Các nhà khoa học dự đoán thời điểm xảy ra thảm họa toàn cầu
Một nghiên cứu đăng tải trên tạp chí khoa học Nature nhận định sẽ có một trận lụt toàn cầu mới sẽ xảy ra trong vòng một trăm năm tới.
Mối nguy hiểm toàn cầu phát sinh từ hiện tượng nước biển dâng cao đang gia tăng do thủy triều hoạt động tích cực, sóng gió và bão biển ngày càng tăng.
Theo các chuyên gia, nếu nhân loại không thực hiện bất kỳ biện pháp nào, thì đến năm 2100, một phần đáng kể các lục địa sẽ bị ngập dưới nước. Đặc biệt, các khu vực ven biển sẽ bị ngập khoảng 50%.
Theo thời điểm dự tính sẽ xảy ra thảm họa và kết quả phân tích tình hình, nguy cơ ngập lụt chủ yếu đe dọa các khu vực nằm ở độ cao khoảng 10 mét so với mực nước biển.
Video đang HOT
Trong trường hợp xấu nhất, khoảng 287 triệu người, tương đương 4% tổng dân số thế giới, có thể bị ảnh hưởng bởi lũ lụt vùng duyên hải. Tính thành tiền thì thảm họa có thể gây thiệt hại 14 nghìn tỷ USD, tương đương 20% tổng giá trị GDP của thế giới.
Mặc dù thực tế là mực nước biển trung bình tăng tương đối chậm, các nhà khoa học cũng đã nhìn thấy mối đe dọa từ thiên tai.
Theo ông Ebru Kirezci từ Đại học Melbourne (Úc), sức tàn phá của thủy triều, lũ lụt và các yếu tố tự nhiên khác tăng dần theo thời gian.
Các chuyên gia đã lập được bản đồ mô phỏng những vùng lãnh thổ trên Trái đất có thể bị ngập trong nước vào năm 2100. Tại Mỹ, lãnh thổ các bang Bắc Carolina, Virginia và Maryland sẽ bị ngập lụt một phần, ở châu Á là một số khu vực tại Trung Quốc, Bangladesh, Ấn Độ, ở Châu Đại Dương – vùng phía bắc của Úc. Ở châu Âu, vùng phía bắc nước Đức và Pháp sẽ bị ảnh hưởng đáng kể, Vương quốc Anh sẽ là nạn nhân chính của tình trạng ngập lụt toàn cầu.
NASA tìm thấy nơi lý tưởng cho sự sống trong Hệ Mặt trời
Một nghiên cứu mới của các nhà khoa học NASA đã tìm thấy một nơi ngay trong Hệ Mặt trời có khả năng hỗ trợ các sinh vật sống.
Nơi đó chính là Europa, mặt trăng của sao Mộc. Các phát hiện này đã được trình bày tại Hội nghị Goldschimidt năm 2020, cho thấy có một số dấu hiệu xảy ra trong các đại dương là điều kiện lí tưởng cho sự sống ngoài trái đất phát triển mạnh, ScienceAlert đưa tin.
Ảnh minh họa: MSN.
Các nhà khoa học của NASA cho biết lực phân rã phóng xạ hoặc lực thủy triều có khả năng tạo ra đủ nhiệt khiến lớp băng ở Europa tan chảy để nước có thể tồn tại ở thể lỏng. Trên Trái đất, các chuyên gia tin rằng nhiều dạng sự sống hình thành nhờ các lỗ thông núi lửa trong lòng đại dương làm nhiệt độ nước tăng lên.
Nghiên cứu mới nhất được đưa ra trong bối cảnh NASA chuẩn bị triển khai kế hoạch tới Europa vào năm 2024. Nghiên cứu này nhằm xác định cách thức tìm kiếm dấu hiệu của sự sống trên mặt trăng của sao Mộc.
Hai nhà khoa học của NASA là Mohit Malwani Daswani và Steven Vance tập trung nghiên cứu sự xuất hiện của nước bên dưới bề mặt băng giá của Europa. Họ phát hiện ra rằng sức nóng của sự phân rã phóng xạ hoặc tương tác giữa thủy triều và sao Mộc đã giúp phá vỡ các khoáng chất và biến chúng thành nước.
Melwani Daswani nói: "Chúng tôi đã xây dựng mô hình về thành phần và các tính chất vật lý của lõi thiên thể, lớp silicat và đại dương".
"Ở độ sâu và nhiệt độ khác nhau, độ bay hơi và mất nước của khoáng chất cũng thay đổi. Chúng tôi đã thêm các chất dễ bay hơi này, được ước tính đã bị mất từ bên trong và thấy rằng chúng phù hợp với khối lượng dự đoán của đại dương hiện tại, nghĩa là chúng có thể tồn tại trong đại dương", ông cho biết thêm.
Europa cũng có bề mặt chứa muối, có khả năng tương tự như các đại dương trên Trái đất. Nhóm nghiên cứu của NASA cho biết, dựa trên các mô phỏng, nước trên mặt trăng của sao Mộc có thể có tính axit nhẹ, với carbon dioxide sulfate và canxi ở nồng độ cao.
"Người ta nghĩ rằng đại dương này vẫn có thể có lưu huỳnh, nhưng với các mô phỏng của chúng tôi, kết hợp với dữ liệu từ kính viễn vọng không gian Hubble, cho thấy clorua trên bề mặt của Europa, điều đó tức là nước rất có thể trở nên giàu clorua", Melwani Daswani nói.
"Nói cách khác, thành phần của nó khá giống đại dương trên Trái đất. Chúng tôi tin rằng đại dương này có thể khá phù hợp cho sự sống"./.
Bắc Băng Dương đang bị axit hóa tồi tệ Vào cuối thế kỷ XXI, quá trình axit hóa đại dương có thể làm tan vỏ của nhiều sinh vật biển, bao gồm cả các động vật chân đốt. Các mô hình nghiên cứu khí hậu thực tế đã đánh giá thấp lượng CO2 mà Bắc Băng Dương có thể sẽ hấp thụ trong thế kỷ XXI. Phân tích mới được công bố...