Các nghiên cứu về tâm lý hôn nhân chứng minh: Tình cảm vợ chồng lâu dài, bền chặt đến từ 2 yếu tố này
Thông qua dữ liệu thực nghiệm thu được, Gottman chia các cặp vợ chồng thành hai loại: Bậc thầy hôn nhân và kẻ tạo ra thảm họa.
Tiểu thuyết gia người Nga Tolstoy đặt ra câu hỏi: Phải chăng nguyên nhân của sự bất hòa trong mỗi gia đình khác nhau, hay liệu những cuộc hôn nhân bế tắc đều có điểm chung nào đó?
Bạn là “bậc thầy hôn nhân” hay “kẻ tạo ra thảm họa”?
Các nhà khoa học lần đầu tiên bắt đầu nghiên cứu mối quan hệ hôn vào những năm 1970, quan sát phản ứng và hành vi của các cặp vợ chồng khi đối mặt với khủng hoảng hôn nhân. Kết quả là tỷ lệ ly hôn cực kỳ cao.
Để tránh ảnh hưởng của việc ly hôn đến con cái, các nhà tâm lý học quyết định chỉ tập trung thí nghiệm vào các cặp vợ chồng, đưa họ vào phòng thí nghiệm để quan sát hành vi của họ, từ đó tìm ra những yếu tố hình thành nên một cuộc hôn nhân lành mạnh và lâu dài.
Vợ chồng nhà tâm lý học John Gottman và Julie Gottman đã mở một học viện tên là Gottman ở New York, chuyên sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học để giúp các cặp đôi khác duy trì mối quan hệ lành mạnh, yêu thương và tôn trọng lẫn nhau.
John Gottman bắt đầu thu thập những khám phá quan trọng có liên quan ngay từ năm 1986 và mở một “phòng thí nghiệm tình yêu” cùng với đồng nghiệp Robert Levenson tại Đại học Washington. Họ mời các cặp vợ chồng mới cưới vào phòng thí nghiệm và quan sát sự tương tác.
Gottman cùng nhóm các nhà nghiên cứu khác gắn các điện cực giữa mỗi cặp đôi và yêu cầu họ trò chuyện về mối quan hệ của họ.
Cụ thể như: Gặp nhau như thế nào, những khác biệt chính mà họ phải đối mặt và một số kỷ niệm đẹp.
Trong khi nói chuyện với họ, một cỗ máy kết nối với các điện cực sẽ đo và đếm lưu lượng máu, nhịp tim, tần suất đổ mồ hôi của đối tượng nghiên cứu. Sau đó, các nhà nghiên cứu để các cặp vợ chồng về nhà và theo dõi trong 6 năm tiếp theo để xem kết quả.
Video đang HOT
Vợ chồng nhà tâm lý học John Gottman và Julie Gottman
Thông qua dữ liệu thực nghiệm thu được, Gottman chia các cặp vợ chồng thành hai loại: Bậc thầy hôn nhân và kẻ tạo ra thảm họa.
Những “bậc thầy hôn nhân” vẫn hạnh phúc bên nhau trong 6 năm tiếp theo, nhưng “những người tạo ra thảm họa” hoặc đã chia tay hoặc không hạnh phúc trong cuộc hôn nhân của họ.
Khi các nhà nghiên cứu phân tích dữ liệu thu thập được từ các cặp đôi, họ thấy rõ sự khác biệt giữa những 2 đối tượng:
Mặc dù các cặp đôi tỏ ra rất bình tĩnh trong cuộc phỏng vấn, nhưng các phản ứng sinh lý của họ được thiết bị kiểm tra đã tiết lộ sự thật: Nhịp tim đập nhanh, luôn đổ mồ hôi và máu cũng chảy rất nhanh.
Khi xem xét hàng nghìn cặp đôi, Gottman phát hiện ra rằng những người hoạt động sinh học nhiều hơn vào thời điểm thử nghiệm có mối quan hệ xấu đi nhanh hơn theo thời gian.
Nhưng những phản ứng sinh lý này liên quan đến cái gì? Vấn đề là những “người tạo ra thảm họa” có phản ứng “chiến đấu hoặc bỏ chạy” trong mối quan hệ của họ. Vì vậy, ngồi xuống và nói chuyện vui vẻ với nửa kia chẳng khác nào hình phạt.
Kể cả khi nói chuyện vui vẻ hay bình thường, “người tạo ra thảm họa” sẵn sàng lao vào tấn công người bạn đời. Điều này làm cho lưu lượng máu của họ tăng đột biến và trở nên hung dữ.
Gottman muốn tìm hiểu thêm về cách những “bậc thầy về hôn nhân” nuôi dưỡng tình yêu và sự thân mật lẫn nhau, cũng như cách những “người tạo ra thảm họa” làm suy yếu những yếu tố ổn định này.
Một mối quan hệ vợ chồng lâu dài, bền vững đến từ sự “quan tâm” và “bao dung”
Trong một nghiên cứu tiếp theo vào năm 1990, ông đã thiết kế một phòng nghiên cứu tại Đại học Washington giống như một cabin với chiếc giường cỡ lớn và bữa sáng yên tĩnh.
Ông lần lượt mời 130 cặp đôi mới cưới ở lại đây trong một ngày, quan sát các hành vi mà các cặp vợ chồng có trong ngày nghỉ: nấu ăn, dọn phòng, nghe nhạc, ăn uống, trò chuyện, đi chơi. Điều đó đã dẫn Gottman đến một khám phá quan trọng – yếu tố trung tâm quyết định “cây hôn nhân” phát triển tốt hay thối rữa.
Trong suốt 1 ngày, những cặp đôi này sẽ có nhu cầu giao tiếp về mặt tình cảm.
Ví dụ, người chồng tình cờ thấy một vài cây trong vườn ra hoa, anh ta có thể nói với vợ mình: “Em ơi nhìn xem hoa nở đẹp chưa kìa!”.
Hành vi của anh ta không phải là khen ngợi cây hoa, mà là để tìm kiếm phản ứng từ vợ anh ta, để chứng tỏ rằng vợ anh ta quan tâm và đồng ý với những gì chồng mình nói. Trong giây phút đó, anh ta muốn tạo sự gắn kết giữa vợ và chồng.
Người vợ đứng trước hai sự lựa chọn: hưởng ứng hoặc mặc kệ. Điều này nghe có vẻ tầm thường và ngớ ngẩn, nhưng nó thực sự phản ánh nhiều yếu tố trong một mối quan hệ lành mạnh. Người chồng cảm thấy bông hoa ấy đủ để trở thành đề tài giao tiếp, vấn đề là người vợ có nhận ra và coi trọng điều này hay không.
Những người hưởng ứng thể hiện sự quan tâm và ủng hộ sở thích của bạn đời. Ngược lại những biểu hiện như im lặng, đáp một cách chiếu lệ hời hợt ảnh hưởng rất nhiều đến cảm xúc của đối phương
Gottman tin rằng những “bậc thầy về hôn nhân” sẽ có một thói quen: Họ luôn tìm thấy những điều tích cực trong cuộc sống và biết ơn. Họ biết cách thiết lập phương thức hòa hợp với sự tôn trọng và đánh giá cao lẫn nhau.
Tuy nhiên, “người tạo ra thảm họa” sẽ chỉ tìm thấy những sai lầm và thiếu sót của đối phương trong cuộc sống.
Nghiên cứu cho thấy sự quan tâm có thể dẫn đến một cuộc hôn nhân ổn định và viên mãn. Có bằng chứng cho thấy một người càng nhận được nhiều sự quan tâm, anh ta càng trở nên dịu dàng và thân thiện hơn. Điều này tạo ra một vòng tròn tích cực trong mối quan hệ hôn nhân.
Những “bậc thầy về hôn nhân” coi sự chu đáo là sức mạnh để phát triển. Họ biết họ phải tập luyện để duy trì sức mạnh đó. Nói cách khác, một cuộc hôn nhân bền lâu đòi hỏi sự nỗ lực không ngừng.
Những cuộc cãi vã chắc chắn là thời điểm khó khăn nhất để kiểm tra sự chu đáo và lòng tốt của con người, nhưng chính những khoảnh khắc này lại cần sự thấu hiểu lẫn nhau nhất. Thái độ khinh miệt và hung hăng trong các cuộc xung đột hôn nhân có thể dần dần vượt quá tầm kiểm soát.
Nhà tâm lý học Ty Tashiro cho biết: “Nhiều khi, người bạn đời làm những điều khiến bạn không vừa ý nhưng ý định của họ là tốt. Vì vậy, việc dành cho nhau sự trân trọng và biết ơn vẫn là điều cần thiết”.
Luôn có nhiều nguyên nhân dẫn đến một cuộc hôn nhân đổ vỡ, nhưng tác nhân chính thường là sự thiếu suy nghĩ và thấu hiểu. Khi một số áp lực cuộc sống từ con cái, sự nghiệp, bạn bè, người thân… chồng chất trong hôn nhân, lấn át thời gian lãng mạn và thân mật ban đầu giữa vợ chồng, nhiều cặp đôi trở nên bất mãn với nhau.
Không khó để chúng ta nhận thấy rằng rất nhiều nghiên cứu khoa học về tâm lý hôn nhân đều cho rằng: Một mối quan hệ vợ chồng lâu dài, bền vững đến từ sự “quan tâm” và “bao dung”. Và tất cả những điều này là sự đảm bảo cho một cuộc sống hạnh phúc và chất lượng.
Con dâu cho bố mẹ đẻ 50 triệu đi du lịch, con trai lấy lương biếu tôi 5 triệu, chuyện sau đó xảy ra khiến tôi đau lòng
Cưới xong là con trai và con dâu ra ở riêng tự lập, ai cũng khen tôi có một cô con dâu tài giỏi.
Tôi chỉ có duy nhất một đứa con trai và nó đã lập gia đình. Rất may, nó cưới được một cô vợ tài giỏi, có năng lực và chỗ đứng trong xã hội. Con dâu từng tâm sự lương nó mỗi tháng được 150 triệu khiến tôi mừng lắm vì chẳng phải lo cho hai đứa bất cứ thứ gì. Cưới xong là chúng nó tự lập mua nhà cửa xe hơi đầy đủ. Họ hàng ai cũng ghen tị vì tôi có một cô con dâu làm ra tiền của.
Con trai tôi là người hiền lành, trầm tính. Sau khi ra trường, nó chỉ đơn thuần làm giáo viên với mức lương bình thường. Tôi thấy nó cũng nhường nhịn vợ lắm, biết vợ bận nên mỗi ngày đi làm về tôi đều thấy nó phụ vợ việc cơm nước trong nhà.
Dù không sống chung nhưng mỗi lần sang chơi, tôi nhìn là biết con trai quán xuyến công việc nội trợ chứ không phải con dâu. Tôi thấy thế nhưng chẳng bao giờ can thiệp vào vì nghĩ rằng chúng nó lớn rồi, phải tự sắp xếp hỗ trợ nhau và biết yêu thương chia sẻ là được. Tôi rồi sau cũng sẽ già và qua đời, có sống với chúng nó được mãi đâu. Cái cơ bản hai đứa thấy phù hợp là được.
Vợ chồng tôi đều có lương hưu, nói chung không giàu nhưng chẳng phải phụ thuộc vào con cái. Mỗi dịp lễ Tết, con dâu đều mang quà đến biếu nhưng tôi thấy nó cũng là đứa biết chi tiêu chừng mực. Chỉ biếu những thứ rất đơn thuần như ít bánh kẹo. Có lần, chẳng hiểu nó có để ý không mà sang biếu ông nhà tôi một chai rượu hết hạn. Lần đó, ông không để ý uống, sau đó bị đau bụng đi ngoài cả tuần trời. Nhưng chúng tôi đều giữ im lặng, không muốn kể ra sợ gây thêm phiền phức. Có thể vì con dâu không để ý đến thời hạn sử dụng mà thôi.
Gần đây, con dâu tôi phải đi công tác ít ngày, con trai về nhà chơi. Nhân dịp này nó kể rằng: "Vợ con vừa cho bố mẹ cô ấy 50 triệu đi du lịch miền trong đẹp lắm. Khi nào có điều kiện con sẽ đưa bố mẹ đi. Giờ con có 5 triệu, con biếu bố mẹ mua thuốc bổ uống nhé. Vợ con chưa biết việc này đâu nhưng con sẽ bảo với cô ấy sau". Tôi định không cầm tiền nhưng thấy con trai cứ nhiệt tình nhét vào túi, tôi cũng miễn cưỡng nhận cho con vui lòng.
Mấy hôm sau, tôi sang nhà con trai chơi, vừa bước đến cửa, tôi nghe thấy con dâu và con trai cãi nhau rất to. Giọng con dâu sang sảng trong nhà vọng ra: "Anh kiếm tiền chi tiêu còn không đủ, mà bày đặt biếu bố mẹ". Con trai tôi đáp lại: "Cô cho bố mẹ cô 50 triệu, tôi chỉ đưa bố mẹ tôi có 5 triệu mà cô làm um nhà lên, quá đáng quá đấy".
Sau đó con dâu tôi to tiếng hơn: "Anh thì làm được gì cho cái nhà này, anh không có quyền so sánh nhé, nếu không muốn sống chung nữa thì đi ra khỏi nhà, ly hôn đi". Rồi tôi không nghe thấy tiếng con trai đáp trả nữa.
Nghe hai đứa cãi nhau, tôi thực sự đau lòng. Dù con dâu có tài giỏi nhưng dường như nó không tôn trọng chồng chút nào, còn con trai tôi lại có phần nhún nhường quá. Tôi đang nghĩ hay là mình trả lại số tiền đó cho con dâu để gia đình nó vui vẻ hơn. Nếu chúng nó ly hôn vì số tiền 5 triệu cho tôi thì thật là buồn. Tôi phải làm sao đây?
Xin giấu tên
Ly hôn vì vợ mê "sống ảo" Vợ chia sẻ, gửi ảnh cho bạn bè trên mạng xã hội liền bị chồng đâm đơn ly dị. Theo báo Okaz, sự việc hy hữu xảy ra ở Ảrập Xêút, theo đó chỉ hai tiếng sau khi hôn lễ kết thúc, chú rể đã ra tòa, đâm đơn ly dị sau khi phát hiện vợ gửi ảnh tiệc cưới cho bạn bè...