Các nhà cung cấp internet Mỹ bị tố thu thập thông tin người dùng
Báo cáo mới của Ủy ban Thương mại Liên bang Mỹ (FTC) cho thấy không chỉ Google, Amazon, Facebook mới thu thập dữ liệu người dùng, các nhà cung cấp dịch vụ internet (ISP – Internet Serice Provider) cũng đang âm thầm làm điều đó mà chưa bị tố giác.
FTC phát hiện các ISP thường xuyên thu thập dữ liệu vị trí, hành vi và lịch sử duyệt web của khách hàng, sau đó chia sẻ dữ liệu với những bên trung gian.
“Dù nhiều ISP hứa không bán dữ liệu cá nhân của người dùng nhưng họ vẫn cho phép bên thứ ba sử dụng, kiếm tiền từ dữ liệu này, và che giấu những hoạt động như vậy trong bản hợp đồng chính sách quyền riêng tư”, báo cáo cho biết.
Nhà cung cấp internet có thể tiếp cận lượng lớn thông tin của khách hàng
Không dừng lại ở điện thoại, máy tính, ISP có thể ghi nhận mọi hoạt động của các thiết bị internet vạn vật (IoT) như TV, thiết bị smart home… từ đó biết được hoạt động hằng ngày, email, dữ liệu tìm kiếm, thói quen duyệt web và xem truyền hình cáp của bạn…
Người dùng có thể chặn theo dõi trên thiết bị di động hoặc trình duyệt máy tính, nhưng không thể làm gì nếu người theo dõi là ISP. Họ sử dụng công nghệ được gọi là “supercookie” để liên tục theo dõi khách hàng.
Video đang HOT
Việc ISP thu thập thông tin khách hàng đã bị phanh phui suốt nhiều năm qua, nhưng các cơ quan quản lý Mỹ hầu như rất ít can thiệp. Phần lớn do nhiều công ty ngành viễn thông thường xuyên chi tiền vận động hành lang. Năm 2017, Ủy ban Truyền thông Liên bang (FCC) muốn thông qua bộ quy tắc yêu cầu ISP phải minh bạch về việc thu thập và mua bán dữ liệu, nhưng những nỗ lực vận động hành lang đã khiến Quốc hội Mỹ bỏ qua bộ quy tắc này.
Công nghệ số có thể mang lại cho Việt Nam 74 tỷ USD vào năm 2030
Nếu được tận dụng tối đa trong nền kinh tế, công nghệ số có thể đem lại 74 tỷ USD cho Việt Nam vào năm 2030, tương đương 27% GDP của năm 2020.
Tiềm năng kinh tế số của Việt Nam
Đây là thông tin được đại diện Google đưa ra tại hội thảo "Tiềm năng kinh tế số Việt Nam"chiều 18/10. Sự kiện do Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC), Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Google tổ chức.
Theo đánh giá, Việt Nam đang có vị trí thuận lợi để phát triển nền kinh tế số khi dân số trẻ và am hiểu công nghệ. Các dữ liệu nghiên cứu cho thấy, nền kinh tế Internet tăng trưởng nhanh thứ hai Đông Nam Á, chỉ sau Indonesia. Dự đoán tổng giá trị giao dịch (GMV) các dịch vụ kinh tế Internet sẽ tăng trưởng 29% mỗi năm từ năm 2020 đến 2025.
Hội thảo về tiềm năng kinh tế số Việt Nam
Báo cáo Tiềm năng số Việt Nam của Google đưa ra dự đoán, nếu được tận dụng tối đa trong nền kinh tế, công nghệ số có thể đem lại cho Việt Nam 1.733 nghìn tỷ đồng (74 tỷ USD) vào năm 2030. Khoản tiền này tương đương 27% GDP của Việt Nam trong năm 2020.
Các công nghệ có tiềm năng có thể kể đến như: Internet di động; điện toán đám mây; dữ liệu lớn; trí tuệ nhân tạo (AI); công nghệ tài chính (fintech); Internet vạn vật (IoT) và viễn thám; robot...
"Thông qua các mô hình kinh doanh mới, các dòng doanh thu, tiết kiệm năng suất, và gia tăng GDP, các công nghệ này có thể tạo nên giá trị kinh tế đáng kể đối với các doanh nghiệp và chính phủ Việt Nam", báo cáo khẳng định.
Chuyển đổi số không chỉ mang lại lợi ích cho lĩnh vực công nghệ, trên thực tế, phần lớn các lợi ích dành cho các lĩnh vực truyền thống, phi công nghệ. Một nghiên cứu mới đây cho thấy các lĩnh vực truyền thống như bán lẻ có thể thu được tới 75% lợi ích kinh tế từ Internet, do các lĩnh vực này có quy mô lớn trong tỷ trọng GDP.
Áp dụng kỹ thuật số cũng sẽ giúp Việt Nam ứng phó và khả năng phục hồi trong cuộc khủng hoảng Covid-19 và cả sau đại dịch. Bằng cách hỗ trợ doanh nghiệp kết nối với khách hàng thông qua công nghệ số và giảm thiểu tắc nghẽn hậu cần (logistics) do gián đoạn chuỗi cung ứng, công nghệ có thể giúp doanh nghiệp kiểm soát các tác động kinh tế nghiêm trọng của Covid-19. Ước tính khoảng 70 % tổng cơ hội kỹ thuật số của Việt Nam, trị giá 1.216 nghìn tỷ đồng có thể xuất phát từ những ứng dụng công nghệ như vậy.
Rào cản của kinh tế số ở Việt Nam
Phát biểu khai mạc tại hội thảo, ông Trần Duy Đông, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư đánh giá, trong bối cảnh bị tác động nghiêm trọng bởi đại dịch Covid-19, cần đẩy nhanh quá trình phát triển kinh tế số trên nền tảng khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo, nâng cao năng suất, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế.
Ông Trần Duy Đông, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng khẳng định, Chính phủ đã xác định được tầm quan trọng và có quyết tâm thúc đẩy kinh tế số thông qua các Nghị quyết, chương trình hành động.
Chính phủ cũng đã thành lập Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC) nhằm hiện thực hóa những khát vọng, chủ trương, định hướng đổi mới sáng tạo của Việt Nam trong cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, thông qua các hoạt động hỗ trợ, phát triển hệ sinh thái đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp, góp phần đổi mới mô hình tăng trưởng trên nền tảng phát triển khoa học công nghệ và mô hình kinh doanh, quản lý sáng tạo.
Các chuyên gia cho biết, dù có nhiều thuận lợi nhưng Việt Nam vẫn phải đối mặt với một số rào cản để có thể khai thác tối đa các lợi ích công nghệ số. Những rào cản này bao gồm: Các quy định pháp lý có thể hạn chế Việt Nam đạt đến tiềm năng tối đa của hệ sinh thái công nghệ trong nước, hạn chế khả năng kết nối kỹ thuật số, cũng như thiếu hụt nguồn nhân lực có kỹ năng số hay các vấn đề về kết nối.
Ngoài ra, mặc dù nguồn nhân lực ngày càng được chú trọng nâng cao kỹ năng trong những năm gần đây, vẫn cần nỗ lực để hoàn thiện kỹ năng hơn nữa cho đội ngũ này.
"Đây là những rào cản trọng yếu cần được giải quyết để Việt Nam có thể khai thác tối đa tiềm năng kinh tế của mình bằng công nghệ", báo cáo của Google nêu.
Trung Quốc muốn dẫn đầu trong áp dụng giao thức internet mới Trung Quốc muốn đạt được vị trí dẫn đầu toàn cầu về giao thức internet IPv6 thế hệ mới vào năm 2025 khi Bắc Kinh đang chuẩn bị cho kỷ nguyên Internet vạn vật (IoT). Chính quyền Bắc Kinh đang để mắt đến Internet vạn vật (IoT) với các mục tiêu quốc tế rất tham vọng Theo một tài liệu do Cục An...