Các nhà khoa học tiết lộ cách cơ thể chống lại Covid-19

Theo dõi VGT trên

Các nhà khoa học tại Úc cho biết, đây là lần đầu tiên họ lập được bản đồ về cách mà hệ thống miễn dịch của cơ thể phản ứng với Covid-19, một bước đi quan trọng trong nỗ lực tạo ra vắc-xin cho con người.

Các nhà khoa học tiết lộ cách cơ thể chống lại Covid-19 - Hình 1

Các nhà nghiên cứu đã có dịp theo dõi quá trình phát triển của các tế bào bạch cầu chống lại Covid-19 – Ảnh chụp màn hình

Theo Sky News, các nhà nghiên cứu tại Viện nhiễm trùng và miễn dịch Peter Doherty ở Melbourne (Úc) đã có thể kiểm tra các mẫu máu ở bốn thời điểm khác nhau ở một phụ nữ khỏe mạnh ở độ tuổi 40, từ giai đoạn xuất hiện Covid-19 với các triệu chứng nhẹ đến trung bình.

Báo cáo, được công bố trên tạp chí y học Nature Medicine, tập trung vào một phụ nữ 47 tuổi đến từ Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc của Trung Quốc, người tới Úc 11 ngày trước khi cô bắt đầu xuất hiện các triệu chứng nhiễm bệnh.

Cô tìm đến trung tâm Melbourne A & E với các triệu chứng đau họng, ho khan, đau ngực, viêm màng phổi, khó thở và sốt. Trước đó, cô là một người có lối sống lành mạnh, không hút thuốc, khi xuất hiện triệu chứng cô cũng không tự tiện dùng thuốc kê đơn. Sau khi tới khám, tình trạng của cô dần được kiểm soát thông qua chuyền điện giải (bù nước qua tĩnh mạch) mà không cần dùng đến ống thở ô-xy. Thậm chí, họ cũng không dùng đến thuốc kháng sinh, steroid (thuốc chống viêm) hoặc các loại thuốc khác.

Nhờ đó, nhóm nghiên cứu đã có cơ hội sử dụng các mẫu máu của cô để lập bản đồ phản ứng của hệ thống miễn dịch của cơ thể đối với virus. Một trong những tác giả của công trình nghiên cứu này là tiến sĩ Nguyễn Oanh cho biết, đây là lần đầu tiên chúng ta có một báo cáo về phản ứng miễn dịch diện rộng đối với Covid-19.

Tiến sĩ Oanh cho biết thêm: “Chúng tôi đã xem xét toàn bộ chuỗi phản ứng miễn dịch ở bệnh nhân này bằng những kiến thức mà chúng tôi đã tích lũy trong nhiều năm để xem xét các phản ứng của hệ miễn dịch ở một bệnh nhân nhập viện do cúm. Ba ngày sau khi bệnh nhân được nhập viện, chúng tôi đã thấy một số lượng lớn tế bào miễn dịch xuất hiện, đây thường là dấu hiệu cơ thể hồi phục sau khi nhiễm bệnh cúm theo mùa. Do vậy, chúng tôi dự đoán rằng bệnh nhân sẽ tự hồi phục sau ba ngày nữa, đó cũng là điều đã diễn ra”.

Cùng với Giáo sư Kinda Kedzierska, một nhà nghiên cứu miễn dịch bệnh cúm hàng đầu tại Đại học Melbourne của Úc, nhóm nghiên cứu của tiến sĩ Oanh đã có dịp mổ xẻ các phản ứng miễn dịch dẫn đến sự phục hồi thành công từ Covid-19, đây có thể được coi là vén màn bí mật nhằm tìm ra một loại vắc-xin đặc hiệu để chống lại dịch bệnh đang lan nhanh trên toàn cầu hiện nay.

Theo thanhnien.vn

Các ca lây nhiễm chưa có triệu chứng - "quả bom nổ chậm" của Covid-19?

Các ca lây nhiễm khi chưa có triệu chứng đang thành chủ đề gây tranh cãi giữa các nhà khoa học và đặt ra những câu hỏi mới về sự kiểm soát dịch Covid-19.

Những nghiên cứu mới ở một vài quốc gia và đợt bùng phát dịch Covid-19 ở bang Massachusetts đã đặt ra những câu hỏi cho các nhà chức trách Mỹ về việc đánh giá lại cách thức lây truyền của virus SARS-CoV-2.

Các quan chức này nhấn mạnh rằng virus SARS-CoV-2 chủ yếu lây nhiễm từ những người đã biểu hiện các triệu chứng như sốt, ho hoặc khó thở. Nếu điều đó là đúng, đây sẽ là một tin tốt bởi những người xuất hiện rõ các triệu chứng nhiễm bệnh có thể được xác định và cách ly. Điều này cũng góp phần quan trọng vào việc kiểm soát dịch bệnh.

Video đang HOT

Các ca lây nhiễm chưa có triệu chứng - quả bom nổ chậm của Covid-19? - Hình 1

Ảnh minh họa: NIAID-RML

Tuy nhiên, dường như, ổ dịch Covid-19 ở Massachusetts với ít nhất 82 trường hợp nhiễm bệnh lại bắt nguồn từ những người chưa biểu hiện các triệu chứng và hơn một nửa các nghiên cứu về Covid-19 đã cho thấy những người không có triệu chứng đang gây ra một lượng đáng kể các ca lây nhiễm.

Trong nhiều tuần qua, các quan chức liên bang đã nhấn mạnh rằng việc truyền nhiễm trước khi xuất hiện triệu chứng là điều có thể xảy ra nhưng cũng khẳng định rằng đó không phải là một nhân tố đáng kể trong quá trình lây nhiễm virus.

Ngày 1/3, trên chương trình "This Week" của kênh truyền hình ABC, Bộ trưởng Y tế và Dịch vụ nhân sinh Mỹ Alex Azar nhận định rằng sự lây nhiễm khi chưa xuất hiện triệu chứng "không phải là nhân tố chính" trong quá trình lây nhiễm virus corona chủng mới.

"Chúng ta thực sự chỉ cần tập trung vào các cá nhân đã xuất hiện triệu chứng. Chiến lược ngăn chặn dịch bệnh thực sự phụ thuộc vào việc biểu hiện các triệu chứng", ông Azar cho biết.

Trang web của Trung tâm Ngăn ngừa và Kiểm soát dịch bệnh Mỹ (CDC) cũng khẳng định lại đánh giá này.

Tuy nhiên, trong một buổi họp báo ở Nhà Trắng ngày 14/3, người điều phối kế hoạch đối phó với virus corona chủng mới - Tiến sĩ Deborah Birx lại có quan điểm dường như hơi khác về việc lây nhiễm khi chưa có triệu chứng.

Bà Deborah Birx cho biết đội ngũ các nhà nghiên cứu đang nỗ lực tìm hiểu về nhóm người dưới 20 tuổi, những người nhiễm bệnh không biểu hiện các triệu chứng đáng kể.

"Liệu họ có phải là nhóm có nguy cơ chưa xuất hiện triệu chứng nhưng vẫn có thể lây nhiễm hay không?", chuyên gia này đặt câu hỏi.

"Cho đến khi thực sự biết được có bao nhiêu người chưa xuất hiện triệu chứng và lây nhiễm virus khi chưa xuất hiện triệu chứng, toàn bộ người dân Mỹ nên nhận thức được rằng nguy cơ này là thấp nhưng những người trên vẫn có nguy cơ lây nhiễm virus cho người khác".

"Đó là lý do tại sao chúng ta yêu cầu mỗi người dân Mỹ nên có trách nhiệm với bản thân để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh", bà Deborah Birx khẳng định.

Lây nhiễm khi chưa có triệu chứng

Một số chuyên gia nhận định với CNN rằng mặc dù vẫn chưa rõ chính xác tỷ lệ lây nhiễm giữa những người có triệu chứng rõ ràng với những người chưa xuất hiện triệu chứng hoặc có triệu chứng rất nhẹ là bao nhiêu nhưng rõ ràng việc lây nhiễm từ những người chưa xuất hiện triệu chứng hoặc có triệu chứng nhẹ ngày càng chiếm tỷ lệ cao hơn so với những đánh giá trước đây.

"Chúng ta biết rằng việc truyền nhiễm khi chưa xuất hiện triệu chứng có vai trò quan trọng trong quá trình lây lan virus này", Michael Osterholm - giám đốc Trung tâm Chính sách và Nghiên cứu bệnh truyền nhiễm tại Đại học Minnesota cho biết.

Ông Osterholm nhận định thêm rằng "rõ ràng" việc truyền nhiễm khi chưa xuất hiện triệu chứng "chắc chắn đã gia tăng tình trạng lây nhiễm của dịch bệnh như hiện nay và khiến nó trở nên rất khó để kiểm soát".

Trong một bài báo cách đây 2 tuần trên tạp chí Y khoa New England, Bill Gates - đồng chủ tịch Quỹ Bill và Melinda Gates đã thể hiện nỗi lo ngại về sự lây lan dịch bệnh từ những người vẫn chưa biểu hiện triệu chứng hoặc những người ốm nhẹ.

"Cũng có những bằng chứng rõ ràng cho thấy virus có thể truyền nhiễm từ những người chỉ ốm nhẹ hoặc ở giai đoạn tiền triệu chứng. Điều đó tức là dịch Covid-19 sẽ ngày càng khó kiểm soát hơn so với MERS hoặc SARS, những dịch bệnh ít lây lan hơn và chỉ lây lan ở những người đã biểu hiện triệu chứng".

Những chuyên gia khác cũng nhất trí rằng những người nhiễm bệnh mà không có các biểu hiện nghiêm trọng vô tình đã lây nhiễm đáng kể cho những người khác trong dịch Covid-19.

"Sự lây nhiễm khi chưa có triệu chứng và có triệu chứng nhẹ là một nhân tố quan trọng trong quá trình lây nhiễm virus SARS-CoV-2", Tiến sĩ Dr. William Schaffner, một giáo sư tại Trường Y khoa Đại học Vanderbilt và cũng là cố vấn lâu năm của Trung tâm Ngăn ngừa và Kiểm soát dịch bệnh Mỹ (CDC) cho biết.

"Họ đang là những tác nhân gây ra sự lây lan trong cộng đồng", chuyên gia này nhận định.

Ông Osterholm yêu cầu các nhà chức trách cần làm rõ hơn về phương thức lây truyền của virus SARS-CoV-2.

"Vào giai đoạn đầu của dịch bệnh, chúng ta có nhiều câu hỏi về việc lây truyền của loại virus này đã diễn ra như thế nào. Cho tới nay, chúng tôi vẫn tiếp tục nghiên cứu về quá trình lây nhiễm này và rõ ràng nhiều quan điểm trong số các tuyên bố ban đầu đã không còn chính xác", chuyên gia này khẳng định.

Ông cũng tuyên bố thêm rằng: "Đây là lúc để trao đổi thẳng thắn. Đây là lúc để nói với công chúng những điều chúng ta biết và không biết".

Trường hợp dịch Covid-19 bùng phát ở Massachusetts

Tại Mỹ, hơn 2.000 người được xác nhận nhiễm virus SARS-CoV-2 với 50 ca tử vong vì chủng virus này.

Tháng 2/2020, các nhân viên thuộc công ty công nghệ sinh học Biogen của Cambridge đã diễn ra một cuộc họp. Sau khi cuộc họp này kết thúc, 3 nhân viên của công ty đã dương tính với virus SARS-CoV-2.

Điều đáng nói là 3 nhân viên này không hề có bất kỳ triệu chứng nào trong suốt cuộc họp, Ann Scales - một người phát ngôn của Văn phòng Y tế công cộng Massachusetts cho biết.

Các nghiên cứu quốc tế

Tại các quốc gia khác cũng đã có những báo cáo về các trường hợp lây nhiễm khi chưa xuất hiện triệu chứng hoặc chỉ có triệu chứng nhẹ.

Ngày 10/3, Tiến sĩ Sandra Ciesek - giám đốc Viện virus học ở Frankfurt, Đức đã xét nghiệm 24 hành khách vừa bay đến từ Israel.

7 trong số 24 hành khách dương tính với virus SARS-CoV-2. 4 người không hề có triệu chứng và Tiến sĩ Ciesek rất ngạc nhiên khi phát hiện ra rằng tải lượng virus từ các mẫu bệnh phẩm lấy từ các bệnh nhân chưa có triệu chứng cao hơn tải lượng virus từ các mẫu bệnh phẩm lấy từ 3 bệnh nhân đã có triệu chứng. Tải lượng virus cao tức là ai đó có khả năng lây nhiễm cao hơn cho những người khác.

Mặc dù Tiến sĩ Ciesek vẫn chưa công bố phát hiện này nhưng ngày 18/2, bà đã gửi một bức thư tới Tạp chí Y khoa New England về 2 hành khách quay trở về Đức từ Vũ Hán, Trung Quốc đã dương tính với virus SARS-CoV-2.

Một trong 2 hành khách dương tính này không xuất hiện triệu chứng và người còn lại chỉ phát ban nhẹ và hơi đau họng.

Trước đó, các nghiên cứu trên quy mô lớn sử dụng các mô hình toán học về sự bùng phát dịch bệnh ở Thiên Tân, Trung Quốc và Singapore hồi tháng 1 và tháng 2 cũng đã phát hiện ra một số lượng đáng kể các ca lây nhiễm từ những người chưa xuất hiện triệu chứng.

Một nghiên cứu đăng tải ngày 15/3 của các nhà nghiên cứu Bỉ và Hà Lan đã cho thấy khoảng 48 - 66% trong số 91 người nhiễm bệnh ở một ổ dịch tại Singapore đã lây nhiễm từ ai đó chưa xuất hiện triệu chứng. Trong số 135 người trong ổ dịch ở Thiên Tân, khoảng 62 - 77% các ca nhiễm là cũng lây từ 1 trường hợp chưa xuất hiện triệu chứng.

Các nhà nghiên cứu Canada, Hà Lan và Singapore cũng đều có kết luận tương tự và phát hiện ra rằng sự lây nhiễm xảy ra trung bình trong 2,55 - 2,89 ngày trước khi các triệu chứng xuất hiện.

"Phân tích cảu chúng tôi cho thấy rằng sự lây nhiễm tiền triệu chứng khá phổ biến", Caroline Colijn, một chuyên gia nghiên cứu tại Đại học Simon Fraser ở British Columbia nhận định./.

Theo vov.vn

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

CSGT dùng xe đặc chủng kịp thời đưa bé trai 2 tháng tuổi đi cấp cứuCSGT dùng xe đặc chủng kịp thời đưa bé trai 2 tháng tuổi đi cấp cứu
07:34:22 18/12/2024
Viêm não tự miễn lại do khối u buồng trứngViêm não tự miễn lại do khối u buồng trứng
20:54:07 16/12/2024
Giảm cholesterol nhờ ăn nho thường xuyênGiảm cholesterol nhờ ăn nho thường xuyên
15:48:35 17/12/2024
Phát hiện mới về lợi ích của cà phê với đường ruộtPhát hiện mới về lợi ích của cà phê với đường ruột
08:53:16 17/12/2024
Cô gái co giật, la hét liên tục, nguyên nhân ẩn giấu từ khối u buồng trứngCô gái co giật, la hét liên tục, nguyên nhân ẩn giấu từ khối u buồng trứng
18:12:59 16/12/2024
Ung thư đại trực tràng gia tăng ở người dưới 50 tuổiUng thư đại trực tràng gia tăng ở người dưới 50 tuổi
05:43:27 18/12/2024
Chớ dại hâm lại 3 loại đồ ăn này, nguy cơ rước độc vào ngườiChớ dại hâm lại 3 loại đồ ăn này, nguy cơ rước độc vào người
10:02:29 18/12/2024
Rau "cứu đói" ở quê, lên phố thành báu vật "hái ra tiền"Rau "cứu đói" ở quê, lên phố thành báu vật "hái ra tiền"
19:31:16 16/12/2024

Tin đang nóng

Nhật Kim Anh lên tiếng trả lời "bố đứa bé là ai?" sau khi công bố mang bầu gần 9 thángNhật Kim Anh lên tiếng trả lời "bố đứa bé là ai?" sau khi công bố mang bầu gần 9 tháng
13:32:18 18/12/2024
Tài tử "Phong Vân" lừng lẫy xuề xòa, phát tướng không nhận ra, cưới đại mỹ nhân nhưng không có conTài tử "Phong Vân" lừng lẫy xuề xòa, phát tướng không nhận ra, cưới đại mỹ nhân nhưng không có con
13:03:28 18/12/2024
Em trai Sơn Tùng và Thiều Bảo Trâm "đụng mặt", chỉ nói đúng 1 câu khiến Hải Tú ngay lập tức bị réo tênEm trai Sơn Tùng và Thiều Bảo Trâm "đụng mặt", chỉ nói đúng 1 câu khiến Hải Tú ngay lập tức bị réo tên
15:05:10 18/12/2024
Vợ cũ 1 sao Vbiz nhận "bão" chỉ trích khi tiếp tục đăng ảnh Hoa hậu Khánh Vân kèm lời lẽ thô thiểnVợ cũ 1 sao Vbiz nhận "bão" chỉ trích khi tiếp tục đăng ảnh Hoa hậu Khánh Vân kèm lời lẽ thô thiển
16:47:57 18/12/2024
Giữa đêm, 1 sao nam Vbiz bất ngờ lên tiếng về thông tin sinh con với sao nữGiữa đêm, 1 sao nam Vbiz bất ngờ lên tiếng về thông tin sinh con với sao nữ
13:13:37 18/12/2024
Hot nhất MXH: Paparazzi lần đầu tung clip "full HD" tóm Lưu Diệc Phi hẹn hò Song Seung HunHot nhất MXH: Paparazzi lần đầu tung clip "full HD" tóm Lưu Diệc Phi hẹn hò Song Seung Hun
13:21:08 18/12/2024
Camera tóm dính màn hình điện thoại của Hoa hậu Thiên Ân, để ảnh gì mà fan Kỳ Duyên rần rần?Camera tóm dính màn hình điện thoại của Hoa hậu Thiên Ân, để ảnh gì mà fan Kỳ Duyên rần rần?
16:54:57 18/12/2024
Sau ngày chồng mất, em chồng tìm đến gặp và đưa tôi 2 tỷ, đi kèm với số tiền là một bí mật khiến tôi uất nghẹnSau ngày chồng mất, em chồng tìm đến gặp và đưa tôi 2 tỷ, đi kèm với số tiền là một bí mật khiến tôi uất nghẹn
13:55:20 18/12/2024

Tin mới nhất

Dấu hiệu cơ thể thiếu Omega-3

Dấu hiệu cơ thể thiếu Omega-3

12:04:50 18/12/2024
Omega-3 không chỉ tốt cho da, giúp ngủ ngon hơn, giúp trí não phát triển mà còn tác dụng giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư, giảm mỡ máu trong gan. Việc bổ sung Omega-3 cho cơ thể là cần thiết.
5 thói quen cần tránh trong mùa lạnh để không hại xương khớp

5 thói quen cần tránh trong mùa lạnh để không hại xương khớp

11:42:35 18/12/2024
Để đảm bảo hệ thống xương khớp khỏe mạnh trong mùa Đông và dự phòng những bệnh lý xương khớp, chúng ta nên tránh một số thói quen.
4 món canh rất tốt cho người bệnh tiểu đường

4 món canh rất tốt cho người bệnh tiểu đường

11:12:35 18/12/2024
Đái tháo đường (tiểu đường) là bệnh rối loạn chuyển hóa không đồng nhất, đặc trưng bởi tình trạng tăng đường huyết. Việc lựa chọn thực phẩm đóng vai trò quan trọng trong kiểm soát đường huyết, vì vậy người bệnh cần tìm hiểu kỹ trước khi...
Bệnh nhiệt đới bị lãng quên?

Bệnh nhiệt đới bị lãng quên?

10:00:59 18/12/2024
Hiện 19/54 quốc gia châu Phi ghi nhận bệnh đậu mùa khỉ. Trung Phi, nơi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của dịch bệnh, chiếm 85,7% số ca bệnh và 99,5% số ca tử vong toàn châu lục.
Sự nguy hiểm của hút thuốc lá thụ động

Sự nguy hiểm của hút thuốc lá thụ động

09:25:11 18/12/2024
Kết quả này cho thấy ý thức tuân thủ quy định cấm hút thuốc trong cộng đồng đã có chuyển biến tích cực, đây cũng là một trong những kết quả bền vững trong công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá tại nước ta.
7 chiến lược giữ sức khỏe vào mùa đông, ai cũng cần

7 chiến lược giữ sức khỏe vào mùa đông, ai cũng cần

09:22:39 18/12/2024
Để khiến bản thân muốn uống nước, hãy mua một chai nước đẹp và thêm vài miếng chanh. Vào những ngày lạnh, hãy bổ sung nước bằng cách nhấm nháp nước hầm xương và trà thảo mộc.
Cách giảm triệu chứng bệnh cúm không dùng thuốc cho phụ nữ mang thai

Cách giảm triệu chứng bệnh cúm không dùng thuốc cho phụ nữ mang thai

09:20:12 18/12/2024
Do đó, khi thai phụ có những triệu chứng nghi ngờ mắc cúm cần đi khám ngay để được bác sĩ hướng dẫn chăm sóc điều trị cụ thể, không được tự ý dùng thuốc tránh gây hại cho cả mẹ và thai nhi.
Vaccine ung thư có giúp ngăn mắc bệnh?

Vaccine ung thư có giúp ngăn mắc bệnh?

09:08:11 18/12/2024
Công nghệ mRNA được ưa chuộng trong lĩnh vực ung thư học và nhiều nước cũng đang trong quá trình nghiên cứu vaccine ung thư dựa trên công nghệ này.
Polyp dạ dày có nguy hiểm không?

Polyp dạ dày có nguy hiểm không?

09:06:11 18/12/2024
Tùy theo người bệnh bị mắc loại polyp nào mà mức độ nguy hiểm sẽ khác nhau. Điều này phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó tùy thuộc vào loại polyp.
7 lý do nên bổ sung quả bơ vào bữa sáng

7 lý do nên bổ sung quả bơ vào bữa sáng

09:00:16 18/12/2024
Quả bơ chứa chất chống oxy hóa, bao gồm vitamin C và E và các hợp chất như phytosterol và polyphenol, giúp giảm viêm trong cơ thể. Viêm mãn tính liên quan đến nhiều vấn đề sức khỏe, bao gồm viêm khớp, bệnh tim và rối loạn chuyển hóa.
Rối loạn đông máu do bị rắn cắn

Rối loạn đông máu do bị rắn cắn

08:53:33 18/12/2024
Ngay khi tiếp nhận người bệnh, các bác sĩ đã tiến hành điều trị theo phác đồ chống độc đặc hiệu bằng huyết thanh kháng nọc rắn lục. Hiện tại, sức khỏe người bệnh ổn định, kết quả xét nghiệm máu trở về chỉ số bình thường.
Súp lơ - thuốc bổ rẻ tiền giúp khỏe thận mạnh gân cốt

Súp lơ - thuốc bổ rẻ tiền giúp khỏe thận mạnh gân cốt

08:45:47 18/12/2024
Súp lơ không chỉ là loại rau ăn ngon nhiều dinh dưỡng mà còn được sử dụng chữa một số chứng bệnh như cơ thể suy nhược, người mắc các bệnh tiêu hóa về ăn kém, chán ăn.

Có thể bạn quan tâm

Chae Rim rơi nước mắt thừa nhận con trai đầu lòng chào đời là nhờ IVF

Chae Rim rơi nước mắt thừa nhận con trai đầu lòng chào đời là nhờ IVF

Sao châu á

18:06:11 18/12/2024
Trong tập mới phát sóng của chương trình Vì tôi độc thân , Chae Rim cùng các khách mời đã có những chia sẻ về câu chuyện làm mẹ đơn thân và có con bằng phương pháp IVF (thụ tinh ống nghiệm).
Lý do Ronaldo không bầu chọn ở FIFA The Best 2024

Lý do Ronaldo không bầu chọn ở FIFA The Best 2024

Sao thể thao

17:43:22 18/12/2024
Theo báo chí Bồ Đào Nha, đây không phải lần đầu siêu sao Cristiano Ronaldo không tham gia bình chọn giải FIFA The Best.
Rượu sake của Nhật Bản sẽ được sản xuất trên trạm vũ trụ quốc tế ISS

Rượu sake của Nhật Bản sẽ được sản xuất trên trạm vũ trụ quốc tế ISS

Thế giới

17:27:20 18/12/2024
Nhà sản xuất rượu sake đặt trụ sở tại thành phố Iwakuni này đang hợp tác với Mitsubishi Heavy Industries Ltd. và Trung tâm khoa học công nghệ Aichi để biến tham vọng thành hiện thực.
Diễn biến mới nhất vụ ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng kiện tỉ phú Mỹ

Diễn biến mới nhất vụ ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng kiện tỉ phú Mỹ

Sao việt

16:45:19 18/12/2024
Tòa án Mỹ không chấp nhận đơn xin rút đơn kiện của ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng trong vụ kiện tỉ phú Mỹ Gerard Williams.
Cộng đồng Tiktok đang "sốt" vì bài hát chủ đề của game Thần ma Loạn Vũ - Vplay

Cộng đồng Tiktok đang "sốt" vì bài hát chủ đề của game Thần ma Loạn Vũ - Vplay

Mọt game

16:43:24 18/12/2024
Ca khúc Làm Như Mình Hay Ho do Miu Lê hợp tác cùng Huỳnh James và Pjnboys đang gây sốt trên TikTok, trở thành một hiện tượng âm nhạc mới thu hút hàng ngàn video sáng tạo từ cộng đồng người dùng.
Hôm nay nấu gì: Cơm tối 4 món cực ngon, ai khó tính cũng phải khen tấm tắc

Hôm nay nấu gì: Cơm tối 4 món cực ngon, ai khó tính cũng phải khen tấm tắc

Ẩm thực

16:41:40 18/12/2024
Cơm tối 4 món cực ngon, ai khó tính cũng phải khen tấm tắc. Hương vị dân dã nhưng thơm ngon, hấp dẫn của những món ăn này khiến cả nhà thích thú ăn hết sạch.
Bí mật đằng sau sự nổi tiếng ngày càng tăng của "When The Phone Rings"

Bí mật đằng sau sự nổi tiếng ngày càng tăng của "When The Phone Rings"

Hậu trường phim

16:39:10 18/12/2024
Cốt truyện nhanh, kết hợp với sự pha trộn độc đáo giữa các yếu tố lãng mạn và ly kỳ, đã thúc đẩy sự nổi tiếng ngày càng tăng của When The Phone Rings .
Chân dung Lê Cương - Giám đốc công ty giải trí đứng sau loạt hit V-pop

Chân dung Lê Cương - Giám đốc công ty giải trí đứng sau loạt hit V-pop

Netizen

16:31:30 18/12/2024
Năm 2019, Lê Cương chính thức cho ra mắt công ty Giải trí ACV. Đây không chỉ là nơi chuyên về sản xuất, phát hành âm nhạc mà còn tìm kiếm và đào tạo nghệ sĩ trẻ.
Vĩnh Long truy quét mạnh các tụ điểm cờ bạc

Vĩnh Long truy quét mạnh các tụ điểm cờ bạc

Pháp luật

15:13:27 18/12/2024
Công an tỉnh Vĩnh Long đã tập trung tấn công, trấn áp, truy quét mạnh các tụ điểm cờ bạc trên địa bàn các huyện Bình Tân, Vũng Liêm, Long Hồ, Trà Ôn và thị xã Bình Minh.
Nam sinh giành 7,5 tỷ đồng học bổng Mỹ nhờ bài luận về mất kết nối

Nam sinh giành 7,5 tỷ đồng học bổng Mỹ nhờ bài luận về mất kết nối

Tin nổi bật

14:55:26 18/12/2024
Trần Nam Khánh - học sinh lớp 12A3, Trường THPT Chuyên ngoại ngữ - trúng tuyển vào trường Colby College, Hoa Kỳ, với học bổng hơn 84%.
IU được Billboard vinh danh là nghệ sĩ số 1 Hàn Quốc

IU được Billboard vinh danh là nghệ sĩ số 1 Hàn Quốc

Nhạc quốc tế

14:48:39 18/12/2024
Billboard ghi nhận tài năng xuất chúng của IU khi vừa là thần tượng nổi tiếng, vừa là nhạc sĩ, diễn viên và người dẫn chương trình xuất chúng.