Các nhà khoa học dường như đã tìm thấy một dấu hỏi khổng lồ trong không gian
Không rõ vật thể này chính xác là gì, nhưng nó ở tương đối xa so với chúng ta.
Khi phóng to một trong những hình ảnh mới được gửi về từ Kính viễn vọng Không gian James Webb, các nhà thiên văn học đã cảm thấy vô cùng ngạc nhiên.
Ở đó, trong bối cảnh những ngôi sao mới hình thành tại Chòm sao Vela nằm cách Trái Đất khoảng 1.470 năm ánh sáng đang ẩn giấu một đường cong và đốm sáng có hình dạng của dấu chấm kỳ lạ.
Không rõ vật thể này chính xác là gì, nhưng nó ở tương đối xa; nói chung, một đối tượng xuất hiện trong ảnh có trường sắc càng đỏ thì khoảng cách của nó càng lớn. Điều này là do sự giãn nở đang tăng tốc của vũ trụ kéo dài ánh sáng khi nó truyền về phía chúng ta, kéo dài nó thành các phần đỏ hơn của quang phổ.
Vị trí của các đốm màu trong ảnh gốc. Trong ảnh, các ngôi sao có tên Herbig-Haro 46/47 được bao quanh bởi một đĩa vật chất “nuôi” các ngôi sao khi chúng lớn lên trong hàng triệu năm.
Hai đốm màu dường như có cùng màu, làm tăng khả năng hấp dẫn rằng chúng có thể là hai thiên hà xa xôi đang tương tác với nhau. Đây là một hiện tượng mà chúng ta thấy khá nhiều trong vũ trụ và tương tác hấp dẫn có thể kéo các thiên hà như vậy thành những hình dạng dài, thú vị.
Video đang HOT
Vào ngày 26/6, các chuyên gia công tác tại Cơ quan Vũ trụ Châu Âu (ESA) công bố tấm ảnh mới được chụp bởi kính Webb, cho thấy cảnh những ngôi sao mới hình thành tại Chòm sao Vela nằm cách Trái Đất khoảng 1.470 năm ánh sáng. Trong nền của hình ảnh không gian sâu tuyệt đẹp, là một vật thể giống như một dấu hỏi vũ trụ khổng lồ.
Hình ảnh này là hình ảnh đầu tiên trong số các tiền sao sinh đôi từ thiết bị NIRCam trên Kính viễn vọng James Webb (JWST). Nó được chụp bằng ánh sáng hồng ngoại, thứ xuyên qua bụi không gian dễ dàng hơn ánh sáng trực quan và đây là hình ảnh có độ phân giải cao nhất về các vật thể từng được nhìn thấy ở những bước sóng này.
Độ nhạy đáng kinh ngạc của kính viễn vọng cho phép chụp được dấu chấm hỏi màu đỏ rực ở trung tâm phía dưới của hình ảnh. Christopher Britt, một nhà khoa học giáo dục và tiếp cận cộng đồng tại Viện Khoa học Kính viễn vọng Không gian, người đã giúp lên kế hoạch cho những quan sát này, cho biết vật thể này ở rất xa khu vực lân cận thiên hà của chúng ta, có thể cách xa hàng tỷ năm ánh sáng.
Dự đoán tốt nhất của ông là dấu chấm hỏi thực sự là hai thiên hà hợp nhất.
“Đó là điều được nhìn thấy khá thường xuyên, và nó xảy ra với các thiên hà nhiều lần trong suốt cuộc đời của chúng”, ông nói. “Điều đó bao gồm thiên hà của chúng ta, Dải Ngân hà sẽ hợp nhất với Andromeda sau khoảng bốn tỷ năm nữa”.
Không rõ chính xác vật thể hình dấu hỏi có thể là gì, nhưng màu sắc và hình dạng của nó cho chúng ta một số ý tưởng. Theo lời đại diện của Viện Khoa học Kính viễn vọng Không gian ( STScI), đơn vị điều hành dự án kính Webb, hình dáng kỳ lạ có thể cho thấy hai (hoặc nhiều hơn) thiên hà đang tương tác với nhau. Phó giáo sư Matt Caplan công tác tại Đại học Bang Illinois đồng tình với nhận định trên. Theo ông, đây có thể là hình ảnh cho thấy hai thiên hà đang hợp nhất, với phần trên của dấu hỏi cho thấy một thiên hà đang bị kéo giãn ra.
Các nhà thiên văn học đã nhìn thấy những vật thể tương tự ở gần nhà hơn. Hai thiên hà sáp nhập được chụp bởi Kính viễn vọng Không gian Hubble vào năm 2008 cũng gần giống như một dấu chấm hỏi, nhưng lại quay 90 độ.
Trái: Các thiên hà hợp nhất có thể có nhiều hình dạng khá bắt mắt. Những thiên hà hợp nhất này, được gọi là II Zw 096, là nơi diễn ra một đợt bùng nổ hình thành sao ngoạn mục được gợi ý trong các đốm đỏ gần giữa hình ảnh; Phải: Hình ảnh này từ Kính viễn vọng Không gian Hubble cho thấy hai thiên hà xoắn ốc (được xác định chung là Arp 256) trong giai đoạn đầu của quá trình hợp nhất và hình dạng của chúng gần giống như dấu chấm hỏi.
David Helfand, một nhà thiên văn học tại Đại học Columbia cho biết, dấu chấm hỏi dường như là hai đối tượng biệt lập, đường cong và dấu chấm, nhưng thực tế có thể chúng không hề có tương tác gì với nhau và chúng tình cờ xếp thành hàng. Ông nói, chúng cũng có thể là những vật thể hoàn toàn không liên quan nếu một vật thể ở gần Trái Đất hơn nhiều so với vật thể kia.
Britt cảnh báo rằng, ước tính khoảng cách chỉ dựa trên màu sắc trong hình ảnh có thể gặp nhiều khó khăn và không chính xác. Màu đỏ của dấu chấm hỏi có thể có nghĩa là nó ở rất xa (sóng ánh sáng trải dài khi chúng truyền qua vũ trụ đang giãn nở, chuyển sang bước sóng đỏ hơn) hoặc nó ở gần hơn và bị che khuất bởi bụi không gian gần vật thể.
Sẽ cần nhiều điều tra hơn để xác định chính xác khoảng cách của dấu chấm hỏi. Điều này có thể được thực hiện bằng cách đo các dịch chuyển đỏ trắc quang, được xác định bởi độ sáng quan sát được qua các bộ lọc khác nhau, nhưng điều này sẽ chỉ cung cấp ước tính về khoảng cách, Britt nói. Quang phổ học, phân tích ánh sáng từ nguồn để xác định thành phần nguyên tố của nó, có thể cung cấp khoảng cách chính xác hơn nhưng cần có một dụng cụ riêng để đo.
Hiện tại nguồn gốc của biểu tượng này trên bầu trời vẫn là một bí ẩn vũ trụ.
Lộ diện hành tinh siêu kỳ dị, tưởng chỉ có trong thần thoại
Nằm cách Trái Đất 1.232 năm ánh sáng, các nhà khoa học gọi hành tinh WASP-193b là một trong những điều kỳ lạ nhất của vũ trụ.
Đó là một thế giới gần như toàn bằng mây.
Theo nhóm nghiên cứu quốc tế dẫn đầu bởi nhà thiên văn Khalid Barkaoui từ Đại học Liege (Bỉ), có thể tưởng tượng WASP-193 như một quả bóng mây hoặc một chiếc kẹo bông khổng lồ.
Nó có kích thước lớn hơn hành tinh vĩ đại nhất hệ Mặt Trời là Sao Mộc tới 50% nhưng khối lượng chỉ bằng... 0,139 lần.
Hành tinh kẹo bông WASP-193b - Ảnh đồ họa từ NASA
Từ kích thước của hành tinh này, các nhà khoa học suy ra mật độ của nó chỉ là 0,059 g/cm3, so với Trái Đất (5,51 g/cm3) thì nhẹ hơn cả trăm lần.
Theo Science Alert, các nhà nghiên cứu kết luận nó thực sự là một hành tinh mây, gần như làm toàn bằng mây, có thể kèm một lõi thật nhỏ ở giữa.
Trước đó, một số hành tinh siêu nhẹ đã được tìm thấy nhưng tình trạng đó chỉ là ngắn hạn, khi ngôi sao mẹ của nó còn trẻ và chỉ vài chục triệu năm tuổi, nên quá nóng và khiến bầu khí quyển hành tinh gần nó căng phồng lên.
WASP-193b gần sao mẹ thật, một ngôi sao giống với Mặt Trời, có kích thước và nhiệt độ xấp xỉ. Nó quay quanh sao mẹ mỗi 6,25 ngày, tức rất gần.
Nhưng có điều, theo các lý thuyết và mô hình đã được chứng minh thực tế bởi các hành tinh bị căng phồng khác, sau vài triệu đến vài chục triệu năm căng phồng, hành tinh này lẽ ra phải bị sao mẹ tước bỏ toàn bộ khí quyển và trở thành một viên đá nhỏ bé.
Điều vô lý nằm ở chỗ ngôi sao mẹ WASP-193 của "hành tinh kẹo bông" này đã 6 tỉ năm tuổi, tức tuổi của WASP-193b cũng xấp xỉ.
Đó là câu đố mà nhóm khoa học gia chưa thể giải đáp được, nhưng họ tin rằng khi kính viễn vọng không gian James Webb mạnh nhất thế giới nhắm vào WASP-139b, nó sẽ giúp cung cấp dữ liệu chi tiết hơn và đem đến câu trả lời được mong đợi.
Dù cho câu trả lời là như thế nào, "hành tinh kẹo bông" này là một phát hiện độc đáo và thú vị, cho thấy sự đa dạng khó tin của thế giới các hành tinh.
Kính viễn vọng Hubble phát hiện 'hố đen ẩn' hiếm gặp trong Dải Ngân hà Một hố đen với khối lượng trung bình, thuộc nhóm hố đen mà nhân loại chưa từng có bằng chứng về sự tồn tại của chúng, có thể đang ẩn nấp trong cụm sao Messier 4 của Dải Ngân hà Cụm sao Messier 4, nơi kính Hubble phát hiện hố đen mới. (Nguồn: Live Science) Kính viễn vọng không gian Hubble có thể...