Các nghị sĩ Mỹ nỗ lực sửa luật ủng hộ Ukraine để ông Trump không thể hủy bỏ
Đạo luật Đứng về phía Ukraine sẽ buộc tổng thống phải đề xuất duy trì hỗ trợ quân sự và kinh tế liên tục cho Ukraine trong cuộc xung đột với Nga.
Tòa nhà Quốc hội Mỹ ở Washington, DC. Ảnh: THX/TTXVN
Các nghị sĩ Mỹ ủng hộ Ukraine từ cả hai đảng trong Quốc hội đang gấp rút thúc đẩy thông qua các điều khoản quan trọng nhằm bảo vệ sự hỗ trợ của Mỹ dành cho Kiev trước tháng 1/2025. Nỗ lực này nhằm đối phó với nguy cơ viện trợ bị gián đoạn do chuyển giao quyền lực sang chính quyền mới của Tổng thống đắc cử Donald Trump và đảng Cộng hòa kiểm soát toàn diện Quốc hội.
Nếu được thông qua, Đạo luật Đứng về phía Ukraine (Stand With Ukraine Act) sẽ buộc tổng thống phải đề xuất duy trì hỗ trợ quân sự và kinh tế liên tục cho Ukraine trong cuộc xung đột với Nga. Dự luật này được xây dựng để vượt qua những bất đồng chính trị ngày càng gia tăng về việc thông qua các gói viện trợ bổ sung cho Ukraine.
Nỗ lực của lưỡng viện
Dự luật được bảo trợ bởi các nghị sĩ tại Hạ viện gồm Brian Fitzpatrick (Cộng hòa, bang Pennsylvania), Joe Wilson (Cộng hòa, bang South Carolina), Marcy Kaptur (Dân chủ, bang Ohio), và Mike Quigley (Dân chủ, bang Illinois). Tại Thượng viện, các nhà bảo trợ gồm Richard Blumenthal (Dân chủ, bang Connecticut) và Lindsey Graham (Cộng hòa, bang South Carolina).
Hiện một số nghị sĩ đang tìm cách đưa các điều khoản của dự luật vào Đạo luật Ủy quyền Quốc phòng (NDAA) – một dự luật “phải được thông qua” vào cuối năm nay để cấp ngân sách cho Lầu Năm Góc và các hoạt động liên quan đến quốc phòng.
Dù vậy, chưa rõ các nghị sĩ sẽ chọn đưa toàn bộ nội dung dự luật vào một sửa đổi duy nhất hay chia thành nhiều sửa đổi riêng lẻ. Một số ý kiến khác đề nghị đưa dự luật ra bỏ phiếu độc lập. Thượng nghị sỹ Lindsey Graham cho biết: “Chỉ cần lãnh đạo Thượng viện Chuck Schumer đưa ra và chúng ta hãy bỏ phiếu”.
Chạy đua với thời gian
Dự luật cần được thông qua trước khi ông Donald Trump nhậm chức vào tháng 1/2025. Ông Trump, người ch.ỉ tríc.h mạnh mẽ mức độ viện trợ của Mỹ dành cho Ukraine, cam kết sẽ chấm dứt cuộc chiến này. Ông tuyên bố sẽ mời Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tham gia đàm phán hòa bình.
Video đang HOT
Tuy nhiên, sự ủng hộ của Đảng Cộng hòa dành cho Ukraine tại Hạ viện đang giảm sút. Khoảng một nửa nghị sĩ Cộng hòa tại Hạ viện từng bỏ phiếu chống lại gói viện trợ 60 tỷ USD cho Ukraine vào tháng 4/2024. Điều này khiến khả năng Chủ tịch Hạ viện Mike Johnson ủng hộ đưa dự luật độc lập ra bỏ phiếu là rất thấp.
Quan điểm chia rẽ
Một số nghị sĩ như Joe Wilson cho rằng nên đợi đến khi ông Trump nhậm chức và Quốc hội mới hoạt động để xem xét dự luật. “Không phải dự luật không tốt, nhưng khi có một Quốc hội mới, một tổng thống mới, mọi thứ thường bị trì hoãn,” ông nói.
Trong khi đó, thượng nghị sỹ Richard Blumenthal nhấn mạnh rằng việc thông qua dự luật sẽ củng cố vị thế của Ukraine trong các cuộc đàm phán hòa bình, nếu có. Ông nhấn mạnh Ukraine cần vào bàn đàm phán với một vị thế mạnh mẽ, nhờ những thành quả trên chiến trường và sự ủng hộ từ Quốc hội Mỹ.
Nội dung chính của dự luật
Dự luật không cung cấp thêm ngân sách, nhưng yêu cầu tổng thống phải trình bày kế hoạch ngân sách để thực hiện các điều khoản, bao gồm: Ưu tiên chuyển giao hệ thống phòng không, pháo, tên lửa tầm xa và xe bọc thép cho Ukraine. Hiện đại hóa năng lực quốc phòng của Ukraine và tăng cường hợp tác quân sự song phương. Cấp quyền ưu tiên cho Ukraine nhận thiết bị quân sự dư thừa từ Mỹ. Tái khởi động chương trình cho mượn-cho thuê, cho phép chuyển giao vũ khí với phương án thanh toán sau.
Ngoài ra, dự luật còn cam kết hỗ trợ Ukraine trong tái thiết, coi Ukraine như một đồng minh lớn ngoài Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và đảm bảo các cam kết dài hạn trong thỏa thuận an ninh song phương đã ký giữa Tổng thống Joe Biden và Tổng thống Zelensky hồi tháng 6/2024.
Thách thức lớn phía trước
Sự ủng hộ của Thượng viện dành cho Ukraine vẫn mạnh mẽ, nhưng khó có thể duy trì trong Quốc hội mới. Trong khi đó, Tổng thống Zelensky cảnh báo rằng bất kỳ sự chia rẽ nào giữa Mỹ và châu Âu đều sẽ gây nguy hiểm cho cuộc chiến của Ukraine.
Ông Zelensky phát biểu trong một cuộc phỏng vấn với Fox News ngày 20/11: “Đây là thời điểm cần sự đoàn kết giữa Ukraine, Mỹ và châu Âu. Nếu chúng ta để mất sự đoàn kết này, đó sẽ là một nguy cơ rất lớn cho không chỉ Ukraine mà còn cả Mỹ và châu Âu”.
Tiết lộ thời điểm Ukraine ra đòn tấ.n côn.g tầm xa đầu tiên vào lãnh thổ Liên bang Nga
Báo Mỹ cho hay chính quyền của Tổng thống Joe Biden đã cho phép Ukraine sử dụng vũ khí tầm xa của Mỹ để tấ.n côn.g sâu vào lãnh thổ Nga và nguồn tin của Reuters đã tiết lộ về thời điểm Kiev bắt đầu thực thi đòn đán.h.
Tờ Thời báo New York ngày 17/11 dẫn nguồn tin ẩn danh là quan chức Mỹ cho biết Tổng thống Mỹ Joe Biden đã cho phép Ukraine sử dụng sử dụng vũ khí do Mỹ sản xuất, bao gồm Hệ thống Tên lửa chiến thuật lục quân tầm xa (ATACMS) để tiến hành các cuộc tấ.n côn.g sâu vào bên trong lãnh thổ Liên bang Nga.
Hãng tin Reuters ngày 18/11 dẫn lời hai quan chức Mỹ và một nguồn tin thân cận với quyết định nêu trên nói rằng việc cho phép Ukraine sử dụng sử dụng vũ khí do Mỹ sản xuất tấ.n côn.g sâu vào lãnh thổ Liên bang Nga đán.h dấu sự thay đổi đáng kể trong chính sách của Washington đối với cuộc xung đột Nga-Ukraine.
Các nguồn tin cho biết Ukraine dự kiến sẽ tiến hành các cuộc tấ.n côn.g tầm xa đầu tiên trong vài ngày tới. Tuy không tiết lộ chi tiết vì lý do an ninh tác chiến, nhưng theo các nguồn tin, trong cuộc tấ.n côn.g đầu tiên, Lực lượng Vũ trang Ukraine sẽ sử dụng tên lửa ATACMS với tầm bắ.n lên tới 306 km.
Quyết định của Chính quyền Biden được đưa ra hai tháng trước khi Tổng thống đắc cử Donald Trump chính thức tuyên thệ nhậm chức vào ngày 20/1/2025, sau nhiều tháng kêu gọi của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky nhằm cho phép quân đội nước này sử dụng vũ khí Mỹ để tấ.n côn.g các mục tiêu quân sự của Liên bang Nga nằm cách xa biên giới hai quốc gia.
Theo Reuters, thay đổi của Chính quyền Biden phần lớn nhằm phản ứng trước việc Nga triển khai binh lính nước thứ ba để bổ sung lực lượng.
Theo một quan chức Mỹ và nguồn tin thân cận với quyết định mà tờ Thời báo New York đề cập, đây là một diễn biến đã gây lo ngại ở Washington và Kiev.
Trong bài phát biểu qua video vào tối 17/11, ông Zelensky cho biết những quả tên lửa sẽ "tự nói lên tất cả".
Tổng thống Ukraine nói: "Hôm nay, nhiều người trong giới truyền thông nói rằng chúng tôi đã được cho phép thực hiện các hành động thích hợp. Nhưng các cuộc tấ.n côn.g không được thực hiện bằng lời nói. Những điều như thế này không được công bố".
Hiện chưa có phản hồi ngay lập tức từ Điện Kremlin, nhưng trước đó, Điện Kremlin đã cảnh báo rằng việc nới lỏng các giới hạn đối với việc sử dụng vũ khí Mỹ cho Ukraine sẽ bị coi là một sự leo thang nghiêm trọng.
Ông Vladimir Dzhabarov, Phó Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Liên bang Nga, cho rằng quyết định của Washington cho phép Kiev tấ.n côn.g sâu vào lãnh thổ Liên bang Nga có thể dẫn đến "Chiến tranh Thế giới thứ ba".
Andrei Klishas, một thành viên cấp cao của Hội đồng Liên bang Nga (Thượng viện), viết trên ứng dụng Telegram rằng: "Phương Tây đã quyết định mức độ leo thang mà điều đó có thể kết thúc với việc nhà nước Ukraine bị phá hủy hoàn toàn chỉ sau một đêm".
Một số quan chức Mỹ tỏ ra hoài nghi rằng việc cho phép Ukraine thực hiện các cuộc tấ.n côn.g tầm xa vào lãnh thổ Liên bang Nga sẽ thay đổi quỹ đạo tổng thể của cuộc chiến ở Ukraine, nhưng quyết định này có thể giúp Ukraine vào thời điểm các lực lượng Nga đang đạt được tiến bộ và có thể đưa Kiev vào vị thế đàm phán tốt hơn khi hoặc nếu các cuộc đàm phán ngừng bắ.n diễn ra.
Theo cựu Đại sứ Mỹ tại Gruzia, vào tháng 2/2025 sẽ đán.h dấu 3 năm xung đột tại Ukraine bùng nổ và đã có chút mệt mỏi với cuộc chiến này. Vì thế, có một kỳ vọng chung ở cả hai bờ Đại Tây Dương rằng "chúng ta sẽ phải can dự về mặt ngoại giao trong vấn đề này. Và nếu làm vậy, bạn cần phải đặt phía của mình vào một vị thế mạnh mẽ hơn, cả về mặt quân sự lẫn chiến thuật".
"Và tất nhiên, điều đó có nghĩa là bạn cần tiếp tục cung cấp hỗ trợ quân sự để chuẩn bị cho bất kỳ giải pháp đàm phán nào", cựu Đại sứ Mỹ tại Gruzia nói thêm.
Hiện chưa rõ liệu ông Trump có đảo ngược quyết định của ông Biden khi nhậm chức hay không, nhưng trong thời gian vận động tranh cử, ông Trump nhiều lần ch.ỉ tríc.h quy mô viện trợ tài chính và quân sự của Mỹ cho Ukraine và cam kết nhanh chóng chấm dứt chiến tranh mà không giải thích rõ ràng cách thức.
Tuy phát ngôn viên của ông Trump chưa ngay lập tức phản hồi yêu cầu bình luận, nhưng ông Richard Grenell, một cố vấn chính sách đối ngoại thân cận với Tổng thống đắc cử Mỹ, đã ch.ỉ tríc.h quyết định của Chính quyền Biden.
Ông Grenell đã viết trên mạng xã hội X vào ngày 18/11 rằng: "Không ai ngờ rằng ông Joe Biden lại LEO THANG cuộc chiến ở Ukraine trong giai đoạn chuyển giao quyền lực".
Theo ông Grenell, điều này giống như tổng thống Mỹ đương nhiệm đang khởi động một cuộc chiến hoàn toàn mới.
Nhân vật tiềm năng làm đặc phái viên cuộc chiến ở Ukraine trong chính quyền Trump 2.0 Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump được cho là đang xem xét cựu quyền Giám đốc Tình báo quốc gia Richard Grenell, người từng đề xuất "vùng tự trị" ở Ukraine làm đặc phái viên giải quyết xung đột Nga-Ukraine. Ông Richard Grenell. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN Hãng tin Reuters dẫn lời bốn nguồn tin quen thuộc với kế hoạch chuyển giao...