Các nhà khoa học Trung Quốc khám phá bí mật di truyền của gấu trúc nâu
Các nhà khoa học Trung Quốc cho biết họ đã phát hiện ra đột biến gien đằng sau loài gấu trúc màu nâu – trắng, một biến thể quý hiếm của loài động vật được coi là bảo vật quốc gia của nước này.
Qizai (Thất Tử) được tìm thấy trong tự nhiên khi còn nhỏ, là chú gấu trúc nâu duy nhất trên thế giới sống trong điều kiện nuôi nhốt. Ảnh: Weibo/CCTV
Tính đến thời điểm hiện tại, chỉ có bảy con gấu trúc nâu từng được xác định ở Trung Quốc. Con gấu trúc đầu tiên là gấu trúc cái được đặt tên là Dandan, được tìm thấy ở tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc vào năm 1985.
Kể từ đó, các nhà khoa học đã luôn suy đoán tại sao lại có sự biến đổi màu sắc như vậy, vì thông thường gấu trúc đều chỉ có hai màu trắng và đen. Một số người tin rằng đột biến di truyền có thể làm giảm sắc tố lông, nhưng cho đến nay vẫn chưa có bằng chứng nào chứng minh lý thuyết này.
Ngày 4/3 vừa qua, một nhóm nghiên cứu thuộc Trung tâm động vật học của Viện khoa học Trung Quốc (CAS) chia sẻ đã xác định được một đột biến gien lặn di truyền và đó có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng giảm sắc tố.
Các nhà nghiên cứu đã phân tích lông, kiểu di truyền của gia đình Dandan và một con gấu trúc đực 14 tuổi được tìm thấy trong tự nhiên khi còn nhỏ tên là Qizai và hiện là gấu trúc nâu duy nhất sống trong điều kiện nuôi nhốt.
Họ đã so sánh bộ gien của chúng với bộ gien của khoảng 200 con gấu trúc đen trắng và phát hiện ra rằng cả Qizai và Dandan đều có hai bản sao đột biến gien Bace2, được di truyền từ bố và mẹ, và đây rất có thể là cơ sở di truyền cho ra biến thể màu nâu và trắng ở gấu trúc.
Các tác giả của nghiên cứu viết rằng công trình này không chỉ cung cấp cái nhìn sâu sắc về lý do tại sao những con gấu trúc này tồn tại, mà còn là tiền đề để hướng dẫn nhân giống khoa học những con gấu trúc nâu quý hiếm.
Hầu hết gấu trúc ở Trung Quốc đều đến từ tỉnh Tứ Xuyên. Và trong một thời gian dài, người ta tin rằng chúng chỉ có bộ lông với hai màu đen trắng tách biệt. Tuy nhiên, cho đến nay, tất cả gấu trúc nâu được tìm thấy lại đều ở dãy núi Tần Lĩnh, tỉnh Thiểm Tây.
Video đang HOT
Theo các nhà khoa học, những con gấu trúc màu nâu như Qizai có hộp sọ nhỏ hơn so với những con gấu trúc đen trắng. Ảnh: Trung tâm động vật học của Viện khoa học Trung Quốc
Hu Yibo, đồng tác giả của nghiên cứu và là nhà di truyền học tại Viện Động vật học, nói rằng gấu trúc Tần Lĩnh có thể đã bị tách ra khỏi gấu trúc Tứ Xuyên khoảng 300.000 năm trước. Ngoài ra, những con gấu trúc cực kỳ hiếm này cũng có hộp sọ nhỏ hơn so với những con gấu trúc đen trắng.
Cha mẹ và đàn con của Qizai đều có màu đen trắng, sở hữu một bản sao của gien đột biến và một bản sao của gien không bị đột biến. Dựa trên kiểu di truyền này, các nhà khoa học kết luận rằng gấu trúc sẽ thừa hưởng bộ lông màu nâu – trắng nếu chúng nhận được bản sao gien đột biến từ cả bố và mẹ.
Sau khi thử nghiệm gấu trúc từ cả Tứ Xuyên và Thiểm Tây, các nhà nghiên cứu phát hiện ra tất cả gấu trúc đen trắng có một bản sao gien đột biến đều được tìm thấy ở khu vực núi Tần Lĩnh, Thiểm Tây, củng cố thêm nhận định rằng gấu trúc nâu chỉ xuất hiện ở khu vực này.
Cả Qizai và Dandan (đã qua đời năm 2000) đều có biểu hiện sinh trưởng và sinh sản bình thường. Tuy nhiên, đột biến Bace2 có liên quan đến bệnh Alzheimer ở người, vì vậy có khả năng đột biến này còn có những tác động khác chưa được biết đến.
Kỳ lạ, gọi là gấu trúc nhưng di truyền không liên quan đến loài gấu trúc lớn
Gấu trúc đỏ là một loài động vật có vú có nguồn gốc từ đông Himalaya và Tây Nam Trung Quốc. Đáng chú ý, loài vật này về mặt di truyền lại không liên quan đến gấu trúc.
Gấu trúc đỏ, hay còn được gọi là cáo lửa (Firefox) hay Tiểu gấu trúc (Lesser Panda), có danh pháp khoa học là Ailurus fulgens, là loài động vật có vú ăn cỏ, với sở thích đặc biệt là ăn lá tre.
Loài động vật này rất khéo léo và nhanh nhẹn, sống chủ yếu ở trên cây. Sống ở vùng núi rộng lớn thuộc Nepal, phía bắc Myanmar (Burma), cũng như ở sâu trong lục địa Trung Quốc (tỉnh Vân Nam), Ấn Độ.
Chúng thường dành phần lớn thời gian trong ngày để ngủ trên cây. Màn đêm buông xuống mới đi kiếm ăn. Giống như những loài gấu trúc khác, cấu trúc xương tay của Gấu trúc đỏ cho phép chúng có thể cầm nắm.
Thức ăn chủ yếu của chúng là tre, mặc dù vậy, Gấu trúc đỏ có thể ăn động vật có vú cỡ nhỏ, chim, trứng và hoa quả. Trong điều kiện nuôi nhốt, chúng ăn chim, hoa, lá phong, vỏ cây và các loại quả của cây phong, sồi và dâu tằm.
Gấu trúc đỏ nói chung đều không thể tiêu hóa được Xenlulozơ (Cellulose) vì vậy chúng cần phải kiếm được một lượng lớn tre mỗi ngày.
Chúng sử dụng chiếc đuôi dài và rậm rạp của mình để giữ thăng bằng và giữ ấm vào mùa đông. Là một loài động vật ăn cỏ, cái tên gấu trúc được cho là xuất phát từ từ "ponya" trong tiếng Nepal, có nghĩa là tre hoặc động vật ăn thực vật.
Mặc dù tên của chúng có chứa từ "Gấu trúc" nhưng về mặt di truyền chúng không liên quan gì đến loài Gấu trúc lớn. Đây là một trong những loài động vật được cho là dễ thương nhất thế giới, khuôn mặt mang tính "sát thương" cao.
Gấu trúc đỏ vỗ tay khi sợ hãi và giơ tay dọa đối phương.
Hiện nay, do săn bắn và do sự thu hẹp môi trường sống, chúng đã tuyệt chủng ở 4 trên 7 tỉnh ở Trung Quốc và chỉ còn khoảng 10.000 cá thể trên thế giới.
Không chỉ thế, số lượng loài này đang giảm mạnh và không ngừng bị đẩy đến bờ vực tuyệt chủng do nạn săn bắn lấy lông và bắt để làm thú cưng.
Trung Quốc phát hiện tàn tích kho vũ khí thời cổ đại dọc Vạn lý trường thành Theo Tân Hoa xã, mới đây, các nhà khảo cổ Trung Quốc đã khai quật được 59 quả lựu đạn bằng đá thời cổ tại địa điểm di tích một tòa nhà ở phía Tây đoạn trường thành Bát Đạt Lĩnh ở thủ đô Bắc Kinh. Vạn lý trường thành - một công trình từ thời cổ đại của Trung Quốc. (Nguồn: Tân...