Các nhà khoa học Nhật Bản công bố phát hiện đột phá về virus corona
Các nhà khoa học tại Nhật Bản đã phát hiện ra đường lây truyền thứ 3 của virus corona gây bệnh viêm phổi cấp (Covid-19). Phát hiện đột phá của họ được kỳ vọng có thể làm giảm sự lây lan của loại virus chết người này.
Hãng thông tấn NHK cho biết, các nhà khoa học tại Nhật Bản phát hiện ra rằng các hạt vi mô (micromet) có thể khiến virus corona lây lan nhanh hơn nhiều.
Theo đó, các cuộc trò chuyện đơn giản trong khoảng cách gần hoặc thậm chí chỉ đứng gần nhau cũng có nguy cơ bị lây nhiễm virus mặc dù người mang virus không ho và hắt hơi.
Theo NHK, tính đến nay, chúng ta đã biến đến 2 con đường lây truyền chính của virus corona, bao gồm tiếp xúc với vật thể nào đó có chứa virus. Hai là nhiễm virus từ các giọt bắn do người bệnh ho và hắt hơi. Nhưng một số chuyên gia tuyên bố rằng, có thể có con đường lây nhiễm thứ 3.
Sự hiện diện của một con đường lây truyền khác có thể giải thích cho sự lây lan nhanh chóng bất thường của virus corona trên toàn cầu.
Ông Kazuhiro Tateda, Chủ tịch Hiệp hội Bệnh truyền nhiễm Nhật Bản cho biết, các hạt micromet có thể truyền virus corona khi mọi người ở gần nhau.
Trước đây, các nhà khoa học tin rằng virus corona lây lan bởi những giọt bắn của người bệnh khi họ ho và hắt hơi đưa virus vào trong không khí.
Video đang HOT
Nếu con đường lây truyền thứ 3 như ông Tateda và các nhà khoa học Nhật Bản khác công bố được xác nhận, thì các hạt micromet mang theo virus có thể lan rộng ngay cả khi mọi người đang nói chuyện hoặc chỉ đơn giản là ở gần nhau.
“Các chuyên gia hiện đang xem cơ chế lây nhiễm mới này như một chìa khóa để ngăn chặn sự lây lan của virus corona”, theo NHK.
Việc xác định được đường lây truyền virus corona mới có thể giúp làm chậm sự lây lan của Covid-19 và cũng xác nhận việc tự cách ly rộng rãi chính là chiến lược hiệu quả nhất để chống lại đại dịch.
Điều rút ra khi nghiên cứu nước bọt của bệnh nhân Covid-19
Mới đây, các nhà khoa học đến từ Hồng Kông đã thực hiện nghiên cứu và phát hiện thời điểm Covid-19 tồn tại nhiều nhất trong cơ thể người, gây lây lan mạnh nhất.
Nhóm các nhà khoa học dẫn đầu bởi phó giáo sư Kelvin To Kai-wang, làm việc tại Khoa vi sinh của Đại học Hồng Kông, cho biết, Covid-19 có thể lây lan mạnh nhất trong tuần đầu tiên sau khi xâm nhập vào cơ thể người. Điều này cũng giải thích được nguyên nhân khiến loại virus này lây nhiễm nhanh chóng như vậy.
Dựa trên kết quả nghiên cứu mẫu nước bọt của 23 bệnh nhân nhiễm Covid-19 tại 2 bệnh viện lớn của Hồng Kông, các nhà khoa học cho rằng, lượng virus có trong máu người bệnh xuất hiện nhiều nhất trong 7 ngày đầu tiên nhiễm Covid-19 và giảm dần mật độ vào thời gian sau đó.
Kết quả nghiên cứu của nhóm nghiên cứu Hồng Kông đã được đăng trên tạp chí y khoa The Lancet.
Hai người đeo khẩu trang khi ra đường sau dịch Covid-19 tại Bắc Kinh (ảnh: NY Times)
"Số lượng virus trong máu của bệnh nhân nhiễm Covid-19 cao nhất trong tuần đầu tiên sau khi nhiễm cho thấy virus có thể lây lan từ người này sang người khác dễ dàng nhất vào thời gian này", ông Kelvin To Kai-wang cho biết.
Theo nhóm nghiên cứu, Covid-19 có thể tồn tại trong cơ thể bệnh nhân là người cao tuổi trong gần 1 tháng, điều này phần nào lý giải vấn đề vì sao người cao tuổi chiếm tỷ lệ cao trong tổng số người tử vong vì dịch bệnh.
"1/3 số bệnh nhân của chúng tôi xét nghiệm dương tính với Covid-19 sau 20 ngày, thậm chí có trường hợp cá biệt còn lâu hơn. Vì vậy, có thể cần cách ly những người nghi nghiễm Covid-19 trong thời gian lâu hơn (thay vì 14 ngày)", ông Kelvin To Kai-wang cho biết.
Cảnh sát Ấn Độ mang gậy đi kiểm tra tình hình thực hiện lệnh phong tỏa của người dân (ảnh: AP)
Tại Trung Quốc, bệnh nhân nhiễm Covid-19 vẫn phải ở lại trung tâm cách ly trong vòng 14 ngày sau khi hồi phục. Tại Hồng Kông, bệnh nhân nhiễm Covid-19 không phải cách ly sau khi được cho xuất viện nhưng sẽ được các nhân viên y tế theo dõi sức khỏe.
Các nhà nghiên cứu cũng cho rằng, để giữ an toàn cho y bác sĩ, nên xét nghiệm Covid-19 qua mẫu nước bọt hơn là thực hiện thủ pháp lấy mẫu xét nghiệm sâu trong mũi hoặc họng vì có thể làm bệnh nhân bị ho, hắt hơi và khiến dịch chứa Coivd-19 bắn vào người lấy mẫu.
Bộ Y tế khuyến cáo về việc cách ly, theo dõi sức khỏe trong phòng chống Covid-19:
- Đối với những người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Phải cách ly ngay tại cơ sở y tế trong vòng 14 ngày, đồng thời lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.
- Đối với người tiếp xúc với người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Cách ly, theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú, cư trú trong vòng 14 ngày và thông báo với chính quyền cơ sở (phường, xã, thị trấn) và phải theo dõi chặt chẽ tình hình sức khỏe. Nếu thấy có biểu hiện sốt, ho, hắt hơi, sổ mũi, mệt mỏi, ớn lạnh hoặc khó thở thì lập tức cho cách ly ngay tại cơ sở y tế và lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.
- Thường xuyên đeo khẩu trang, che miệng khi ho, hắt hơi.
- Rửa tay bằng xà phòng liên tục để tránh nguy cơ lây truyền bệnh cho những người khác.
- Chia sẻ lịch trình di chuyển của bản thân với nhân viên y tế.
- Gọi ngay đến đường dây nóng thông báo thông tin: 19003228 và 19009095.
Tại sao virus corona không 'sống' nhưng rất khó tiêu diệt? Sau nhiều tỷ năm tiến hóa, các loại virus học được cách "tồn tại dù không có sự sống" - chiến lược hiệu quả đáng sợ khiến chúng trường tồn, không ngừng đe dọa loài người. Virus SARS-CoV-2 chết người đã khiến cuộc sống toàn cầu bị đình trệ chỉ là một cụm vật chất di truyền, bao quanh là các protein hình...