Các nhà khoa học Trung Quốc phát triển mô hình AI mới dự báo bão chính xác hơn
Các nhà khoa học Trung Quốc vừa phát triển mô hình trí tuệ nhân tạo (AI) mới dự báo sự mạnh lên nhanh chóng của một cơn bão nhiệt đới, có thể giúp cải thiện khả năng chuẩn bị đối phó với thiên tai toàn cầu.
Mới đây, các nhà nghiên cứu từ Viện hải dương học tại Viện Khoa học Trung Quốc công bố nghiên cứu này trên tạp chí Proceedings of the National Academy of Sciences. Sự mạnh lên nhanh chóng của một cơn bão nhiệt đới đề cập đến sự gia tăng nhanh chóng cường độ của một cơn bão nhiệt đới trong một thời gian ngắn, vẫn là một trong những hiện tượng thời tiết khó dự báo nhất do bản chất không thể dự báo và tàn phá của mình.
Theo nghiên cứu, các phương pháp dự báo truyền thống như dự báo thời tiết số và phương pháp thống kê, thường không xem xét các nhân tố cấu trúc và môi trường phức tạp làm gia tăng cường độ bão nhanh chóng. Trong khi AI được khai thác để cải thiện dự báo gia tăng cường độ nhanh của bão, phần lớn kỹ thuật AI gặp khó khăn với tỉ lệ cảnh báo sai cao và độ tin cậy thấp.
Để giải quyết vấn đề này, các nhà nghiên cứu đã phát triển một mô hình AI mới kết hợp dữ liệu vệ tinh, khí quyển và đại dương. Khi thử nghiệm trên dữ liệu từ các thời kỳ bão nhiệt đới ở Tây Bắc Thái Bình Dương trong khoảng thời gian từ 2020-2021, phương pháp mới này đạt độ chính xác tới 92,3% và giảm cảnh báo sai xuống 8,9%. Phương pháp mới cải thiện độ chính xác thêm gần 12% so với các kỹ thuật hiện tại và giảm cảnh báo sai 3 lần, đem lại tiến bộ đáng kể trong dự báo.
Ông Li Xiaofeng, tác giả nghiên cứu cho biết nghiên cứu này giải quyết các thách thức về độ chính xác thấp và tỉ lệ cảnh báo sai cao trong việc báo cường độ bão tăng nhanh. Phương pháp gia tăng hiểu biết về các hiện tượng cực đoan này và hỗ trợ phòng chống tốt hơn trước các tác động tàn phá của chúng.
Trung Quốc ra mắt drone vừa bay và lặn, phóng từ tàu ngầm
Các nhà khoa học tại Trung Quốc đã phát triển loại drone có thể đảm nhiệm các nhiệm vụ trên không và dưới nước.
Báo South China Morning Post ngày 22.1 đưa tin các nhà khoa học tại Đại học Công nghiệp Tây bắc (NWPU) ở Trung Quốc và Trung tâm nghiên cứu và phát triển khí động học Trung Quốc (CARDC) đã phát triển loại drone đầu tiên trên thế giới có thể phóng từ tàu ngầm, thực hiện các nhiệm vụ dưới nước và trên không, sau đó có thể quay trở lại tàu.
Nhóm nghiên cứu cho biết với thiết kế cánh gập, drone này có thể di chuyển trong môi trường nước - không khí nhiều lần trong mỗi lần triển khai. Drone có tên là Feiyi, được mô tả là sẽ có tiềm năng ứng dụng lớn trong các lĩnh vực quân sự như trinh sát trên biển, giám sát và tấ.n côn.g.
Bản mô tả hoạt động dưới nước và trên không của drone Feiyi. ẢNH: CHỤP MÀN HÌNH SOUTH CHINA MORNING POST/NWPU VÀ CARDC
Theo trang Army Recognition, cánh quạt gấp được cho phép drone di chuyển linh hoạt dưới nước, giảm lực cản và khả năng tàng hình. Để đạt được hiệu quả cao nhất, Feiyi sử dụng các hệ thống đẩy riêng biệt cho các hoạt động trên không và dưới nước. Hệ thống đẩy trên không dựa vào 4 cánh quạt để bay linh hoạt và ổn định, trong khi 4 động cơ đẩy dưới nước cung cấp khả năng điều khiển chính xác.
Khi phóng từ tàu ngầm và ngoi lên mặt nước, Feiyi có thể giữ tư thế thẳng đứng trước những cơn sóng, dang rộng 4 cánh tay gắn quạt và sau đó bay lên. Sau khi hạ cánh trở lại mặt nước, cánh của drone sẽ gập lại và thiết bị có thể lặn xuống trong 5 giây.
Hệ thống điều khiển của drone kết hợp công nghệ Kiểm soát loại bỏ nhiễu động chủ động (ADRC), một phương pháp tiên tiến giúp bù đắp cho các nhiễu động môi trường trong quá trình chuyển đổi môi trường không khí và nước, giúp drone thực hiện nhiều nhiệm vụ trong 1 lần triển khai.
Xe 't.ự sá.t' điều khiển từ xa hỗ trợ binh sĩ Ukraine trên chiến trường
Trong dân sự, Feiyi có thể được dùng để giám sát môi trường, thăm dò tài nguyên dưới nước và các nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn. Đây được xem là bước tiến trong ngành công nghiệp thiết bị không người lái của Trung Quốc, trong bối cảnh những vũ khí không người lái ngày càng phổ biến và được áp dụng rộng rãi.
Trung Quốc vượt Mỹ về số nhà khoa học hàng đầu? Số lượng các nhà khoa học hàng đầu ở Mỹ đang giảm, trong khi số lượng tương ứng ở Trung Quốc tăng lên, theo dữ liệu mới từ một công ty Trung Quốc. Tờ South China Morning Post hôm nay 17.1 dẫn báo cáo mới từ công ty công nghệ dữ liệu Dongbi Data có trụ sở tại Thâm Quyến (Trung Quốc) khẳng...