Các nhà khoa học Mỹ chế tạo bê tông từ vỏ tôm như thế nào mà có thể chắc chắn đến vậy
Mới đây, các nhà khoa học Mỹ đã công bố công trình nghiên cứu về việc làm bê-tông từ vỏ tôm cực kỳ chắc chắn mà còn góp phần bảo vệ môi trường và tiết kiệm.
Công trình nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ mang đến triển vọng đầy hứa hẹn về giảm lượng chất thải thủy hải sản, góp phần bảo vệ một trường. Ngoài ra, việc dùng vỏ tôm làm bê-tông còn tiết kiệm được khối lượng lớn các nguyên liệu sản xuất. Đặc biệt, bê-tông chế tạo từ vỏ tôm còn rất chắc chắn, bởi vì vỏ tôm có thành phần chiếm chủ yếu là kitin, là một dạng polymer tạo ra vỏ cho các loài giáp xác và canxi cacbonat – các chất góp phần mang đến độ cứng và độ bền cao.
Các nhà khoa học Mỹ chế tạo bê-tông từ vỏ tôm.
Vì vậy, các nhà khoa học tại Đại học Bang Washington(Mỹ) đã có thể tăng cường độ cứng của bê-tông với việc bổ sung vỏ tôm. Họ cho những mảnh kitin cực nhỏ vào dung dịch, chúng nhỏ hơn sợi tóc người hàng nghìn lần. Với kitin, dung dịch đông đặc trở nên mạnh hơn 40% so với dung dịch tiêu chuẩn. Ngoài ra, thời gian đóng rắn của nó đã tăng hơn một giờ, giúp dễ dàng vận chuyển trên quãng đường dài và chịu được nhiệt độ cao của thời tiết nắng nóng.
Theo các nhà khoa học, phụ gia kitin trong vỏ tôm sẽ giúp tăng gần như gấp đôi tuổi thọ cho các sản phẩm bê-tông. Bên cạnh đó, nguyên liệu này làm giảm nhu cầu sản xuất bê tông mới, giúp giảm lượng khí thải carbon.
Động vật duy nhất trên thế giới có thể làm cho chất thải của mình thành khối
Thiên nhiên kỳ diệu mang đến cho chúng ta nhiều bất ngờ, trong đó có một loài động vật duy nhất trên thế giới có thể kéo phân của mình thành khối. Cùng xem con vật nhỏ bé ấy làm như thế nào nhé.
Nhân vật chính được nhắc tới ở đây là Wombats (gấu túi mũi trần), một loài động vật chỉ có ở Australia.
Wombats là một loài thú có túi của Australia, chúng ăn rất nhiều một lúc, nhưng vì chúng phát triển mập mạp nên thường vượt quá tỷ lệ kích thước và chiều cao.
Wombats cũng nổi tiếng do phân của chúng khác với những loài động vật khác, đó là nhưng lại có hình dạng một khối lập phương rất kỳ diệu. Wombats cũng tự thu thập phân của mình và những còn gấu túi này thu thập rất nhiều mỗi ngày, chúng coi đó như một "nghệ thuật" quý giá.
TÀI TRỢ
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, phân của Wombats có khối lập phương do những thay đổi về độ dày của cơ, cùng với sự khô đi của phân ở đại tràng, đã khiến phân Wombats có hình dạng như vậy.
Trong thế giới động vật, phân của Wombats là khô nhất và rất chắc do quá trình tiêu hóa lâu dài - thức ăn phải mất 14-18 ngày mới có thể tiêu hóa hết. Khi phân từ từ đi qua ruột, phần đầu của ruột già có những nếp gờ ngang - đây là nguyên nhân khiến chất thải của chúng có hình khối lập phương.
Một điều đặc biệt nữa ở Wombats mặc dù nhìn bề ngoài trông khá là mập mạp, chân ngắn và to, nhưng các chú gấu này lại là "vận động viên điền kinh cừ khôi" khi có thể chạy với vận tốc 40km/h ở những cự ly ngắn.
Dọn gác mái, phát hiện chiếc đầu người 2.000 năm vẫn nguyên vẹn Kết quả kiểm tra cho thấy chiếc đầu người thuộc về một phụ nữ được ướp đúng tiêu chuẩn của người Ai Cập cổ đại, nhưng có chi tiết dị thường bên trong mũi. Một chiếc đầu người mang nhiều dữ liệu khoa học có giá trị đã được tìm thấy trên một căn gác mái ở hạt Kent, Anh. Các nhà nghiên...