cuộc thảo luận sắp tới, các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu sẽ liên kế hoạch thành lập “Quỹ phục hồi tạm thời” để đảm bảo có thể phục hồi kinh tế ở tất cả các quốc gia thành viên.
Bên cạnh đó, ông Charles Michel cho biết, hiện ông đang làm việc với Ủy ban châu Âu và Giám đốc điều hành của Liên minh châu Âu về “Kế hoạch hành động chung” nhằm đảm bảo chế độ an sinh cho tất cả người dân châu Âu và đưa kinh tế châu Âu trở lại tăng trưởng mạnh mẽ, bền vững và toàn diện dựa trên chiến lược xanh và kỹ thuật số./.
CTV Mỹ Linh
Quốc hội Australia thông qua gói hỗ trợ kinh tế khổng lồ
Trong gói hỗ trợ mới nhất, Chính phủ Australia sẽ chi trả một khoản trợ cấp tiền lương cố định 1.500 AUD (885 USD)/2 tuần trong vòng 6 tháng cho mỗi người lao động chịu ảnh hưởng do dịch bệnh.
Australia đang nỗ lực đối phó với dịch bệnh COVID-19. (Ảnh: Reuters)
Tối 8/4, Quốc hội Australia đã thông qua gói hỗ trợ kinh tế lớn nhất từ trước đến nay với tổng trị giá 130 tỷ AUD (gần 80 tỷ USD). Gói hỗ trợ này tập trung vào việc trợ cấp tiền lương cho hơn 6 triệu lao động đang chịu tác động tiêu cực từ đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
Theo phóng viên TTXVN tại Sydney, quyết định trên được Quốc hội Australia đưa ra trong phiên họp đặc biệt kéo dài cả ngày 8/4. Đây là gói hỗ trợ kinh tế thứ ba, tiếp sau các gói kích thích kinh tế và hỗ trợ phúc lợi xã hội vừa được quốc hội phê duyệt vào tuần trước, nhằm trợ giúp các doanh nghiệp trả lương cho người lao động trong bối cảnh nền kinh tế gặp nhiều khó khăn do dịch bệnh
Trong gói hỗ trợ mới nhất, Chính phủ Australia sẽ chi trả một khoản trợ cấp tiền lương cố định 1.500 AUD (885 USD)/2 tuần trong vòng 6 tháng cho mỗi người lao động chịu ảnh hưởng do dịch bệnh.
Khoản trợ cấp này được áp dụng cho các cơ sở kinh doanh có doanh số hằng năm dưới 1 tỷ AUD (600 triệu USD) song bị giảm 30% doanh thu, cùng với đó là các doanh nghiệp có doanh thu hàng năm từ 1 tỷ AUD (600 triệu USD) trở lên nhưng bị giảm 50% doanh thu do dịch bệnh. Trường hợp người lao động có mức lương cao hơn khoản trợ cấp trên, phần chênh lệch sẽ do doanh nghiệp chi trả.
Người lao động làm việc chưa đến một năm tại các doanh nghiệp và người nước ngoài đang tạm trú tại Australia không được hưởng khoản trợ cấp trên.
Thủ tướng Australia Scott Morrison cho biết khoản "trợ cấp giữ việc làm cho người lao động" này sẽ được giải ngân vào đầu tháng 5 tới nhưng bắt đầu được áp dụng từ tháng 3 vừa qua. Tính đến ngày 8/4, đã có gần 750.000 doanh nghiệp Australia đăng ký được tiếp cận gói hỗ trợ nói trên.
Cùng ngày, Bộ trưởng Y tế Greg Hunt tuyên bố Chính phủ Australia sẽ không thực hiện phương thức miễn dịch cộng đồng, cho dù phải cần ít nhất một năm nữa mới có vắcxin phòng bệnh COVID-19. Bộ trưởng Hunt cho biết, đã có một số ý kiến đề cập tới ý tưởng miễn dịch cộng đồng nhưng chính phủ ngay lập tức bác bỏ khả năng này.
Ông Hunt giải thích: "Miễn dịch cộng đồng có nghĩa là sẽ để 60% dân số Australia nhiễm bệnh COVID-19, tương đương khoảng 15 triệu người. Nếu tỷ lệ tử vong là 1%, sẽ có tới 150.000 người chết. Đây sẽ là một mất mát thảm khốc. Vì vậy, đây không phải là một lý thuyết mà chính phủ hoặc nội các cần phải xem xét đến. Chúng tôi bác bỏ nó."
Trước đó, Bộ trưởng Hunt khẳng định mục tiêu của chính phủ là giảm số người mắc bệnh xuống mức thấp nhất có thể. Cho đến nay, Australia đã ghi nhận hơn 6.000 người mắc bệnh COVID-19 và 50 người tử vong./.
Nguyễn Minh
Liên minh châu Âu nhất trí áp đặt lệnh cấm nhập cảnh 30 ngày Thủ tướng Merkel tuyên bố các nước thành viên EU đã nhất trí áp đặt lệnh cấm nhập cảnh vào khối này, ngoại trừ công dân các nước thuộc Hiệp hội Thương mại Tự do châu Âu (EFTA) và Anh. EU đã nhất trí áp đặt lệnh cấm nhập cảnh vào khối này. (Ảnh: AFP/TTXVN) Thủ tướng Đức Angela Merkel ngày 17/3 thông...