Các nhà khoa học Thụy Sỹ phát hiện sức mạnh chống virus của đường
Các nhà nghiên cứu Thụy Sĩ và Anh đã thành công trong việc phát triển một loại thuốc kháng virus sử dụng các dẫn xuất glucose tự nhiên, được gọi là cyclodextrins.
Phương pháp này có thể áp dụng, chẳng hạn như đối với virus corona mới ở Trung Quốc. (Nguồn: Keystone)
Các nhà nghiên cứu Thụy Sĩ và Anh mới đây đã sửa đổi các phân tử đường để chúng có khả năng tiêu diệt virus mà không gây độc cho con người.
Phương pháp này có thể áp dụng, chẳng hạn như đối với virus corona mới ở Trung Quốc.
Hầu hết các loại thuốc chống virus hiện nay hoạt động bằng cách ức chế sự phát triển của virus nhưng không có khả năng tiêu diệt chúng.
Khi xuất hiện các vấn đề phức tạp thì chúng không phải lúc nào cũng đáng tin cậy vì virus có thể biến đổi và trở nên kháng với các phương pháp điều trị như vậy.
Video đang HOT
Caroline Tapparel Vu, giáo sư khoa vi sinh và y học phân tử của Trường Đại học Geneva (UNIGE), người đứng đầu nhóm nghiên cứu cùng với giáo sư Francesco Stellacci tại Trường Đại học Bách khoa liên bang ở Lausanne (EPFL), cho biết: “Để vượt qua hai chướng ngại vật nói trên và có thể chống lại nhiễm virus một cách hiệu quả, chúng tôi đã tìm thấy một góc tấn công hoàn toàn khác.”
Theo một bài báo được công bố trên Science Advances, các nhà nghiên cứu trước đây đã sản xuất một loại thuốc chống virus dựa trên vàng. Áp dụng khái niệm tương tự, lần này họ đã thành công trong việc phát triển một loại thuốc kháng virus sử dụng các dẫn xuất glucose tự nhiên, được gọi là cyclodextrins.
Samuel Jones, nhà nghiên cứu tại Đại học Manchester, người được trích dẫn trên thông cáo báo chí của UNIGE, nói: “Ưu điểm của cyclodextrin rất nhiều, thậm chí tương thích sinh học hơn vàng và dễ sử dụng hơn. Chúng không kích hoạt cơ chế kháng thuốc và không độc hại.”
Ngoài ra, cyclodextrins đã được sử dụng rộng rãi, đặc biệt là trong ngành thực phẩm, điều này sẽ tạo thuận lợi cho việc tiếp thị các phương pháp điều trị dược phẩm khi sử dụng chúng.
Các phân tử đường biến đổi thu hút virus trước khi vô hiệu hóa chúng. Bằng cách phá vỡ lớp ngoài của virus, chúng quản lý để tiêu diệt qua tiếp xúc đơn giản, thay vì chỉ ngăn chặn sự phát triển của virus. Cơ chế này dường như hiệu quả với tất cả virus có liên quan.
Các nhà khoa học đã có thể chứng minh điều này đối với các virus về nhiễm trùng đường hô hấp và herpes.
Sự phát triển của các loại thuốc chống virus phổ cập mới được coi là thiết yếu, đặc biệt là để giải quyết các loại virus tàn phá nhất hoặc các loại virus mới xuất hiện.
Công trình này, theo các tác giả, sau đó có thể có tác động toàn cầu.
Hợp chất này cũng có thể có hiệu quả chống lại các loại virus mới nổi, bao gồm cả virus corona xuất hiện ở Trung Quốc và lan rộng ra các nước khác.
Sự lây lan của virus corona mới đã gây ra mối lo ngại tại Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và khiến Hãng hàng không quốc gia Thụy Sĩ Swiss International Airlines cùng với các hãng khác tạm dừng các chuyến bay đến Trung Quốc.
WHO triệu tập cuộc họp Ủy ban khẩn cấp lần thứ ba trong vòng một tuần vào ngày 30/1 để đánh giá liệu dịch virus corona có tạo thành trường hợp khẩn cấp quốc tế hay không.
Tính đến chiều ngày 29/1, có 50 trường hợp nghi ngờ nhiễm virus corona tại Thụy Sĩ.
Hai trường hợp được cách ly tại Bệnh viện Triemli ở Zurich trước đó đã có kết quả âm tính. Hiện tại không có trường hợp nào được xác nhận nhiễm virus corona mới tại Thụy Sĩ./.
Theo vietnamplus
Không tự ý dùng thuốc kháng virus trị cúm
Oseltamivir tôi còn được biết đến với cái tên khá quen thuộc trong mùa cúm này, đó là tamiflu, loại thuốc mà mọi người đang đề cập tới rất nhiều khi dịch cúm đang hành hoành.
Là một loại thuốc chống virus, oseltamivir có tác dụng ức chế enzym có vai trò thiết yếu giải phóng các hạt virus cúm type A và type B mới được hình thành trong tế bào bị nhiễm và làm virus lan truyền khắp cơ thể.
Các bạn cần lưu ý, oseltamivir chỉ nên dùng trong các trường hợp: Điều trị cúm typ A và B ở trẻ em từ 1 tuổi trở lên và cho người lớn, đã có triệu chứng điển hình của cúm không quá 48 giờ (2 ngày), trong thời gian có cúm virus lưu hành. Chỉ định được khuyến cáo đặc biệt đối với người có nguy cơ cao (người trên 65 tuổi hoặc có 1 trong những bệnh sau: Bệnh hô hấp mạn kể cả bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, bệnh tim - mạch nặng trừ bệnh tăng huyết áp, bệnh thận mạn, suy giảm miễn dịch, đái tháo đường) và dự phòng cúm (trong vòng 48 giờ sau phơi nhiễm và trong thời gian có dịch cúm) cho người lớn và trẻ em từ 13 tuổi trở lên, đặc biệt đối với người có nhiều nguy cơ (chưa được bảo vệ hữu hiệu bằng vắc-xin cúm, nhân viên y tế chăm sóc trực tiếp người bệnh và có thể bắt đầu dùng oseltamivir trong vòng 48 giờ sau phơi nhiễm). Việc dùng thuốc cần do bác sĩ chỉ định.
Các triệu chứng của bệnh cúm.
Nhiều người nghe thấy có tác dụng chống cúm của oseltamivir tôi, nên đã mua thuốc về uống phòng và rất nhiều người bệnh sợ biến chứng của cúm cũng đã tự ý tìm đến với oseltamivir tôi mà không có chỉ dẫn của thầy thuốc, dẫn tới tình trạng dùng thuốc khi chưa cần thiết gây tốn kém và nếu không may còn gặp bất lợi không mong muốn gây hại cho người dùng.
Một số bất lợi thường gặp như: buồn nôn, nôn, đau bụng, khó tiêu, tiêu chảy hay nhức đầu, mệt mỏi, mất ngủ, chóng mặt... hoặc nặng hơn có thể gây viêm gan, thận cấp; ảnh hưởng đến máu làm giảm bạch cầu, tiểu cầu. Như vậy là lợi bất cập hại...
Với những trường hợp được bác sĩ chỉ định dùng oseltamivir, người bệnh cần chú ý về cách uống thuốc sao cho đạt hiệu quả cao nhất: Đối với dạng thuốc viên nên uống với nhiều nước; phải uống đủ liều và đủ thời gian quy định ngay cả khi các triệu chứng đã thuyên giảm; phân khoảng cách giữa các liều uống phải đều nhau trong ngày để duy trì nồng độ thuốc trong máu ổn định. Trẻ em dưới 12 tuổi nên dùng thuốc dạng nước và phải dùng thìa hoặc dụng cụ đong bán kèm thuốc để đong thuốc nước cho đúng liều lượng.
DS. Lê Thị Thiện
Theo SK&ĐS
Bộ Y tế kêu gọi người dân phòng bệnh cúm Trước nguy cơ dịch bệnh cúm mùa lây lan nhanh và bùng phát trong cộng đồng, Bộ Y tế đã khuyến cáo người dân chủ động phòng bệnh. Khám cho trẻ tại Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội. Ảnh: Chiến Công Theo Bộ Y tế, từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận 408.907 trường hợp mắc cúm, 10 trường...