Các nhà khoa học Nhật cấy ghép máy móc vào gián, bắt chúng phải phục vụ con người
Nhóm nghiên cứu cho biết, những con gián cyborg (nửa gián nửa máy) này có thể vận chuyển đổ đạc xung quanh nhà, vẽ mọi thứ trên giấy, .v.v.v
Theo Daily Mail, một nhóm nghiên cứu tại Đại học Tsukuba đã tiến hành cấy ghép các vi mạch điều khiển lên loài gián Madagascar, cho phép điều hướng loài côn trùng này di chuyển trên tường hay trên sàn nhà – những nơi mà các loại robot khác khó có thể tiếp cận được.
Được gọi là “Calmbot”, những con gián sẽ được lắp đặt thêm các điện cực, chip ăng ten, pin mà bảng pixel đóng vai trò màn hình trên lưng. Nhóm nghiên cứu cho biết, những con gián cyborg (nửa gián nửa máy) này có thể vận chuyển đổ đạc xung quanh nhà, vẽ mọi thứ trên giấy, .v.v.v
Chân dung của các con gián cyborg – nửa gián nửa máy
Trong hàng sa số loài gián đang tồn tại trên Trái Đất, gián Madagascar được nhóm nghiên cứu lựa chọn vì khả năng vận động linh hoạt, có thể tự phục hồi, cùng khả năng tìm chỗ ẩn náu thuộc dạng thượng thừa. Khi hoàn thành xong nhiệm vụ được giao, những con gián sẽ chủi lủi tại những khu vực tối tăm để ‘ngủ nghỉ’, trước khi được gọi lại khi chúng ta có nhu cầu.
‘Trong tương lai, chúng sẽ bất chợt xuất hiện từ đâu đó mà chúng ta không hề hay biết, hoàn thành nhiệm vụ của chúng và sau đó tiếp tục biến mất”
Video đang HOT
Những con gián sẽ được lắp đặt thêm các điện cực, chip ăng ten, pin mà bảng pixel đóng vai trò màn hình trên lưng
Được biết, nhóm nghiên cứu đã thử nghiệm khả năng điều khiển gián cyborg di chuyển trên tường, xuyên ra thảm hoặc sàn nhà bằng một dây cáp, vốn được gắn vào thân con gián. Để có thể điều khiển nhiều con gián cyborg cùng lúc, nhóm nghiên cứu đã phát triển phương pháp kiểm soát dựa trên nguyên tắc hoạt động của kiến thợ trong bầy kiến”
‘Khi xuất hiện những con gián mất kiểm soát, chúng tôi đã sử dụng những con gián thay thế để tiếp tục nhiệm vụ đang diễn ra.’
Một đoạn video của dự án cho thấy những con côn trùng chạy nháo nhào quanh một ngôi nhà, trong khi di chuyển một chiếc hộp từ bên này sang bên kia của căn phòng.
Không chỉ các nhà khoa học Nhật Bản, hiện tại, một nhóm kỹ sư khác của Mỹ cũng đang nghiên cứu gián cyborg từ năm 2014 để sử dụng cho các nhiệm vụ do thám và bước tiếp theo là kiểm soát một ‘đội quân’ gián cùng một lúc. Theo đó, các kỹ sư điện tại Đại học Bang North Carolina tin rằng gián cyborg có thể được sử dụng để khảo sát các khu vực con người không thể tiếp cận, đơn cử như nhiệm vụ tìm kiếm những người bị mắc kẹt dưới đống đổ nát.
Nguy cơ rác thải nhựa chưa có hồi kết
Các nhà khoa học ước tính vào năm 2030, lượng rác thải nhựa sẽ tăng lên gấp hơn 6 lần so với hiện nay.
Lượng rác thải nhựa vẫn tăng lên hằng năm
Xử lý không xuể nhưng không thể ngừng dùng, có thể nói chúng ta đang ở thế "tiến thoái lưỡng nan" trong việc kiểm soát và xử lý rác thải nhựa.
Từ nỗ lực
Theo Reuters, Trung Quốc đã xem xét cấm túi nhựa siêu mỏng và lớp phủ nhựa dùng trong nông nghiệp, cũng như các loại sản phẩm nhựa không phân hủy sinh học khác. Các đề xuất bao gồm túi mua sắm có độ dày dưới 0,025 mm và lớp phủ nhựa - được sử dụng để giữ độ ẩm trong đất - dưới 0,01 mm. Dao kéo nhựa sử dụng một lần cũng sẽ bị cấm.
Còn Iceland thì cam kết loại bỏ tất cả bao bì nhựa khỏi các sản phẩm mang thương hiệu riêng của mình vào năm 2023. Nước này cho biết, vào cuối năm 2019, họ đã giảm thiểu được 3.794 tấn, tức 29%, trong số 13.000 tấn nhựa mà các doanh nghiệp đang sử dụng vào tháng 1.2018.
Hà Lan, Pháp và Đan Mạch cùng một số nước châu Âu đặt mục tiêu vào năm 2025, giảm sản xuất ít nhất 20% nhựa nguyên sinh, loại nhựa mới không chứa vật liệu tái chế và sử dụng ít nhất 30% nhựa tái chế trong các sản phẩm và bao bì. Ngoài ra, mục tiêu bao gồm thiết kế tất cả bao bì nhựa và các sản phẩm nhựa dùng một lần trên thị trường sao cho có thể tái sử dụng nếu có thể và có thể tái chế trong mọi trường hợp kết hợp tăng cường khả năng thu gom, phân loại và tái chế.
Tăng gấp 6 lần vào năm 2030
Thế nhưng, những nỗ lực trên dường như chưa "theo kịp" tốc độ sản xuất và tiêu dùng nhựa của gần 8 tỉ người trên toàn cầu.
Đảo rác Thái Bình Dương, một "bè" rác thải nhựa khổng lồ nổi trôi trên biển nằm giữa California và Hawaii là một trong những minh chứng rõ ràng nhất của cuộc khủng hoảng ô nhiễm nhựa toàn cầu ngày càng trầm trọng hiện nay. Bãi rác nổi này được cho là có diện tích 1,6 triệu km2, gấp 8 lần diện tích Xứ Wales, gấp đôi diện tích bang Texas (Mỹ) và gấp ba lần diện tích nước Pháp.
Theo Diễn đàn Kinh tế thế giới, mỗi năm có khoảng 300 triệu tấn nhựa được sản xuất trên toàn thế giới. Khoảng 5 triệu mảnh nhựa bị thải ra biển và vì đó đã có đến 90% loài chim biển nuốt phải nhựa.
Theo tờ The Independent (Anh), một nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng dù có nhiều cam kết trên toàn cầu nhằm giải quyết lượng nhựa lớn tác động lên môi trường, sự gia tăng rác thải nhựa vẫn đang vượt xa các nỗ lực giảm thiểu. Đáng chú ý, lượng rác thải nhựa hằng năm có khả năng cao sẽ tăng hơn sáu lần vào năm 2030. Cụ thể, ước tính đến năm 2030, lượng rác thải nhựa hằng năm của 173 quốc gia sẽ tăng lên 53 triệu tấn.
GS Leah Gerber, thuộc Khoa học bảo tồn tại Đại học bang Arizona (Mỹ) và cũng là đồng điều tra viên của nghiên cứu trên cho biết: "Mọi người chủ yếu để tâm đến việc làm sạch, nhưng lại thiếu chú ý đến thực tế rằng một lượng nhựa rất lớn vẫn đang được sản xuất ra". Đặc biệt, theo vị giáo sư, ở những nơi không có cơ sở hạ tầng tốt, rác thải nhựa đang xâm nhập vào hệ sinh thái biển nói riêng và hệ sinh thái thủy sinh nói chung".
Nhựa tái chế gặp khó vì Covid-19
Trong khi đó, tình hình suy thoái kinh tế do đại dịch Covid-19 càng khiến cho cuộc chiến chống lại rác thải nhựa khó hiệu quả. Ví dụ tại châu Âu, nhựa nguyên sinh vốn dĩ rẻ hơn nhựa tái chế. Và gần đây, do ảnh hưởng Covid-19 khiến kinh tế trì trệ, ngành vận tải và du lịch bị hạn chế nên giá dầu càng rẻ hơn, dẫn đến giá nhựa nguyên sinh lại càng rẻ hơn. Thực tế này khiến cho các nhà máy tái chế nhựa ở hầu hết các nước thuộc EU phải hạn chế hoạt động, thậm chí đóng cửa trong suốt vài tháng, theo Reuters.
Ông Antonio Furfari, Giám đốc điều hành của Tổ chức Tái chế nhựa châu Âu, nhận định rằng nếu EU và chính phủ các nước không có biện pháp xử lý kịp thời thì mục tiêu tái chế của EU sẽ gặp nguy hiểm. Hoạt động quản lý chất thải nhựa trở nên kém thân thiện với môi trường bởi nhựa không được tái chế sẽ phải đốt hoặc đổ tập trung nơi đất trống.
AI tính tuổi sinh học qua một bức ảnh Một nhóm nhà khoa học Trung Quốc đã phát triển thành công công cụ sử dụng AI có khả năng tính tuổi sinh học của con người từ một bức chân dung. Tuổi sinh học là một chỉ số đánh giá dựa trên các dấu ấn sinh học và có thể thay đổi do lối sống và các yếu tố sức khỏe. Nhóm...