Các nhà đầu tư vào Trung Quốc: Chuyện gì đang xảy ra?
Đại gia BĐS Trung Quốc ngã ngựa, nhiều điều đã lộ ra. Mặc dù vậy, các nhà đầu tư nước ngoài vẫn không khỏi đặt câu hỏi: Chuyện gì đang xả ra?
Câu chuyện của Kaisa Group Holdings Ltd.
Tập đoàn Kaisa Group Holdings Ltd., công ty hoạt động trong lĩnh vực Bất động sản và có trụ sở tại Thâm Quyến, đã vỡ nợ do không trả được khoản lãi 52 triệu USD quá hạn phát sinh từ trái phiếu niêm yết bằng USD (sau 30 ngày gia hạn). Tổng số nợ của Tập đoàn này lên tới 65 tỉ Nhân dân tệ (10,5 tỉ USD).
Giá trị thị trường của Kaisa Group Holdings Ltd. đã giảm còn 1,2 tỉ USD kể từ tháng 10 năm ngoái (theo số liệu của Bloomberg) ngay khi có dấu hiệu cho thấy Tập đoàn này đang gặp vấn đề và thực tế thì Kaisai đã không thể trả một khoản nợ vào thứ 2 vừa qua. Điều tra chống tham nhũng, hình hình tài chính không rõ ràng, chính sách điều hành doanh nghiệp cứng nhắc là những lý do cho sự sụp đổ của Kaisa. Chỉ mới 10 tháng trước, Kaisa còn sở hữu tới 1,5 tỉ đô la Mỹ tiền mặt. Tất nhiên, trong kinh doanh thì không thể nói trước được điều gì.
Những dấu hiệu trước đó cho thấy sự bất ổn của Kaisa chính là việc Tập đoàn này phải ra thông cáo vào ngày 17/10, bác bỏ những lời đồn thổi về việc Chủ tịch Tập đoàn ông Kwok Ying Shing đã biến mất. 1 tuần sau đó, Chính phủ Trung Quốc tuyên bố ông Jiang Zunyu, cựu Bí thư Ủy ban Chính trị và pháp lý Thâm Quyến đang nằm trong diện điều tra. Ông này đã bị cáo buộc về hành vi bòn rút công quỹ của các dự án xây dựng với trị giá lên tới hàng trăm triệu USD.
Bài học cho các nhà đầu tư nước ngoài
“Một doanh nghiệp từng rất thành công giờ lại lâm vào cảnh nợ nần. Điều này có thể xảy ra bất cứ đây tại bất cứ thời điểm nào. Đây chính là những rủi ro khi đầu tư vào Trung Quốc,” theo ông Raymond Chia, Trưởng bộ phận nghiên cứu Tín dụng, Tập đoàn Schroder Investment Management Ltd., công ty quản lý 468 tỉ USD trái phiếu, trong đó có Trung Quốc.
Các nhà đầu tư nước ngoài vốn đã rất đau đầu trước việc họ “mù tịt” thông tin về các cuộc điều tra chống tham nhũng của chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cũng những rủi ro khi đầu tư vào một thị trường tài chính thiếu minh bạch.
Vụ việc của Kaisa đã “dạy cho các nhà đầu tư một bài học” và họ rõ ràng sẽ nâng mức bảo hiểm đối với các khoản nợ của Trung Quốc và thẳng tay từ chối những công ty có tình hình tài chính yêu kém, theo ông Franco Leung, chuyên gia phân tích tại Moody’s Investors Service, Hong Kong. Ông này cũng cho biết thêm, trái phiếu của các công ty Trung Quốc tại thị trường nước ngoài theo đánh giá của ông đã giảm khoảng 50% trong quý 1/2015.
“Nếu như trước đây hỗ trợ về chính trị được coi là điểm cộng của các Tập đoàn của Trung Quốc thì giờ đây điều này đã không còn. Chúng tôi sẽ phải thận trọng hơn.” Theo ông Heo Joon Hyuk, Trưởng Văn phòng tại New York, tập đoàn Mirae Asset Global Investments Co., – công ty quản lý $64 billion tỷ trái phiếu toàn cầu.
Video đang HOT
Vẫn còn nhiều dấu hỏi xung quanh vụ Kaisa
Trở lại câu chuyện của Tập đoàn Kaisa. Các nguồn tin thân cận cho biết vào tháng 1/2015, Kaisa đã bị điều tra do liên quan tới ông Jiang, người đã từng là bí thư huyện ủy Longgang, nơi Kaisa đã không được tiếp tục cấp phép các dự án bất động sản. Trước đó, ngày 31/12, người đứng đầu Kaisa đã tuyên bố từ chức vì lý do sức khỏe và bán cổ phần chi phối gia đình ông đang nắm giữ cho Sunac China Holdings Ltd., sau đó.
Khi vụ việc của Kaisa vỡ lở, các nhà đầu tư trong nước đã nhanh chân phong tỏa tài sản trong khi các các nhà đầu tư ngoại tiếp tục quan sát. Điều này càng đẩy Kaisa vào khủng hoảng. Công ty này cũng không thể bán được nhà (của các dự án trước đó) ngay cả khi chính quyền thành phố Thâm Quyến dỡ bỏ một số lệnh cấm (theo phán quyết của tòa). Không ai lý giải được tại sao tòa án lại đưa ra những lệnh cấm đối với Kaisa trước đó (để rồi sau đó lại dỡ bỏ).
Các khoản vay lãi của Kaisa đã tăng gấp đôi từ tháng 6 đến tháng 12,2014, trong khi trái phiếu phát hành bằng đồng đô la của công ty chỉ được giao dịch trong khoảng từ 29,6 đến 85 cent trogn năm 2015. Nỗ lực cứu Kaisa của Sunac (Tập đoàn đã mua lại cổ phiếu chi phối của Chủ tịch Kaisa) cũng không thành công khi các cổ đông khác yêu cầu tái cơ cấu nợ trước khi tiến hành cải tổ, trong khi các chủ nợ lại từ chối do phải chờ đến khi kết quả kinh doanh thường niên năm 2014 được công bố.
Mặc dù kết quả kinh doanh 2014 chưa được công bố, những các bên liên quan đã phát hiện ra rằng kết quả kinh doanh 2014 của Kaisa là âm, không phải tăng trưởng như kế hoạch. Điều này sau đó đã được Kaisa xác nhận khiến mọi thứ càng trở nên rối rắm. Chưa dừng lại ở đó, mọi chuyện lại càng trở nên khó hiểu khi ngày 13 tháng 4 vừa ông Chủ tịch mới cáo ốm ngày 31/12/2014 của Kaisa đã quay lại điều hành công ty.
“Các cổ đông không thể hiểu được Kaisa đang phải gặp khó khăn như thế nào”, phát biểu của Chủ tịch Sunac, ông Sun Hongbin tháng 3, khi ông này lý giải việc công ty sẽ không trả tiền cho các nhà đầu tư cho tới khi thương vụ mua lại Kaisa hoàn tất. Phát biểu này sau đó đã bị các nhà phân tích vặn lại rằng, các cổ đông làm sao có thể hiểu nổi chuyện gì đang xảy ra?
“Điều gì đang xảy ra với tài sản của họ (các cổ đông)? Sẽ có gì trong báo cáo thường niên năm 2014 của công ty (chưa công bố)? Tại sao ông Chủ tịch cũ lại quay lại? Chúng tôi chẳng hiểu gì cả!” những câu hỏi được ông Jeffrey Gao, nhà phân tích, Nomura Holdings Inc., đặt ra.
Theo K.T
Đất Việt/Bloomberg
Túi tiền tỷ đô chờ được tháo chốt
Dòng vốn ngoại hàng tỷ USD có thể được kích hoạt sớm trong năm nay khi những sửa đổi cho phép nhà đầu tư ngoại được sở hữu nhiều hơn đối với các DN đại chúng.
Dỡ trần 49%
Ông Nguyễn Thành Long, Phó Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) cho biết, Dự thảo sửa đổi Nghị định 58 đang ở bước cuối cùng thẩm định trước khi trình Chính phủ.
Theo ông Long, Nghị định 58 cách đây 2 năm trở và lần sửa đổi này sẽ có nhiều đột phá, mang tính cải cách lớn. Trong đó, nội dung mà các nhà đầu tư rất quan tâm là: mở rộng sự tham gia của các NĐT nước ngoài; thắt chặt các quy định huy động vốn của công ty đại chúng; thúc đẩy và minh bạch hóa hoạt động cổ phần hóa DNNN...
Công ty chứng khoán BIDV (BSC) cho biết, một thay đổi quan trọng trong Dự thảo mới là: khối NĐT nước ngoài "được sở hữu không hạn chế" cổ phiếu của công ty đại chúng, trừ các DN hoạt động theo pháp luật chuyên ngành, DNNN cổ phần hóa và nếu Điều lệ công ty có quy định khác.
Dự thảo mới đã dỡ bỏ hoàn toàn tỷ lệ trần sở hữu 49% của NĐT đối với nhóm các công ty đại chúng theo đúng cam kết của Việt Nam trong hội nhập.
Quy định về tỷ lệ sở hữu nước ngoài tại các CTCK và công ty quản lý quỹ cũng có những thay đổi căn bản. NĐT nước ngoài đủ điều kiện được mua để sở hữu đến 100% vốn điều lệ của CTCK, không bị giới hạn ở mức tối đa 49% như trước đây.
Quy định về tỷ lệ sở hữu nước ngoài tại các CTCK và công ty quản lý quỹ cũng có những thay đổi căn bản.
Trong khi đó, đối với hoạt động huy động vốn của các công ty đại chúng, dự thảo sẽ đưa ra những quy định chặt chẽ hơn để giúp NĐT kiểm soát được hoạt động huy động vốn của các công ty đại chúng, như: phát hành cổ phiếu riêng lẻ, hoán đổi các khoản nợ, hoán đổi lấy cổ phần hay phần vốn góp của doanh nghiệp khác...
Đối với CPH, dự thảo quy định, DNNN, CPH phải gắn với niêm yết hoặc đăng ký giao dịch trên sàn giao dịch cổ phiếu chưa niêm yết - Upcom... Bên cạnh đó, Dự thảo cũng hướng tới việc mở thêm sản phẩm mới như chứng quyền có bảo đảm, giúp thị trường có thêm một công cụ để ngăn ngừa rủi ro. Ngoài ra còn cho phép hình thành quỹ đầu tư BĐS, hình thành từ vốn góp từ BĐS.
Kích hoạt thị trường
Theo đánh giá của BSC, những điểm mới của Dự thảo đã đáp ứng được khá tốt kỳ vọng của NĐT trong và ngoài nước. Đặc biệt, việc mở room cho khối ngoại được kỳ vọng là cú hích quan trọng cho TTCK trong năm 2015.
Khi tỷ lệ trần sở hữu nước ngoài 49% được dỡ bỏ, dự báo sẽ có động thái mua thêm của NĐT nước ngoài đối với nhóm cổ phiếu đã hết room này.
Theo thống kê của BSC, hiện có 34 cổ phiếu đã hết room cho NĐT nước ngoài (29 trên HOSE và 5 trên HNX), tập trung vào những DN lớn, đầu ngành và luôn nhận được sự quan tâm của NĐT nước ngoài như: Dược Hậu Giang (DHG), Domesco (DMC), Thiết bị y tế Việt Nhât (JVC), hàng tiêu dùng (VNM, EVE, KMR, PNJ, TCM, BBC, MWG) và một số cổ phiếu khác FPT, REE, CTD, BMP, VNS, GMD...
Dòng vốn ngoại hàng tỷ USD có thể được kích hoạt sớm trong năm nay khi những sửa đổi cho phép nhà đầu tư ngoại được sở hữu nhiều hơn đối với các DN đại chúng.
Riêng đối với các CTCK, hiện có 15 CTCK đang niêm yết với giá trị vốn hóa 30 nghìn tỷ đồng, trong đó có 2 CTCK lớn nhất trong tình trạng gần hết room là HSC và SSI.
Đối với nhóm cổ phiếu vẫn còn room, mặc dù hiện tại nhu cầu của NĐT nước ngoài không lớn với nhóm các công ty này, nhưng khi giới hạn trần sở hữu nước ngoài được dỡ bỏ sẽ mở đường cho các thương vụ M&A. Đồng thời, động thái mua thêm của NĐT nước ngoài đối với cổ phiếu đã hết room sẽ đẩy mặt bằng giá giao dịch lên, thu hút sự quan tâm của NĐT nước ngoài đối với nhóm cổ phiếu còn room...
BSC cho rằng, với những thay đổi tích cực trong việc nới room cho NĐT nước ngoài, Dự thảo sửa đổi Nghị định 58 khi được ban hành sẽ khơi thông được dòng vốn ngoại đổ mạnh vào TTCK, từ đó góp phần thúc đẩy cổ phần hóa, tái cấu trúc nền kinh tế Việt Nam. Bên cạnh đó, việc thúc đẩy CPH gắn với niêm yết sẽ khiến quy mô TTCK tăng, thanh khoản cũng sẽ giúp TTCK Việt Nam tiến dần đến mục tiêu nâng cấp TTCk lên mức thị trường mới nổi.
Ông Long cho rằng, việc sửa đổi các văn bản quan trọng như Nghị định 58 sửa đổi sẽ giúp thể hiện tốt hơn bức tranh kinh tế vĩ mô, đưa ra tín hiệu tốt hơn cho dòng vốn. Và nếu nền kinh tế tiếp tục đà khởi sắc như trong quý I thì không có lý do gì TTCK không tươi sáng trong năm 2015.
Bên cạnh những thay đổi nói trên, về cơ bản TTCK đang hưởng lợi từ những yếu tố vĩ mô tích cực của nền kinh tế.. Trong quý đầu năm 2015, lãi suất tiếp tục duy trì ở mức thấp tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn ngân hàng.
Bên cạnh đó, giá dầu thế giới giảm mạnh từ cuối 2014 đầu 2015 ở mức trên 50% kéo nhiều loại hàng hóa, nguyên phụ liệu trên thế giới giảm, chi phí sản xuất giảm, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp cải thiện kết quả kinh doanh. Quá trình này cũng sẽ làm hồi sinh nhiều ngành phục hồi chậm hơn so với diễn biến thị trường như vận tải.
Bên cạnh đó, các hiệp định thương mại quan trọng như TPP, liên minh thuế quan, song phương Việt Nam-EU có nhiều khả năng sớm kết thúc trong năm 2015 tiếp tục mở ra cơ hội xuất khẩu cho nhiều ngành kinh tế trong nước, đồng thời cũng sẽ có ảnh hưởng tích cực đến tâm lý NĐT và sẽ là tin hỗ trợ tích cực cho TTCK.
Theo BSC, giai đoạn nửa cuối 2015, thử thách đối với TTCK sẽ lớn dần do sức ép từ nguồn tiền cho thị trường không lớn như mọi năm. TTCK sẽ phân hóa rất mạnh, và điều này khiến việc lựa chọn cổ phiếu theo nhóm ngành, quy mô trở nên quan trọng hơn là đầu tư theo chỉ số chung. Tuy nhiên, nếu chính sách theo hướng hỗ trợ TTCK thì VN-Index vẫn duy trì đã tăng trưởng và có khả năng đóng cửa năm 2015 ở mức 650 điểm.
Theo Lê Hà
VEF
Dư luận phản đối dự án của chủ đầu tư Trung Quốc ở đèo Hải Vân Việc chính quyền tỉnh Thừa Thiên Huế cấp phép dự án cho nhà đầu tư nước ngoài khiến người dân TP Đà Nẵng và cả người dân tỉnh Thừa Thiên Huế cũng bất bình. Những ngày gần đây, dư luận lên tiếng phản đối về việc Ban Quản lý Khu Kinh tế Chân Mây-Lăng Cô, tỉnh Thừa Thiên Huế cấp Giấy chứng nhận...