Các ngọn núi ở Nepal đã mất 1/3 lượng băng

Theo dõi VGT trên

Các ngọn núi phủ tuyết trắng ở Nepal đã mất gần 1/3 lượng băng trong hơn 30 năm qua do hiện tượng nóng lên toàn cầu.

Các ngọn núi ở Nepal đã mất 1/3 lượng băng - Hình 1
Những người leo núi trong hành trình chinh phục đỉnh Everest. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN

Đó là nhận định được Tổng Thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Antonio Guterres đưa ra ngày 30/10 sau khi tới thăm khu vực Solukhumbu gần núi Everest – đỉnh núi cao nhất thế giới hiện nay.

Các nhà khoa học về khí hậu cho biết nhiệt độ Trái Đất đã tăng trung bình 0,74 độ C trong 100 năm qua. Tuy nhiên, mức tăng nhiệt độ tại dãy Himalaya ở Nam Á (nơi có đỉnh Everest) còn cao hơn mức trung bình toàn cầu.

Với vị trí địa lý nằm giữa Ấn Độ và Trung Quốc – hai trong số những quốc gia có lượng phát thải carbon lớn nhất thế giới, sông băng ở Nepal đang tan chảy nhanh hơn trong thập kỷ qua, tăng tới 65% so với thập kỷ trước đó.

Trong một thông điệp video sau khi đến thăm Solukhumbu, ông Antonio Guterres đã kêu gọi các nước chấm dứt kỷ nguyên nhiên liệu hóa thạch, cùng hành động để kiềm chế mức tăng nhiệt độ toàn cầu ở 1,5 độ C, đồng thời cảnh báo rằng các sông băng tan chảy đồng nghĩa nước từ sông hồ sẽ cuốn trôi toàn bộ cộng đồng dân cư và khiến mực nước biển dâng cao lên mức kỷ lục.

Trong báo cáo công bố hồi tháng 6 vừa qua, các nhà khoa học cho biết thể tích sông băng ở dãy Hindu-Kush Himalaya có thể giảm tới 75% cuối thế kỷ này do sự nóng lên toàn cầu, gây lũ lụt nghiêm trọng và thiếu nước cho 240 triệu người sống ở vùng núi.

Những nhà leo núi trở về từ Everest cũng có chung nhận xét rằng ngọn núi này hiện đã trở nên khô cằn hơn và cây cỏ không còn tươi tốt.

Tổng Thư ký LHQ Antonio Guterres đang có chuyến thăm chính thức Nepal trong 4 ngày theo lời mời của Thủ tướng nước này Pushpa Kamal Dahal. Trong khuôn khổ chuyến thăm, ông Guterres sẽ trực tiếp thị sát những tác động do biến đổi khí hậu đối với Nepal và gặp gỡ các cộng đồng bị ảnh hưởng.

Đây là chuyến thăm đầu tiên của ông Guterres tới Nepal kể từ khi ông nhậm chức Tổng Thư ký LHQ vào ngày 1/1/2017.

Video đang HOT

Biến đổi khí hậu đe dọa nghiêm trọng "nóc nhà thế giới"

Tuyết lở nhiều hơn và sông băng tan chảy nhanh chưa từng có, đỉnh Everest gồng mình chịu đựng các hiện tượng cực đoan do biến đổi khí hậu.

Theo một số chuyên gia, chẳng hề quá sớm để nói "nóc nhà thế giới" đang kêu cứu.

Năm chết chóc với các nhà leo núi

Theo báo Kathmandu Post cuối tháng 8 vừa qua đưa tin, 2023 là một trong những năm có chết chóc nhất được ghi nhận trên đỉnh Everest, với 12 người đã tử vong và 5 người mất tích trên đường lên ngọn núi cao nhất dãy Himalaya. Số người chết hiện tại cao thứ tư trong lịch sử Everest, (chỉ năm 2015, 1996 và 2014 có nhiều hơn, với lần lượt 13, 15 và 16 người chết). Nếu 5 người mất tích được tuyên bố là đã chết, thì năm 2023 sẽ được coi là năm đau buồn nhất đối với những người leo núi tại "nóc nhà thế giới".

Biến đổi khí hậu đe dọa nghiêm trọng nóc nhà thế giới - Hình 1
Một trận tuyết lở trên đỉnh Everest. Ảnh: National Geographic

Các chuyên gia về khí hậu nhận định, trong khi hoạt động leo núi ở độ cao đi kèm với nguy cơ tuyết lở cố hữu, thì hiện tượng nóng lên toàn cầu đang làm trầm trọng thêm mối nguy hiểm trong mùa leo núi ở dãy Himalaya.

Theo một phân tích gần đây, ít nhất 564 người đã thiệt mạng do tuyết lở khi leo lên những đỉnh núi cao trên 4.500 mét ở dãy Himalaya trong 5 thập kỷ qua. Thu hẹp dữ liệu xuống còn 14 đỉnh núi cao trên 8.000 mét và một số đỉnh cao nổi bật khác trên 6.000 mét ở dãy Himalaya, đã có ít nhất 1.400 người chết khi leo núi từ năm 1895 đến năm 2022, và 33% trong số đó là do tuyết lở.

Alan Arnette, một nhà leo núi và người ghi chép về các mùa leo núi ở Nepal, cho biết những trận tuyết lở chết người trên các đỉnh núi nổi tiếng bao gồm Everest, Ama Dablam, Manaslu và Dhaulagiri không phải là diễn biến mới. Nhưng tần suất và thời gian của những trận tuyết lở gần đây có thể là điềm báo bi quan về tương lai của hoạt động leo núi trên dãy Himalaya trong một thế giới đang nóng lên.

Mùa leo núi ở trung tâm dãy Himalaya, nơi tập trung phần lớn các đỉnh cao hấp dẫn người leo núi, theo truyền thống diễn ra khi thời tiết trong lành từ tháng 3 đến tháng 5, trước mùa gió mùa và sau đó là từ tháng 9 đến tháng 11 hằng năm. Điều này trùng với mùa lốc xoáy ở Ấn Độ Dương và cho đến gần đây vẫn chưa phải là vấn đề đáng lo ngại.

Arun Bhakta Shrestha, nhà khoa học khí hậu tại Trung tâm Quốc tế về Phát triển Miền núi Tích hợp (ICIMOD) cho biết: "Các vùng cao nguyên của dãy Himalaya thường được bảo vệ khỏi tác động của lốc xoáy bắt nguồn từ Ấn Độ Dương vì lốc xoáy mất năng lượng khi chúng di chuyển qua đất liền. Tuy nhiên, đôi khi lốc xoáy tác động đến vùng cao nguyên Himalaya gây ra tuyết rơi dày đặc và thậm chí gây tử vong".

Biến đổi khí hậu đe dọa nghiêm trọng nóc nhà thế giới - Hình 2
Lở đất tại Himachal Pradesh, một bang của Ấn Độ nằm ở phía tây dãy Himalaya. Ảnh: The Hindu

Roxy Mathew Koll, nhà khoa học khí hậu tại Viện Khí tượng Nhiệt đới Ấn Độ (IITM), cho biết: "Để đối phó với sự nóng lên nhanh chóng ở Ấn Độ Dương, gió mùa đã trở nên thất thường hơn, với những đợt mưa lớn ngắn, thời gian khô hạn kéo dài và lốc xoáy gia tăng về tần suất, cường độ và thời gian - và chúng đang tăng cường nhanh chóng ở cả biển Ảrập và Vịnh Bengal".

Với những thay đổi rõ rệt trong mô hình lượng mưa gió mùa và lốc xoáy hình thành thường xuyên hơn và với cường độ lớn hơn ở Ấn Độ Dương đang nóng lên nhanh chóng, mùa leo núi từng có thể dự đoán được đang bị gián đoạn bởi các hệ thống bão siêu tăng áp này thường xuyên hơn.

Dữ liệu cho thấy các đỉnh núi phổ biến ở trung tâm dãy Himalaya bao gồm Annapurna và Everest, và những đỉnh núi nằm trong phạm vi ảnh hưởng kéo dài của gió mùa như Nanga Parbat ở phía tây dãy Himalaya, đã gây ra nguy cơ tuyết lở rất cao cho những người leo núi. Tuyết rơi dày và mới là một trong những nguyên nhân chính gây ra tuyết lở, và khi những cơn bão trái mùa xảy ra ở những ngọn núi này thì nguy cơ và khả năng xảy ra tử vong cũng tăng lên.

Sông băng tan nhanh chưa từng có

Báo cáo mới nhất của Trung tâm Quốc tế về Phát triển Miền núi Tích hợp (ICIMOD) chỉ ra, Himalaya đang nóng lên nhanh gấp đôi so với mức trung bình toàn cầu. Và các chuyên gia tại đây cho rằng sự mất ổn định của lớp tuyết do nhiệt độ, dẫn đến sự gia tăng hoạt động tuyết lở, có thể sẽ tiếp tục trong tương lai.

Nhưng bên cạnh đó, ICIMOD còn cung cấp một dữ liệu khác cũng hết sức đáng lo. Đó là các sông băng ở vùng Hindu Kush Himalaya tan chảy nhanh hơn 65% từ năm 2010 đến năm 2019 so với thập kỷ trước. Cụ thể hơn, 79 sông băng xung quanh đỉnh Everest đã mỏng đi hơn 100 mét chỉ sau 6 thập kỷ và tốc độ mỏng đi đã tăng gần gấp đôi kể từ năm 2009. Trong số đó có sông băng Khumbu mang tính biểu tượng, điểm khởi đầu cho hầu hết các cuộc thám hiểm Himalaya từ cách đây hàng chục năm, cũng đang trên đà biến mất và thu hẹp lại.

Biến đổi khí hậu đe dọa nghiêm trọng nóc nhà thế giới - Hình 3
Nhân viên cứu hộ tìm kiếm những người sống sót sau trận lở đất ở thị trấn Shimla, bang Himachal Pradesh (Ấn Độ), ngày 14/8 vừa qua. Ảnh: Reuters

Philippus Wester, nhà khoa học trưởng của ICIMOD về Quản lý tài nguyên nước và là người biên tập chính của báo cáo, nói với CBS News: "Con số này này thật đáng báo động... Trên thang thời gian của con người, chúng ta chưa bao giờ thấy băng tan nhanh như vậy".

Vùng Hindu Kush Himalaya, trải dài gần 4.000 km từ Afghanistan ở phía tây đến Myanmar ở phía đông, và có những ngọn núi cao nhất thế giới, bao gồm cả đỉnh Everest. Nó chứa khối lượng băng lớn nhất trên Trái đất bên ngoài hai cực. Hindu Kush Himalaya cung cấp nước cho 12 con sông chảy qua 16 quốc gia châu Á, đảm bảo nước ngọt cho gần 2 tỷ người. Sông băng tan chảy sẽ là thảm họa đối với họ, gây ra lũ lụt, lở đất, tuyết lở và mất mùa, làm mất ổn định cảnh quan sinh thái.

Những thay đổi nhanh chóng này cũng đang ép phần lớn động vật hoang dã của khu vực vào những môi trường sống nhỏ hơn và bấp bênh hơn. Đối với một số loài không may mắn thì đã quá muộn.

Sunita Chaudhary, nhà nghiên cứu hệ sinh thái tại ICIMOD, nhận định rằng đến năm 2100, một phần tư số thực vật, động vật và các dạng sống khác chỉ tìm thấy trong khu vực có thể bị "xóa sổ". Còn Miriam Jackson, nhà nghiên cứu băng quyển tại ICIMOD dự đoán rằng cả trong trường hợp lạc quan nhất là sự nóng lên toàn cầu trung bình được giới hạn ở mức 1,5 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp, thì Hindu Kush Himalaya vẫn sẽ mất ít nhất một phần ba diện tích sông băng.

Và sự tiếp tay của con người

Theo các nhà khoa học tại Cục Khí tượng Ấn Độ, lở đất và lũ lụt vốn thường xuyên xảy ra ở phía Bắc dãy Himalaya của Ấn Độ trong mùa gió mùa từ tháng 6 đến tháng 9. Nhưng các thiên tai này đang trở nên thường xuyên hơn do hiện tượng nóng lên toàn cầu góp phần làm tan chảy các sông băng ở khu vực.

Theo ghi nhận, chỉ trong tháng 7 năm nay, những trận mưa rào kỷ lục đã giết chết hơn 100 người ở các vùng phía bắc Ấn Độ, bao gồm cả Himachal Pradesh, nơi bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Còn giữa tháng 8 vừa qua, những trận mưa như trút nước kéo dài nhiều ngày đã cuốn trôi xe cộ, phá hủy các tòa nhà và các cây cầu ở 2 bang Himachal Pradesh và Uttarakhand phía bắc dãy Himalaya, làm chết 72 người.

Biến đổi khí hậu đe dọa nghiêm trọng nóc nhà thế giới - Hình 4
Băng tuyết trên các đỉnh núi ở vùng Hindu Kush Himalaya, nơi cung cấp nước cho 12 dòng sông lớn ở châu Á. Ảnh: India Today

Theo Viện nghiên Cứu chính sách và Tác động (IMPRI) có trụ sở tại New Delhi (Ấn Độ), bên cạnh biến đổi khí hậu, nhiều hoạt động nhân tạo khác cũng là nguyên nhân làm suy giảm sự cân bằng tự nhiên của dãy Himalaya, chẳng hạn như bùng nổ du lịch, xây dựng khách sạn quy mô lớn dẫn đến bê tông hóa, suy thoái và phân mảnh môi trường sống, khai thác quá mức tài nguyên, săn bắn trái phép, thâm canh nông nghiệp hay xây dựng thủy điện tràn lan...

Anand Sharma, nhà khí tượng học đã nghỉ hưu của Cục Khí tượng Ấn Độ, khi nói về trận lũ lụt và lở đất hồi giữa tháng 8 cho rằng, quy hoạch và quản lý xây dựng kém là nguyên nhân dẫn đến thiệt hại lớn về người và của. Sharma - người sinh ra tại vùng Himalaya và đã quan sát chặt chẽ các kiểu thời tiết ở vùng này trong hơn ba thập kỷ - nói với hãng tin AP: "Tất cả các tòa nhà bị đổ đều là mới được xây dựng gần đây, các tòa nhà được xây dựng cách đây 100 năm hầu như không thiệt hại. Bây giờ, người ta xây nhà ở bất cứ nơi nào họ thích nên khi có mưa lớn, những thảm họa như vậy chắc chắn sẽ xảy ra".

Người dân xây dựng tràn lan. Chính quyền cũng xây dựng ồ ạt mà bỏ qua tác động môi trường. Theo báo The Hindu, vào năm 2016, Chardham Mahamarg Vikas Pariyojna, một dự án cơ sở hạ tầng khổng lồ dài 900 km mở rộng đường thành làn đường đôi với thiết kế lề đường trải nhựa (DLPS) dài 12m đã được triển khai ở vùng Garhwal và một đoạn ngắn ở Kumaon, bang Uttarakhand. Dự án đã làm mất đi hàng trăm ha cây rừng và lớp đất mặt màu mỡ của dãy Himalaya.

Theo luật, dự án dài hơn 100km cần phải thông qua báo cáo tác động môi trường. Tuy nhiên, trong trường hợp này, dự án lớn Chardham Mahamarg Vikas Pariyojna được chia thành 53 dự án nhỏ, mỗi dự án dài dưới 100km, do đó đã né được các yêu cầu đánh giá tác động môi trường.

Những công trình xây dựng hạ tầng đồ sộ như thế, dù đem lại lợi ích kinh tế, nhưng cũng khiến môi trường mong manh của Himalaya bị ảnh hưởng không nhỏ. Nishant Saxena, nhà bình luận xã hội của tờ Times of India nhận định, Uttarakhand và Himachal Pradesh đã trở thành "những thước đo về thất bại về chính sách, cả trong quá trình đô thị hóa không được kiểm soát và ứng phó với biến đổi khí hậu".

Trong khi đó, Izabella Koziell, phó tổng giám đốc ICIMOD, cho biết một cách gián tiếp, sự tan chảy của nguồn dự trữ nước ngọt khổng lồ như vậy sẽ "được cảm nhận trên khắp thế giới". Bởi nước từ các sông băng tan góp phần làm mực nước biển dâng cao, nên sự mất băng ở dãy Himalaya cũng làm tăng thêm mối đe dọa ngập lụt và các vấn đề liên quan cho các cộng đồng ven biển trên khắp thế giới.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Cô gái trẻ ở Hà Nội thủng mũi, lộ chỉ chi chítCô gái trẻ ở Hà Nội thủng mũi, lộ chỉ chi chít
21:33:24 20/12/2024
Từ ca bệnh mắc ung thư dạ dày, bác sĩ cảnh báo thói quen ăn lẩuTừ ca bệnh mắc ung thư dạ dày, bác sĩ cảnh báo thói quen ăn lẩu
07:53:07 22/12/2024
Thủng mũi, biến dạng khuôn mặt: cô gái trẻ hối hận vì căng chỉ mũiThủng mũi, biến dạng khuôn mặt: cô gái trẻ hối hận vì căng chỉ mũi
05:46:40 22/12/2024
Hà Nội: Gia tăng số trẻ nhập viện vì sởi, nhiều trẻ biến chứng nặngHà Nội: Gia tăng số trẻ nhập viện vì sởi, nhiều trẻ biến chứng nặng
17:29:11 20/12/2024
Tiêm mỡ nhân tạo ở Hồng Kông, nữ Việt kiều phải mổ ngực biến dạng nặng nềTiêm mỡ nhân tạo ở Hồng Kông, nữ Việt kiều phải mổ ngực biến dạng nặng nề
20:04:01 20/12/2024
Ba không trước khi massageBa không trước khi massage
12:32:20 21/12/2024
Điều ước Giáng sinh của những em bé chỉ mong sớm được về nhà, cho mẹ đỡ cựcĐiều ước Giáng sinh của những em bé chỉ mong sớm được về nhà, cho mẹ đỡ cực
12:43:05 21/12/2024
Sáp ong tốt cho sức khỏe, vừa trị bệnh vừa làm đẹpSáp ong tốt cho sức khỏe, vừa trị bệnh vừa làm đẹp
10:50:47 22/12/2024

Tin đang nóng

HOT: Quỳnh Nga đăng quang Á hậu 2 và giành 3 giải ở Miss Charm 2024!HOT: Quỳnh Nga đăng quang Á hậu 2 và giành 3 giải ở Miss Charm 2024!
06:14:12 22/12/2024
Bé trai 7 tuổi tử vong trong hồ bơi của căn biệt thự ở TPHCMBé trai 7 tuổi tử vong trong hồ bơi của căn biệt thự ở TPHCM
08:20:00 22/12/2024
Chồng tổ chức hiếp dâm tập thể đối với vợ, lãnh án 20 năm tùChồng tổ chức hiếp dâm tập thể đối với vợ, lãnh án 20 năm tù
07:29:22 22/12/2024
Sao Việt 22/12: Thanh Hằng trêu đùa ông xã, Hoa hậu Ý Nhi xinh đẹp sau 'dao kéo'Sao Việt 22/12: Thanh Hằng trêu đùa ông xã, Hoa hậu Ý Nhi xinh đẹp sau 'dao kéo'
07:17:20 22/12/2024
Mỹ nhân phim Việt giờ vàng hot rần rần vì tạo hình xấu nhất sự nghiệp, diễn "duyên dễ sợ" khiến ai cũng mêMỹ nhân phim Việt giờ vàng hot rần rần vì tạo hình xấu nhất sự nghiệp, diễn "duyên dễ sợ" khiến ai cũng mê
06:03:01 22/12/2024
Đêm ở Làng Nủ trước ngày khánh thành khu tái định cư: "Gần như nhà nào ông trời cũng để lại một người còn sống đấy chú à..."Đêm ở Làng Nủ trước ngày khánh thành khu tái định cư: "Gần như nhà nào ông trời cũng để lại một người còn sống đấy chú à..."
09:18:47 22/12/2024
Từng dao kéo biến dạng, "thái tử phi đỉnh nhất màn ảnh Hàn" lột xác ảo diệu trên sân khấu cuối nămTừng dao kéo biến dạng, "thái tử phi đỉnh nhất màn ảnh Hàn" lột xác ảo diệu trên sân khấu cuối năm
06:55:23 22/12/2024
Bố di chúc để lại nhà cùng 2,7 tỷ tiền tiết kiệm cho mẹ kế, chúng tôi kéo nhau gặp luật sư để rồi nhận cái kết sững ngườiBố di chúc để lại nhà cùng 2,7 tỷ tiền tiết kiệm cho mẹ kế, chúng tôi kéo nhau gặp luật sư để rồi nhận cái kết sững người
10:11:52 22/12/2024

Tin mới nhất

Hai lý do khiến rươi ngon nhưng dễ mang họa

Hai lý do khiến rươi ngon nhưng dễ mang họa

07:56:00 22/12/2024
Rươi là món ăn nổi tiếng ở các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ. Đây là món ăn hiếm và đắt đỏ từ 400.000-500.000 đồng/kg. Rươi được cho là đặc sản vì một năm chỉ có 1 mùa.
Y bác sĩ xếp hàng vỗ tay đón mừng người phụ nữ ghép thận lợn

Y bác sĩ xếp hàng vỗ tay đón mừng người phụ nữ ghép thận lợn

07:51:03 22/12/2024
Looney bắt đầu chạy thận nhân tạo vào năm 2016 sau khi bị suy thận và được đưa vào danh sách ghép tạng đầu năm 2017. Sau đó, bà được phẫu thuật tại NYU Langone Health (Mỹ) ngày 25/11.
Mối lo viêm gan virus

Mối lo viêm gan virus

05:59:34 22/12/2024
Đồng thời hỗ trợ, góp phần nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cho đội ngũ y bác sĩ tuyến tỉnh. Hai bệnh viện đã ký hợp đồng hỗ trợ, phối hợp đến hết năm 2025.
Cảnh báo bệnh ung thư da từ những nốt ruồi

Cảnh báo bệnh ung thư da từ những nốt ruồi

05:57:09 22/12/2024
Được biết, bệnh ung thư da là một trong các ung thư thường gặp với 3 loại chính gồm: Ung thư tế bào đáy, tế bào vảy và hắc tố. Ung thư da tế bào vảy là loại có độ ác tính khá cao, có nguy cơ di căn hạch và có thể di căn xa.
Robot phẫu thuật cơ hoành tại TP.HCM

Robot phẫu thuật cơ hoành tại TP.HCM

05:53:52 22/12/2024
Để phòng ngừa nhão cơ hoành, bác sĩ Thành khuyến cáo người dân nên khám sức khỏe định kỳ. Khi có các triệu chứng bất thường như khó thở, đau ngực, ho kéo dài, người bệnh cần đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị sớm.
Uống rượu bia cuối tuần: Thú vui 'nguy hiểm' hơn bạn nghĩ

Uống rượu bia cuối tuần: Thú vui 'nguy hiểm' hơn bạn nghĩ

05:49:22 22/12/2024
Một nghiên cứu đăng trên Tạp chí Khoa học Sinh học Châu Phi chỉ ra rằng huyết áp tăng đáng kể sau những buổi cuối tuần uống rượu bia xã giao, so với những cuối tuần không tiêu thụ rượu bia.
Nhiều bệnh nhân ung thư sống thêm 10-20 năm

Nhiều bệnh nhân ung thư sống thêm 10-20 năm

12:39:12 21/12/2024
Ung thư là bệnh lý ác tính nhưng cơ hội điều trị khỏi, kéo dài thời gian sống phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó có giai đoạn bệnh.
Lợi ích khó ngờ từ việc điều chỉnh kiểu đi bộ khác thông thường

Lợi ích khó ngờ từ việc điều chỉnh kiểu đi bộ khác thông thường

12:30:29 21/12/2024
Chỉ với 10 phút đi bộ mỗi ngày với một số thay đổi, bạn sẽ có thêm nhiều lợi ích sức khỏe, giúp giảm nguy cơ mắc một số bệnh về tim mạch, đột quỵ và ung thư.
Cà phê có thực sự tốt cho sức khỏe tim mạch?

Cà phê có thực sự tốt cho sức khỏe tim mạch?

12:20:34 21/12/2024
Cà phê lâu nay được cho là có tác dụng giảm mệt mỏi, tăng tỉnh táo và giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Sự thật có phải vậy?
Hiểm họa từ đốt than sưởi ấm: Người dân cần lưu ý gì?

Hiểm họa từ đốt than sưởi ấm: Người dân cần lưu ý gì?

12:09:34 21/12/2024
Người dân được khuyến nghị tránh đốt than trong phòng kín, ưu tiên các phương pháp sưởi an toàn như máy sưởi điện và nâng cao nhận thức để bảo vệ sức khỏe cộng đồng.
Tăng mạnh tỷ lệ mắc căn bệnh "thời đại số", ảnh hưởng sức khỏe nghiêm trọng

Tăng mạnh tỷ lệ mắc căn bệnh "thời đại số", ảnh hưởng sức khỏe nghiêm trọng

22:15:15 20/12/2024
Chỉ trong 1 năm, các cơ sở y tế lớn như Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM, Bệnh viện Chợ Rẫy đã tiếp nhận hơn 15.000 ca điều trị liên quan đến căn bệnh này.
Bệnh nhân 15 tuổi dập nát một bàn tay do chơi pháo tự chế

Bệnh nhân 15 tuổi dập nát một bàn tay do chơi pháo tự chế

21:05:55 20/12/2024
Ngày 20/12, Bệnh viện chuyên khoa Sản - Nhi tỉnh Sóc Trăng đã tiếp nhận bệnh nhân P. (15 tuổi, ngụ huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng) bị dập nát bàn tay do chơi pháo tự chế.

Có thể bạn quan tâm

Bà Phương Hằng quay xe, bênh vực con trai, tố có thế lực đứng đằng sau

Bà Phương Hằng quay xe, bênh vực con trai, tố có thế lực đứng đằng sau

Netizen

12:47:06 22/12/2024
Việc lên tiếng tố con trai ruột âm mưu hại mẹ của Nguyễn Phương Hằng tiếp tục trở thành chủ đề nóng trên mạng xã hội. Người bày tỏ sự thương cảm cho nữ đại gia, song cũng có ý kiến hả hê nữ CEO.
Á hậu Quỳnh Nga: Tôi thắng bằng khả năng, không phải được thiên vị

Á hậu Quỳnh Nga: Tôi thắng bằng khả năng, không phải được thiên vị

Sao việt

12:45:49 22/12/2024
Đại diện Việt Nam - Nguyễn Thị Quỳnh Nga xuất sắc giành ngôi vị Á hậu 2 tại Miss Charm 2024 nhận được nhiều quan tâm của khán giả.
'Khi điện thoại đổ chuông' lập kỷ lục rating, nam chính bất tỉnh trong biển lửa

'Khi điện thoại đổ chuông' lập kỷ lục rating, nam chính bất tỉnh trong biển lửa

Phim châu á

12:43:29 22/12/2024
Tập 8 Khi điện thoại đổ chuông chạm đỉnh rating khi diễn biến phim ngày càng gay cấn, nam chính Baek Sa Eon gặp nạn, bất tỉnh trong biển lửa.
Địa Trung Hải suýt biến mất vì lý do khó tin

Địa Trung Hải suýt biến mất vì lý do khó tin

Lạ vui

12:31:28 22/12/2024
Một cây cầu đất nối liền châu Âu và châu Phi vẫn còn tồn tại nếu như không có thảm họa giúp tái sinh Địa Trung Hải.
Nhân vật "hiếm nhất" của Genshin Impact bất ngờ trở lại ở phiên bản mới, fan mừng "phát khóc" vì phải chờ đợi quá lâu

Nhân vật "hiếm nhất" của Genshin Impact bất ngờ trở lại ở phiên bản mới, fan mừng "phát khóc" vì phải chờ đợi quá lâu

Mọt game

12:21:49 22/12/2024
Đó chính là Shenhe một nữ nhân vật 5 sao hệ Băng được miHoYo ra mắt lần đầu ở phiên bản 2.4. Sở dĩ, gọi Shenhe là nhân vật hiếm nhất Genshin Impact không phải là không có lý do.
LHQ gia hạn hoạt động của Phái bộ gìn giữ hòa bình tại CHDC Congo

LHQ gia hạn hoạt động của Phái bộ gìn giữ hòa bình tại CHDC Congo

Thế giới

12:10:02 22/12/2024
LHQ đang triển khai 10.960 binh sĩ gìn giữ hòa bình và 1.750 nhân viên, chủ yếu ở miền Đông của CHDC Congo. Năm 2023, Tổng thống nước này Felix Tshisekedi của nước này đã kêu gọi phái bộ đẩy nhanh tiến độ rời đi.
Diện áo yếm giúp bạn khoe sắc trong những ngày xuân cận kề

Diện áo yếm giúp bạn khoe sắc trong những ngày xuân cận kề

Thời trang

12:01:10 22/12/2024
Khi những ngày xuân đang dần về gần, một trong những lựa chọn không thể bỏ qua để khoe sắc chính là chiếc áo yếm - biểu tượng của sự duyên dáng, thanh lịch và một chút cổ điển nhưng vẫn rất thời thượng.
Thủ tướng Phạm Minh Chính bế con trai Quang Hải, Duy Mạnh sau trận đội tuyển Việt Nam đại thắng Myanmar

Thủ tướng Phạm Minh Chính bế con trai Quang Hải, Duy Mạnh sau trận đội tuyển Việt Nam đại thắng Myanmar

Sao thể thao

11:39:31 22/12/2024
Hai em nhỏ được Thủ tướng Phạm Minh Chính bế trên SVĐ Việt Trì, Phú Thọ là những gương mặt thân quen làng bóng đá.
Thành phần kem chống nắng nào cần có và cần tránh?

Thành phần kem chống nắng nào cần có và cần tránh?

Làm đẹp

11:18:23 22/12/2024
Ngoài có mặt trong kem chống nắng, Titan dioxide còn được dùng trong các sản phẩm khác như phấn nén, đồ trang điểm có SPF, mỹ phẩm làm trắng hoặc kem dưỡng da.
Ngắm loạt tòa nhà ốp kín mặt tiền bằng pin điện mặt trời

Ngắm loạt tòa nhà ốp kín mặt tiền bằng pin điện mặt trời

Sáng tạo

11:04:24 22/12/2024
Tòa nhà 8 tầng có 1.182 tấm pin quang điện trên mặt tiền, thu thập ánh sáng mặt trời và chuyển thành điện. Hệ thống này thu được năng lượng nhiều hơn 50 lần so với các tấm pin mặt trời trên mái nhà tại các khu dân cư.
4 con giáp nóng tính nhưng làm việc cực kỳ đáng tin cậy, năm Ất Tỵ 2025 vươn mình thăng tiến, tiền về dồi dào

4 con giáp nóng tính nhưng làm việc cực kỳ đáng tin cậy, năm Ất Tỵ 2025 vươn mình thăng tiến, tiền về dồi dào

Trắc nghiệm

11:04:12 22/12/2024
Trong cuộc sống, mỗi người đều có tính cách và khí chất riêng biệt. Điều thú vị là, nóng tính không đồng nghĩa với việc làm người không đáng tin, và bốn con giáp dưới đây là minh chứng rõ ràng nhất.