Các nghiên cứu Hoa Kỳ chỉ ra 6 dấu hiệu “báo động” trong hôn nhân
Các nhà khoa học lại cho rằng, hôn nhân có “đoản mệnh” hay không có thể nhìn từ độ tuổi kết hôn, trình độ học vấn, địa vị, công việc, tính cách…
Tại sao một cuộc hôn nhân bắt nguồn từ tình yêu nhưng cuối cùng vẫn đi đến cái kết buồn? Lý do hầu hết là vì tình cảm đã phai nhạt, không còn chung tiếng nói, con đường. Tuy nhiên, các nhà khoa học lại cho rằng, hôn nhân có “đoản mệnh” hay không có thể nhìn từ độ tuổi kết hôn, trình độ học vấn, địa vị, công việc, tính cách…
Kiểu hôn nhân nào dễ kết thúc bằng ly hôn nhất? Business Insider đã tổng hợp một số khảo sát của các nhà khoa học nghiên cứu và liệt kê 6 yếu tố sau:
1. Kết hôn trước 19 hoặc sau 32 tuổi
Tuổi kết hôn liên quan đến tuổi thọ của hôn nhân. Một nghiên cứu của Đại học Utah, Hoa Kỳ cho thấy những cặp vợ chồng kết hôn sau 32 tuổi có nguy cơ ly hôn hàng năm ước tính tăng 5% và những cặp kết hôn trong độ tuổi từ 28 đến 32 có tỷ lệ ly hôn trong tương lai thấp hơn.
Các cặp đôi kết hôn khi còn quá trẻ, do chưa trưởng thành về suy nghĩ và kinh nghiệm xã hội nên dễ kết thúc bằng ly hôn hơn những người kết hôn ở độ tuổi trưởng thành.
Ảnh minh họa
2. Người chồng không có công việc ổn định
Báo cáo của Harvard đăng trên Tạp chí Xã hội học Mỹ đã chỉ ra yếu tố then chốt ảnh hưởng đến việc ly hôn không phải là tình trạng tài chính mà là sự phân công lao động trong gia đình. Những người đàn ông làm việc bán thời gian dễ ly hôn hơn những người làm việc toàn thời gian.
Video đang HOT
Cuộc khảo sát cho thấy mặc dù phụ nữ trong xã hội ngày nay có thể đảm đương cả công việc và trách nhiệm nội trợ, nhưng quan niệm truyền thống cho rằng nam giới phải là trụ cột của gia đình vẫn không có nhiều thay đổi. Một khi họ không thể gánh vác những trách nhiệm kinh tế nặng nề, điều đó có thể gây ra rạn nứt và là tiền đề châm ngòi cho cuộc khủng hoảng hôn nhân.
3. Chưa hoàn thành giáo dục trung học phổ thông
Khảo sát được công bố trên trang web của Cục Thống kê Lao động Hoa Kỳ cho thấy nam giới và phụ nữ có trình độ học vấn cao hơn có tỷ lệ ly hôn thấp hơn so với những người chưa hoàn thành chương trình trung học. Đặc biệt là các cặp vợ chồng quá lệch nhau về trình độ học vấn, ví dụ chồng Đại học nhưng vợ chưa học hết cấp 3, kéo theo tư duy, suy nghĩ và kinh nghiệm sống cũng khác biệt.
John Gottman, giáo sư ngành tâm lý học tại Đại học Washington đã tổng kết về “4 yếu tố kết thúc cuộc hôn nhân” sau nhiều năm nghiên cứu là: chỉ trích, phòng thủ, ném đá và khinh thường.
Khi hai người gần gũi và quá thân quen, họ thường có xu hướng chỉ trích nhau, kích hoạt cơ chế phòng vệ để cố gắng làm tổn thương nhau. Hoặc đơn giản là phớt lờ, đối xử lạnh nhạt, thậm chí làm giảm giá trị của nhau bằng sự khinh miệt. Tất cả điều đó đều đang giết chết mối quan hệ.
Ảnh minh họa
Nhà tâm lý học Ted Huston đã phát hiện ra rằng những người đàn ông và phụ nữ thường xuyên thể hiện tình cảm, thể hiện sự lãng mạn, viên mãn trên MXH có tỷ lệ ly hôn cao hơn những cặp vợ chồng có cuộc sống bình thường mà hòa thuận.
Mặc dù điều này nghe có vẻ khá vô lý nhưng đó là sự thực. Một nhà tâm lý học đã chỉ ra trên tạp chí Psychology Today rằng những cuộc hôn nhân lãng mạn và nồng nàn quá khó để duy trì lâu dài. Đó là lý do dễ dẫn đến ly hôn.
6. Thường đòi hỏi sự thỏa hiệp
Trong một cuộc hôn nhân, chắc chắn đôi bên có nhiều thói quen sống cần phải điều chỉnh, nhưng nếu buộc đối phương phải theo sở thích, nhịp sinh hoạt của mình thì chắc chắn họ sẽ cảm thấy khó chịu.
Một nghiên cứu được công bố trên “Tạp chí Hôn nhân và Gia đình” chỉ ra rằng, nếu người vợ hay cằn nhằn, phàn nàn quá mức và gây áp lực, chồng sẽ dễ thể hiện phản ứng phòng thủ và rút lui. Điều này có thể tác động tiêu cực đến mối quan hệ vợ chồng.
Trước khi rạn nứt, hôn nhân có rất nhiều biểu hiện “báo động”, chỉ cần để tâm một chút chúng ta có thể dễ dàng điều chỉnh.
Mẹ chồng đi vắng, con dâu dọn phòng vô tình phát hiện ra nhiều điều khủng khiếp của mẹ chồng
Tôi không ngờ rằng, mẹ chồng lại có quá nhiều việc làm quá đáng với tôi hòng đẩy tôi ra khỏi nhà.
Tôi cưới được người chồng mà mình đã lựa chọn, đó là người đẹp trai, hiền lành, yêu thương tôi. Nhưng hôn nhân của tôi sau 3 năm lại trắc trở vì mẹ chồng quá đáng. Tôi là người xinh xắn, nhỏ nhẹ, chịu khó, quan tâm đến người khác... vậy mà không hiểu sao, mẹ chồng vẫn cứ ác cảm với tôi từ khi bước chân vào nhà chồng đến nay.
Bất cứ điều gì, việc làm gì của tôi làm trong nhà chồng cũng đều không vừa ý mẹ chồng. Trong mắt mẹ chồng, tôi là đứa con dâu lười nhác, xấu xí, hư hỏng... Ngay cả khi tôi sinh con, mẹ chồng cũng không giúp đỡ bất kỳ việc gì dù sống chung một mái nhà.
Nhiều lần tôi ấm ức, tức tưởi lắm, định bỏ về nhà ngoại một thời gian cho thảnh thơi, nhưng chồng tôi an ủi, động viên tôi nín nhịn. Chồng tôi quan tâm, bảo vệ tôi, nhưng đi làm xa, cả tháng may ra được vài ngày về nhà với vợ con.
Đã nhiều lần tôi tự hỏi vì sao mẹ chồng tôi lại nỡ đối xử với tôi như vậy? Nhưng đều không có câu trả lời vì hầu như không có điều gì khuất tất. Lúc chưa cưới, mẹ chồng tôi chỉ tỏ ý không hài lòng chứ không hề cấm cản. Cho đến khi cách đây mấy hôm, mẹ chồng tôi đi vắng, tôi đã rõ mọi chuyện.
Ảnh minh họa
Ở nhà chăm con, cũng thấy buồn nên lúc rảnh là dọn dẹp nhà cửa cho sạch sẽ, gọn gàng. Tôi ít khi dọn phòng mẹ chồng tôi, chỉ quét và lau phòng thôi. Nhưng khi vào phòng bà, chắc do vội về quê nên đồ đạc, quần áo trong tủ lộn xộn, tràn cả ra ngoài không đóng cánh tủ được.
Nhân tiện mẹ chồng không có nhà, tôi cả gan mở tủ mẹ chồng, sắp xếp lại quần áo cho gọn gàng. Trong lúc lấy quần áo ra để gấp tôi vô tình thấy được một chiếc hộp bánh bằng sắt khá cũ, sợ rằng mẹ chồng tôi cất bánh vào đó lâu ngày không biết, nên thử mở ra xem. Bên trong có một số đồ đạc, bao gồm vàng, tiền và một số thư, ảnh...
Tôi lo lắng vì lỡ đâu động vào thiếu thứ gì thì mẹ chồng đổ tội. Định đóng hộp lại cất đi thì nhìn thấy bông hoa tai của mẹ chồng tôi, chính vì cặp bông tai này mà tôi đã ấm ức khóc suốt mấy tuần vì khi mới về nhà chồng, mẹ chồng tôi nói là mất đôi bông tai bằng vàng, còn bóng gió đổ tội cho tôi: "Đeo bông tai suốt mấy chục năm, vừa tháo ra vài ngày là mất ngay. Không khác gì có kẻ trộm trong nhà".
Thì ra, mẹ chồng tôi giấu nó đi để đổ oan cho tôi. Chưa hết, tôi còn xem được bức ảnh mẹ chồng tôi chụp cùng hai mẹ con ai đó, rất vui. Sau bức ảnh ghi rõ: "Ảnh kỷ niệm với cháu nội". Chồng tôi là con trai duy nhất, vậy cháu nội này là ai? Hay là con riêng của chồng tôi?
Tôi hốt hoảng gọi điện ngay cho chồng, anh ấy thú nhận rằng trước khi yêu tôi đã có con riêng. Hai người họ không yêu nhau, nhưng mẹ chồng tôi cứ gán ghép. Chuẩn bị lấy nhau thì người kia do vỡ nợ nên bỏ trốn, hai người chia tay nhau luôn. Bây giờ mẹ chồng tôi vẫn lén gặp hai mẹ con họ, còn nhiều lần xúi chồng tôi bỏ vợ để quay lại với cô ta.
Tôi rất sốc khi biết được sự thật của chồng và lý do mà mẹ chồng luôn ghét mình. Chồng tôi liện tục gọi điện xin lỗi, nhưng tôi không thể nào chấp nhận được sự thật này. Tôi phải làm gì bây giờ? Có nên mang đôi bông tai để bóc trần mẹ chồng và dứt khoát ly hôn chồng vì đã giấu tôi chuyện có con riêng?
(Độc giả giấu tên)
Đàn bà một khi đã ngoại tình, chồng đừng mơ phát hiện, hôn nhân cũng khó mà cứu vãn Nhưng tại sao đàn ông ngoại tình lại luôn dễ dàng vị vạch mặt, còn đàn bà phản bội chồng lại cực kỳ khó bị phát hiện. Đây chính là lời lý giải vì sao. Đàn bà ngoại tình vẫn không quên trách nhiệm với chồng con Đây chính là điểm khác biệt giữa đàn bà với đàn ông. Khi đàn ông chán...