Các nhà khảo cổ làm gì khi phát hiện ra xác ướp bò rừng 36.000 năm tuổi? Họ đã… làm thử món bò hầm?
Bạn tin được không khi một loạt sự kiện lạ lùng diễn ra với con bò rừng từng sinh sống trên thảo nguyên Bắc Mỹ cách đây 36.000 năm!
Vụ phát hiện tình cờ: muốn tìm vàng lại gặp… xác ướp
Một trong những sự kiện được quan tâm nhất Bắc Mỹ vào cuối những năm 1890 là Cơn sốt vàng Klondike. Ước tính hơn 100.000 người đã tranh nhau đến vùng Alaska và phía tây bắc Canada tìm vàng. Một số người trở nên giàu có, phần lớn trắng tay ra về.
Trên đường đến vùng Klondike tìm vàng
Đến năm 1976, cơn sốt vàng đã hạ nhiệt hoàn toàn. Thế nhưng, gia đình Rumans lại tìm thấy một thứ khác, to lớn và gây sửng sốt hơn nhiều! Đó là xác ướp của một con bò rừng bison đực được “ủ đông” tự nhiên. Vị trí phát hiện nằm gần thành phố Fairbanks, bang Alaska.
Họ đặt tên cho nó là Blue Babe, bắt nguồn từ thần thoại Mỹ về con bò “Babe the Blue Ox” – thú nuôi của một chàng tiều phu khổng lồ.
Dưới lớp băng là lớp bùn phủ lên xác con bò rừng Blue Babe
Gia đình Rumans vô cùng sốc nên quyết định phải liên lạc ngay với Dale Guthrie – giáo sư khảo cổ học từ ĐH Alaska. Phải mất 3 năm để nhóm nghiên cứu của giáo sư Dale phá băng và khai quật thành công xác bò rừng to lớn.
Mãi đến lúc đó, họ mới nhận ra mình đang chứng kiến 1 trong những mẫu vật hoàn hảo nhất của loài bò rừng bison từng được tìm thấy.
Thông qua phương pháp định tuổi bằng carbon phóng xạ, các nhà nghiên cứu xác định con bò rừng này chết cách đây đã… 36.000 năm!
Có nhiều vết thương trên cổ và lưng, rất có thể là vết cắn mạnh kinh hồn của sư tử Mỹ. Đây là một nhánh sư tử đã tuyệt chủng vào kỷ băng hà và cũng là tổ tiên của sư tử châu Phi ngày nay.
Những vết cắn kinh khủng, có thể là của sư tử trên phần đầu của Blue Babe
Video đang HOT
Vụ đụng độ diễn ra vào mùa đông và con bò rừng dường như trốn thoát, nhưng nó lại chết cóng vì trời lạnh thấu xương. Nhiệt độ xuống thấp cũng khiến vết thương không “ăn” hết cơ thể.
Rồi trải qua hàng chục ngàn năm, nhiều lớp băng tuyết dày bao phủ lên xác ướp khiến nó… đánh một giấc thật dài, cho đến khi được khai quật vào năm 1979.
Biết rằng, cá thể được tìm thấy thuộc loài bò rừng thảo nguyên (tên khoa học: Bison priscus). Nó sinh sống vào thời kỳ băng hà cuối cùng (cách đây 110.000 – 10.000 năm) ở châu Âu, Trung Á và Bắc Mỹ. Bò rừng bison có kích thước vào hàng to lớn nhất trên cạn cùng với voi ma-mút, sư tử, hổ răng kiếm…
Bò rừng Bắc Mỹ (Bison bison) hiện nay là con ngoài cùng bên phải, nhỏ hơn so với mẫu vật Blue Babe (loài Bison pricus, hình giữa).
Bò rừng Bison pricus đã tuyệt chủng cách đây 8.000 năm. Tuy nhiên, vẫn còn một số loài “bà con” của nó tồn tại đến nay, bao gồm bò bison châu Mỹ (tên khoa học: Bison bison). Chủng bò này bé hơn nhưng vẫn cao đến… 2,8m và nặng trung bình hơn 600kg.
Và họ đã làm gì với xác ướp bò rừng?
Xác ướp được khai quật vào tháng 7, giữa mùa hè. Ngay khi ra khỏi mặt băng, nó liền có dấu hiệu phân hủy. Nhóm nghiên cứu rất lo sợ mẫu vật không thể dùng cho nghiên cứu về bò rừng bison sau này. Vì vậy, họ quyết định phải lấy thịt, máu, tủy của xác ướp tách riêng; nhằm bảo tồn phần còn lại vĩnh viễn ở Bảo tàng Alaska.
Dale Guthrie xử lý mẫu vật Blue Babe, ngăn nó không phân hủy
May thay, nhóm nghiên cứu đã thành công nhờ sự giúp sức của chuyên gia nhồi xác động vật Eirik Granqvist đến từ ĐH Helsinki, Phần Lan. Đến giữa năm 1894, xác ướp bò rừng bison đã qua xử lý được mang đi trưng bày.
Và bạn biết gì không? Trước đó, nhóm nghiên cứu vẫn còn giữ lại một ít thịt bò rừng “đông lạnh”.
Chẳng biết vì tò mò hay mục đích khoa học (giới nghiên cứu cũng thường ăn thịt mẫu vật để phát hiện những thứ không thể nhận ra theo cách thông thường), nhóm của Dale quyết định hầm 1 phần thịt nhỏ ở cổ của con bò rừng bison 36.000 năm tuổi!!!
Sau đó ư? Tất cả họ đều sống khỏe để kể cho chúng ta biết món thịt ấy có vị như thế nào. “Nó dai nhưng vẫn ăn được và rõ vị thịt bò.
Không ai trong chúng tôi nôn chớ hay gặp vấn đề gì về sau”, Dale Guthrie cho biết.
Đến nay, mẫu vật bò rừng bison Blue Babe vẫn nằm oai vệ tại Museum of the North (Bảo tàng miền Bắc) thuộc ĐH Alaska.
Theo helino
Bí ẩn xác ướp tồn tại cả nghìn năm bỗng nhiên... hóa lỏng
Sự kỳ bí về xác ướp hóa lỏng này thực sự khiến giới khoa học đau đầu tìm kiếm lời giải.
Năm 2016, những xác ướp ở Bắc Chile dần hóa lỏng không rõ nguyên nhân, giới nghiên cứu lúc đó đau đầu tìm cách ngăn chặn.
Cụ thể, hơn 100 xác ướp có niên đại ít nhất là 7.000 năm bỗng hóa lỏng thành dạng chất sệt màu đen (black goo).
Hồi năm 2015 các nhà chức trách địa phương đã đệ đơn lên Cơ quan Văn hóa của UNESCO để công nhận các xác ướp này là di sản văn hóa thế giới trước khi chúng bị phá hủy.
Một xác ướp nguyên vẹn tại bảo tàng San Miguel de Azapa
Thế nhưng, việc được UNESCO công nhận thì cũng không thể cứu vãn tình trạng của các xác ướp này. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu muốn thông qua việc này kêu gọi sự quan tâm của cộng đồng quốc tế, từ đó giúp họ tìm ra giải pháp.
Kể từ đầu những năm 1900, gần 300 xác ướp của con người đã được phát hiện dọc theo bờ biển phía Nam Peru và miền Bắc Chile, bao gồm cả người lớn, trẻ em, trẻ sơ sinh và cả các thai nhi nữa.
Với niên đại 5050 TCN, đây được cho là những xác ướp cổ nhất trên thế giới tính đến nay.
Theo nghiên cứu, những xác ướp này do nhóm người săn bắn - hái lượm người Chinchorro thực hiện, họ sử dụng kỹ thuật ướp xác trước cả người Ai Cập cổ đại khoảng 2.000 năm.
Tại Ai Cập, các xác ướp được tìm thấy trong các lăng mộ của Pharaoh
Trong khi những xác ướp Ai Cập cổ đại đại đa số đều là Pharaoh hoặc những người thuộc tấng lớp thượng lưu trong xã hội thì xác ướp Chinchorro có thể là mọi đối tượng, từ dân thường cho đến quý tộc, điều này cho thấy xã hội Chinchorro lúc bấy giờ khá bình đẳng
Tại sao các xác ướp bỗng nhiên hóa lỏng?
Lý do các xác ướp được bảo tồn nguyên vẹn một cách đáng kinh ngạc như vậy là do trong suốt hàng ngàn năm chúng được chôn vùi dưới lớp cát sâu ở sa mạc Atacama - một nơi trên Trái đất không bị ảnh hưởng bởi các trận mưa trong hơn 400 năm.
Trong thế kỷ qua, các xác ướp này đã được khai quật và di dời đến các viện nghiên cứu địa phương để bảo quản.
Một xác ướp tại bảo tàng San Miguel de Azapa
Đầu năm 2015, mọi chuyện bắt đầu trở nên tồi tệ, các nhà bảo tồn Chile đã phải nhờ đến sự giúp đỡ của các nhà khoa học của trường Đại học Harvard.
Ralph Mitchell - nhà sinh học đến từ trường Đại học Harvard lúc đó cho hay: "Chúng tôi biết các xác ướp đang xuống cấp nhưng không ai biết tại sao. Chúng tôi chưa từng thấy kiểu phân hủy nào như vậy trước đây".
Tuy nhiên việc nghiên cứu các mẫu mô của xác ướp đã cho thấy rất nhiều vi khuẩn đang bò bên dưới - nhưng chúng không phải vi khuẩn cổ đại, chúng là loại vi khuẩn thường sống trên da người. Chúng đẩy nhanh quá trình phân hủy của các xác ướp. Bởi vậy loại chất nhầy khi xác ướp hóa lỏng bước đầu được cho là do sự phát triển mạnh mẽ của vi khuẩn bên trong xác ướp.
Mitchell phát biểu trên trang Live Science: " Ngay sau khi nhiệt độ và độ ẩm phù hợp xuất hiện, chúng bắt đầu sử dụng lớp da như một loại thức ăn". Mitchell cho biết thêm trừ khi các nhà nghiên cứu địa phương có thể giữ xác ướp Chinchorros dưới điều kiện nhiệt độ và độ ẩm thích hợp, nếu không các con vi sinh vật bản địa này sẽ xơi tái xác ướp ngay lập tức.
Hiện nay vẫn chưa có thông báo UNESCO sẽ chấp nhận đề nghị nhưng vẫn hy vọng, các nhà nghiên cứu địa phương sẽ tìm thấy sự giúp đỡ họ cần để bảo quản xác ướp này.
Bởi kỹ thuật ướp xác của người Chinchorro có trước người Ai Cập cổ đại những 2.000 năm là một điều quá phi thường và giờ đây chúng ta không thể để chúng bị phá hủy như vậy được.
Theo Helino
Hủ tục cắt ngón tay man rợ của bộ tộc Dani ở Indonesia Bộ tộc Dani ở Indonesia có tục lệ chặt ngón tay của người phụ nữ khi một người thân trong gia đình qua đời. Điều này được xem là hủ tục ghê rợn tồn tại đến ngày nay. Dani là một bộ tộc thời kỳ đồ đá còn tồn tại đến thế kỷ 21. Bộ tộc này sống ở phía Tây đảo New...