Các nhà làm luật Anh bàn về việc hoãn Brexit sau khi đơn kiến nghị đạt 6 triệu chữ ký
Các nhà làm luật Anh đã tranh luận về việc có nên hoãn Brexit hay không, sau khi có đơn kiến nghị yêu cầu chính phủ dừng Điều 50 lại chạm ngưỡng 6 triệu chữ ký.
Người dân biểu tình phản đối Brexit trước tòa nhà Quốc hội Anh. Ảnh: Reuters
Hiện đã quá thời hạn Brexit 3 ngày nhưng Anh vẫn chưa thể phá vỡ thế bế tắc và thống nhất một phương án chung nào. Theo dự kiến, Anh đáng nhẽ phải rời EU vào ngày 29/3 vừa qua.
Với việc EU đồng ý gia hạn thêm 2 tuần để Anh tìm phương hướng giải quyết, nhiều người đang nghiêng về phương án hủy bỏ hoàn toàn Brexit.
Đơn kiến nghị trên mạng yêu cầu hủy bỏ hiệu lực của Điều 50 đã xuất hiện trên mạng ngay sau khi Thủ tướng nước này nói rằng bà ủng hộ ý kiến người dân đối với Brexit.
Chỉ 1 phút sau đó, đã có 2.000 người ký vào đơn kiến nghị này.
Video đang HOT
“ Đơn kiến nghị này nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của rất nhiều người vượt dự kiến“, Catherine McKinnell, một nhà làm luật đảng Lao động cho hay.
Cuộc tranh luận này chỉ mang tính tượng trưng và không được tổ chức tại phòng chính của Hạ viện, nơi các cuộc bỏ phiếu đối với các lựa chọn Brexit diễn ra.
Các đơn kiến nghị này sẽ được Quốc hội đưa ra bình luận nếu đạt được 100.000 chữ ký.
“ Chính phủ sẽ không hủy bỏ Điều 50. Chúng tôi sẽ tôn trọng ý kiến người dân trong cuộc trưng cầu dân ý năm 2016 và sẽ làm việc với Quốc hội để đảm bảo mang lại một thỏa thuận rời EU tốt nhất“, người phát ngôn chính phủ Anh cho hay.
Trước đó, đơn kiến nghị lớn nhất của Anh đạt được 4.15 triệu chữ ký năm 2016, khi người dân kêu gọi một cuộc trưng cầu dân ý mới về Brexit trong trường hợp kết quả cuộc bỏ phiếu không có bên nào vượt quá 60%.
Hoàng Việt (Theo Reuters)
Theo Baocongluan
Brexit : Anh và EU loay hoay tìm hồi kết
Chỉ còn 8 ngày nữa là tới Brexit, hồi chuông sắp điểm và Thủ tướng Theresa May lại đang đứng trước lựa chọn khó khăn. Song London và cả EU vẫn đang loay hoay tìm hướng đi tương lai. Bình luận của Báo Thế giới và Việt Nam.
Tuần qua, Hạ viện Anh đã phủ quyết dự thảo Brexit do Thủ tướng Anh Theresa May đề xuất lần thứ hai với chênh lệnh 149 phiếu. Tuy nhiên, cơ quan lập pháp này cũng từ chối việc rời khỏi Liên minh châu Âu (EU) mà không đạt được một thỏa thuận nào và tán thành kéo dài tiến trình Brexit.
Điều an ủi duy nhất đối với bà May có lẽ đến từ tuyên bố của Thủ tướng Đức Angela Merkel, khi nhà lãnh đạo này tuyên bố sẽ "chiến đấu vì một Brexit đúng thời hạn (ngày 29/3) cho đến những giây phút cuối cùng".
Tuy nhiên, ý định của bà May về tổ chức "bỏ phiếu có ý nghĩa" lần thứ ba tại Hạ viện trong tuần này đã bị Người Phát ngôn Hạ viện John Bercow dội một gáo nước lạnh, cho rằng "bỏ phiếu có ý nghĩa" ba lần đối với dự thảo Brexit không đổi là vô nghĩa.
Thời hạn Brexit sắp điểm và nước Anh chưa thể tìm được lối đi cho riêng mình - Ảnh minh họa. (Nguồn: BT.com)
Điều này buộc Thủ tướng Anh Theresa May phải gửi thư tới lãnh đạo EU, nhằm lùi thời điểm tiến hành Brexit và có thể gia hạn thêm nếu cần thiết. Nhiều ý kiến cho rằng Anh mong muốn kéo dài thời gian chuẩn bị cho Brexit thêm ba tháng, nhưng theo nguồn tin thân cận với Chính phủ Anh, con số này có thể là hai năm.
Song một khi trở thành sự thực, điều này sẽ ít nhiều xóa bỏ áp lực về thời gian tiến hành Brexit đúng thời hạn, con bài mà trước đó Thủ tướng Anh đã sử dụng để tìm kiếm sự ủng hộ cho bản dự thảo Brexit của mình. Khi những lá bài cuối cùng đã rời tay, điều duy nhất bà May có thể làm là chờ đợi một phép màu.
Thêm vào đó, bà May cũng buộc phải căng mình chống chọi với áp lực bủa vây từ EU, Công đảng hay chính trong đảng Bảo thủ, đồng thời xây dựng và tìm kiếm sự ủng hộ cho bản dự thảo có thể vừa lòng tất cả, đặc biệt là trong vấn đề backstop ở Bắc Ireland. Đây sẽ là nhiệm vụ chưa bao giờ là dễ dàng đối với bà May, người đã thất bại trong hai lần bỏ phiếu gần đây nhất.
Tuy nhiên, giới chức ở Brussels chưa chắc đã đứng về phía bà May trong câu chuyện gia hạn thời điểm Brexit. Một cố vấn cấp cao của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tin rằng yêu cầu kéo dài thời điểm Brexit của Anh cần phải được xem xét kỹ lưỡng. Nhiều quan chức EU cho rằng 3 tháng, hay thậm chí 2 năm là không đủ để lật ngược thế cờ hiện tại, khi mà bản dự thảo duy nhất mà EU có thể chấp nhận đã bị phủ quyết bởi Hạ viện Anh.
Trong trường hợp EU từ chối gia hạn thời điểm Anh tiến hành Brexit, không loại trừ khả năng Thủ tướng Anh sẽ phải nghĩ về viễn cảnh tiến hành trưng cầu ý dân lần hai đảo ngược quyết định Brexit. Phương án Brexit không thỏa thuận chưa bao giờ là giải pháp lý tưởng cho bất kỳ bên nào, dù cho đó có là phe ủng hộ Brexit, phản đối Brexit hay EU, bởi nó sẽ gây tổn hại lớn đến lợi ích chính trị - kinh tế của Anh cũng như EU.
Trưng cầu ý dân lần hai nhằm đảo ngược Brexit có thể là một giải pháp ở thời điểm bí bách này, song nếu thành công, nó sẽ gây tổn hại nghiêm trọng tới uy tín quốc tế của Anh và là một động thái mang tính "tự sát" chính trị của Thủ tướng Theresa May, khi nhiệm vụ then chốt nhất trong nhiệm kỳ của bà là Brexit đã thất bại.
Hồi chuông Brexit sắp điểm và Thủ tướng Theresa May đang đứng trước nhiều sự lựa chọn khó khăn. Khi đó, chỉ có bản lĩnh của một nhà lãnh đạo kỳ cựu mới có thể giúp bà đưa ra quyết định chính xác nhằm định đoạt tương lai nước Anh.
Theo Thegioi&VietNam
EU: Được và mất gì từ việc gia hạn Brexit? Phía Liên minh châu Âu đang chờ đợi đơn xin gia hạn Brexit từ phía Thủ tướng Anh Theresa May sau khi Quốc hội nước này lần nữa phủ quyết thỏa thuận Brexit. Ảnh minh họa. Nguồn: Yahoo Các nhà làm luật Anh cũng đã đưa ra quyết định sẽ không cho phép Anh rời khỏi EU mà không có thỏa thuận dưới...