Các nhà khoa học biến cáp quang dưới biển thành máy đo địa chấn
Giám sát hoạt động địa chấn trên toàn thế giới là một nhiệm vụ quan trọng, nhưng làm thế nào để đo được những thay đổi ở giữa đại dương là cả một vấn đề.
Giải quyết bài toán này, các nhà khoa học tại Đại học Berkeley, California đã tìm ra một phương án mới.
Lời giải chính là các tuyến cáp quang dưới biển. Mạng lưới cáp quang biển có thể tạo ra một cái nhìn toàn cầu chưa từng thấy về các chuyển động kiến tạo của Trái đất.
Các tuyến cáp quang biển có thể có tác dụng đặc biệt hơn.
Thực tế, các nhà địa chấn học chủ yếu nhận được tất cả dữ liệu từ các thiết bị trên đất liền, điều đó có nghĩa là hầu hết kiến thức của chúng ta về hoạt động địa chấn chỉ giới hạn ở một phần ba bề mặt hành tinh. Tuy nhiên đáy biển cũng là khu vực cần có khảo sát rất quan trọng.
“Nhu cầu nghiên cứu đối với hoạt động địa chấn đáy biển cũng vô cùng quan trọng”, Nathaniel Lindsey, tác giả nghiên cứu cho biết.
Lý giải cho quan điểm này, Nathaniel Lindsey cho rằng để tận dụng các dụng cụ sẵn có là rất cần thiết và tiết kiệm được rất nhiều.
Video đang HOT
Bằng cách theo dõi hiện tượng cáp bị uốn cong và ở mức độ nào đôi khi chỉ trong một vài nanomet sẽ giúp các nhà khoa học tìm ra nguồn gốc của hoạt động địa chấn với mức độ chính xác rất cao. Kỹ thuật này được gọi là cảm biến âm thanh phân tán.
Hệ thống cáp mà nhóm nghiên cứu đã thử nghiệm dựa trên cơ sở hạ tầng dữ liệu dưới nước có chiều dài 20 km có thể phát hiện chuyển động nhỏ nhất của bề mặt mà chúng được gắn vào.
Đây là nghiên cứu đầu tiên về việc sử dụng cáp quang ngoài khơi để xem xét các loại tín hiệu hải dương học. Nếu thành công, các dây cáp có thể được đưa vào sử dụng làm công cụ nghiên cứu và có thể giúp chiếu sáng điểm mù mà các nhà địa chấn học có được như hoạt động và tính năng của đáy đại dương.
Minh Long
Theo dantri.com.vn/Techcrunch
Bằng chứng cực choáng dấu vết ngoài hành tinh dưới đáy biển
Có rất nhiều giả thuyết được đưa ra quanh nguồn gốc của quần thể kiến trúc đá dưới đáy biển Yonaguni , trong đó có không ít người tin rằng đây là sản phẩm của một nền văn minh đến từ ngoài hành tinh...
Ở phía cực Nam của Nhật Bản có một hòn đảo nhỏ mang tên là Yonaguni. Vùng biển quanh hòn đảo này là nơi ẩn chứa bí mật về một nền văn minh cổ kỳ lạ.
Câu chuyện bắt đầu vào năm 1987, khi Kihachiro Aratake, chủ sở hữu một doanh nghiệp cung cấp dịch vụ lặn trên đảo Yonaguni, lúc đó đang tìm kiếm các địa điểm lặn mới cho khách hàng của mình.
Tại độ sâu 20-30 m dưới mặt nước biển, ông đã tìm thấy một tổ hợp công trình lớn, đồ sộ bằng đá, có kích thước bằng hai sân bóng. Hay tin, hàng trăm thợ lặn và nhà khoa học đã đến khảo sát khu vực.
Tuy rằng các khối đá cấu tạo nên công trình này khá phổ biến trong khu vực và có thể hình thành trong tự nhiên dưới dạng các lớp hình chữ nhật hay tinh thể, nhưng có nhiều lý do để tin rằng công trình này là tác phẩm của con người
Tại một số vị trí trên khối đá Yonaguni có các trụ đá kích thước rất lớn được đặt sát cạnh nhau một cách rất hoàn hảo và không ai nghĩ rằng chúng được xếp đặt một cách tự nhiên.
Ngoài ra có nhiều cầu trúc giống như các bậc thang và lối đi, được đẽo gọn vô cùng vuông vắn...
...Và các phiến đá được cắt xể để tại nên các góc cạnh hình tam giác.
Quanh khu vực này, các thợ lặn cũng tìm thấy nhiều đồ gốm và công cụ bằng đá có niên đại lên đến hàng nghìn năm
Kể từ khi được phát hiện đến nay, quần thể kiến trúc đá dưới đáy biển Yonaguni đã trở thành chủ để tranh cãi của giới nghiên cứu. Có rất nhiều giả thuyết được đưa ra quanh nguồn gốc của công trình này, trong đó có không ít người tin rằng đây là sản phẩm của một nền văn minh đến từ ngoài hành tinh...
T.B (tổng hợp)
Theo kienthuc.net.vn
Giải mật thành phố cổ bị chôn vùi ngoài khơi Ấn Độ Xâu chuỗi các mảnh ghép, nhóm khảo sát đã xác định được hai thành phố cổ dưới vịnh Khambhat, cả hai đều nằm bên bờ một dòng sông cũ và được xây rất quy mô. Vào năm 2001, Viện Hải dương Ấn Độ đã tiến hành các cuộc khảo sát hải dương học ở vịnh Khambhat để nghiên cứu tác động của ô...