Các nghiệp đoàn Pháp kêu gọi đình công để phản đối cải cách hưu trí
Tại Pháp, cảnh sát dự kiến từ sẽ có tới 1,4 triệu người xuống đường tuần hành trong ngày 7/3, trong bối cảnh các nghiệp đoàn nước này tuyên bố sẽ “làm đất nước tê liệt” để phản đối cải cách hưu trí.
Tuần hành trong cuộc đình công trên toàn quốc, phản đối kế hoạch cải cách lương hưu của chính phủ, tại Paris (Pháp) ngày 11/2/2023. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Các nghiệp đoàn của Pháp ngày 7/3 kêu gọi tiến hành các cuộc đình công và tuần hành mới phản đối kế hoạch của chính phủ về cải cách chế độ hưu trí, theo đó tăng độ tuổi nghỉ hưu từ 62 lên 64 và tăng số năm làm việc để hưởng đủ lương hưu.
Các nghiệp đoàn tuyên bố sẽ “làm đất nước tê liệt.” Phát biểu trên đài phát thành France Inter ngày 6/3, người đứng đầu nghiệp đoàn CFDT, Laurent Berger kêu gọi tất cả người làm công, công dân và người về hưu trên cả nước phản đối cải cách chế độ hưu trí cùng nhau xuống đường biểu tình.
Các nghiệp đoàn cảnh báo từ ngày 7/3 sẽ có các cuộc đình công luân phiên trong ngành giao thông công cộng có thể làm tê liệt nhiều khu vực của đất nước trong nhiều tuần liên tiếp. Dự kiến sẽ chỉ 1/5 số chuyến tàu cao tốc hoạt động.
Video đang HOT
Cảnh sát dự kiến từ sẽ có từ 1,1 triệu đến 1,4 triệu người xuống đường tuần hành trong ngày 7/3 tại hơn 260 địa điểm trên toàn quốc. Con số này cao hơn so với các cuộc tuần hành trong 5 ngày hồi tháng Một vừa qua. Trong ngày biểu tình lớn nhất cho đến nay, có 1,27 triệu người tham gia ngày 31/1.
Một nghiệp đoàn hàng đầu đại diện cho các công nhân lọc dầu tuyên bố sẽ làm tê liệt nền kinh tế Pháp. Các giáo viên cũng dự kiến sẽ đình công.
Thủ tướng Pháp Elisabeth Borne tối 6/3 tuyên bố tôn trọng quyền biểu tình của người dân, tuy nhiên lãnh đạo các nghiệp đoàn kêu gọi mọi người làm tê liệt nền kinh tế là vô trách nhiệm vì điều đó trước tiên ảnh hưởng đến những người dễ bị tổn thương nhất.
Tổng thống Emmanuel Macron và nội các của ông cho rằng kế hoạch cải cách là cần thiết để ngăn chặn nguy cơ hệ thống lương hưu của nước này rơi vào thâm hụt vào năm 2030.
Trong khi đó, các nghiệp đoàn cho rằng các biện pháp đề xuất không công bằng đối với người lao động trình độ thấp làm các công việc nặng nhọc và bắt đầu đi làm sớm.
Theo một cuộc thăm dò dư luận do tổ chức thăm dò dư luận Elabe đăng tải ngày 6/3, gần 2/3 người dân trên cả nước ủng hộ các hoạt động phản đối cải cách trên.
Dự thảo luật hiện đang được tranh luận tại Thượng viện Pháp, sau hai tuần tranh luận tại Hạ viện kết thúc mà không đi đến một cuộc bỏ phiếu về điều khoản tăng độ tuổi về hưu.
Pháp công bố 80 biện pháp đối phó nạn phân biệt chủng tộc
Kế hoạch bắt đầu bằng nâng cao nhận thức của thanh, thiếu niên thông qua một chuyến đi bắt buộc hằng năm đến các khu tưởng niệm, trong đó có khu tưởng niệm nạn nhân vụ diệt chủng Holocaust.
Cảnh sát phong tỏa hiện trường vụ nổ súng ở Paris, Pháp ngày 23/12/2022. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Ngày 30/1, Thủ tướng Pháp Elisabeth Borne công bố kế hoạch hành động trong 4 năm nhằm chống phân biệt chủng tộc, bài Do Thái và mọi hình thức phân biệt đối xử.
Kế hoạch bao gồm 80 biện pháp, bắt đầu bằng việc nâng cao nhận thức của thanh, thiếu niên thông qua một chuyến đi bắt buộc hằng năm đến các khu tưởng niệm, trong đó có các khu tưởng niệm nạn nhân vụ diệt chủng Holocaust. Các khu tưởng niệm này là minh chứng cho những nỗi kinh hoàng mà nạn phân biệt chủng tộc có thể gây ra.
Kế hoạch cũng bao gồm các biện pháp nâng cao nhận thức của giáo viên và công chức về tình trạng phân biệt đối xử, cùng với việc gia tăng trừng phạt đối với những cá nhân bị cáo buộc phân biệt đối xử. Ngoài ra, những đối tượng có phát ngôn mang tính phân biệt chủng tộc hoặc bài Do Thái cũng sẽ bị bắt giữ.
Phát biểu tại Viện Thế giới Arab có trụ sở ở Paris, Thủ tướng Borne cho rằng nước Pháp cần nhìn thẳng vào thực tế tình trạng phân biệt chủng tộc và bài Do Thái, đồng thời không nhượng bộ với những người xuyên tạc lịch sử. Bà tuyên bố những cá nhân có hành vi thù ghét sẽ đối mặt với trừng phạt.
Theo bà Borne, kế hoạch trên cho phép các nạn nhân của tình trạng phân biệt chủng tộc và phân biệt đối xử nộp đơn khiếu nại bên ngoài đồn cảnh sát theo cách ẩn danh. Kế hoạch cũng sẽ xây dựng tình huống tăng nặng nếu người có thẩm quyền, như sỹ quan cảnh sát, sử dụng những từ ngữ phân biệt chủng tộc hoặc phân biệt đối xử với người khác.
Chính phủ Pháp đã triển khai một loạt kế hoạch trong 5 thập niên qua, với kế hoạch gần đây nhất là vào năm 2018, để đối phó với nạn phân biệt chủng tộc, bài Do Thái và phân biệt đối xử.
Mặc dù vậy, theo Ủy ban Tư vấn quốc gia Pháp về vấn đề quyền con người, ước tính mỗi năm 1,2 triệu người phải hứng chịu ít nhất một lần bị phân biệt chủng tộc, bài Do Thái hoặc bài ngoại.
Pháp: Biểu tình rầm rộ phản đối tăng tuổi nghỉ hưu, thủ tướng tuyên bố 'không thể thương lượng' Thủ tướng Pháp Elisabeth Borne ngày 29/1 khẳng định kế hoạch tăng tuổi nghỉ hưu từ 62 lên 64 của chính phủ nước này là "không thể thương lượng". Người dân xuống đường tham gia biểu tình tại Pháp ngày 19/1. Ảnh: Reuters Tuyên bố trên càng khiến các đối thủ trong Quốc hội và Công đoàn tức giận, lên kế hoạch cho...