Các nghị sĩ Cộng hòa phản đối gay gắt quy định an ninh mới tại Quốc hội
Hệ thống kiểm tra an ninh mới được thiết lập bên ngoài phòng họp Hạ viện Mỹ đã gây căng thẳng giữa nhiều nghị sĩ Cộng hòa và Cảnh sát Quốc hội (USCP).
Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi thực hiện thủ tục kiểm tra an ninh trước khi vào phòng họp Hạ viện. Ảnh: Reuters
Nhiều nghị sĩ Cộng hòa ngày 12/1 đã phàn nàn hoặc tìm cách né tránh cửa kiểm tra an ninh và dò tìm kim loại vừa được lập ra theo lệnh của Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi.
Ngay trước thời điểm Hạ viện nhóm họp buổi tối cùng ngày để thông qua nghị quyết kêu gọi Phó Tổng thống Mike Pence kích hoạt Tu chính án số 25 để bãi nhiệm Tổng thống Donald Trump, nhiều thành viên đảng Cộng hòa đã thể hiện sự tức giận, bực tức trước quy trình kiểm tra mới.
Các hạ nghị sĩ Cộng hòa Louie Gohmert, Steve Stivers, Van Taylor, Lauren Boebert, Debbie Lesko và Larry Bucshon nằm trong số những người thuộc nhóm không chấp hành hướng dẫn của cảnh sát tại cổng kiểm tra an ninh, hoặc là lên tiếng phàn nàn về biện pháp mới này.
Bà Boebert, người từng gây sốt với tuyên bố sẽ mang theo súng vào Điện Capitol trong đoạn video quay trước đó, đã có cuộc tranh cãi với một viên cảnh sát khi đi qua cửa kiểm tra an ninh. “Tôi hoàn toàn có quyền mang súng ở Washington D.C và trong khuôn viên tòa nhà Quốc hội. Bàn kiểm tra an ninh, dò tìm kim loại bên ngoài phòng họp chắc chắn đã không ngăn được vụ bạo lực xảy ra hồi tuần trước. Đó chỉ là hành động chính trị muốn tỏ vẻ ra oai của bà Pelosi”, nữ hạ nghị sĩ này tuyên bố trên tài khoản cá nhân mạng xã hội Twitter.
Hạ nghị sĩ Steve Scalise nói với giới báo chí rằng việc có thêm một lớp an ninh mới này là không cần thiết. Ông chỉ trích bà Pelosi vì đã “cản trở” các thành viên Hạ viện vào bỏ phiếu, cáo buộc bà Pelosi “chưa từng thảo luận” điều gì với lãnh đạo đảng Cộng hòa về biện pháp mới này.
Video đang HOT
Hạ nghị sĩ Greg Steube thậm chí còn đi xa hơn. Trong lời phát biểu khi tranh cãi về mở quy trình kích hoạt Tu chính án số 25, ông Steube gọi cửa kiểm soát an ninh tại Hạ viện là “tội ác”, với lời bình luận đây là những gì mà người dân Mỹ sẽ phải chịu đựng đựng dưới thời Tổng thống Joe Biden.
Phóng viên ảnh kể về cuộc bạo loạn ở Đồi Capitol
Điều đầu tiên khiến phóng viên ảnh Saul Loeb thấy bất thường khi đến Đồi Capitol đưa tin về chứng nhận bầu cử là lực lượng cảnh sát rất mỏng.
"Về cơ bản, an ninh ở Đồi Capitol cũng giống như mọi ngày. Tôi có hơi ngạc nhiên", nhiếp ảnh gia 37 tuổi của hãng tin AFP kể lại.
Loeb không ngờ mình sẽ chụp những tấm ảnh chưa từng có trong đời về vụ hỗn loạn trong tòa quốc hội, từ người ủng hộ Trump giẫm lên bàn trong văn phòng Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi tới một người đột nhập đội mũ lông thú có sừng động vật.
Người biểu tình tràn vào phòng Rotunda trong tòa nhà quốc hội hôm 6/1. Ảnh: AFP
Ngày làm việc của Loeb bắt đầu tương đối bình thường. Anh tới sớm để chuẩn bị, trước khi chụp những tấm ảnh đầu tiên khi phiên họp lưỡng viện bắt đầu lúc 13h. Khi đang ở tầng ba, anh nghe thấy thông báo phát qua loa, yêu cầu mọi người không được di chuyển.
"Là một phóng viên ảnh, khi nghe thấy điều này, tôi biết là có chuyện sắp xảy ra", Loeb, người có kinh nghiệm 14 năm làm việc ở Washington, nói.
"Vì vậy, tôi đi ra ngoài tìm hiểu chuyện gì đang diễn ra. Tôi nghe thấy một số tiếng động lớn, tiếng la hét. Có khoảng hơn 10 người biểu tình ở ngay ngoài phòng họp. Rất hiếm khi nhìn thấy người biểu tình ở trong tòa quốc hội. Do đó, việc nhìn thấy một tá người ở đó, ngay ngoài cửa Thượng viện là điều cực kỳ bất thường. Lúc đó tôi nghĩ, 'Ngày hôm nay sẽ có chuyện lớn đây'".
Loeb dành vài phút để chụp ảnh khi cảnh sát cố thuyết phục người biểu tình rời khỏi tòa nhà.
"Họ đa số phớt lờ chúng tôi, để chúng tôi chụp ảnh", Loeb nhớ lại. "Chúng tôi có thể tiếp cận họ khá gần. Thường thì họ sẽ khuyến khích chúng tôi chụp ảnh. Họ rất phấn khích, rất vui khi vào bên trong, nơi họ không ngờ sẽ có ngày mình tới".
Loeb gửi ảnh về tòa soạn và sau đó khám phá chuyện đang xảy ra bên trong những vách tường linh thiêng của nền dân chủ Mỹ mà ban đầu không hề nhận ra hàng trăm người biểu tình đã lọt vào trong.
"Tôi nghe thấy tiếng hô vang, tiếng ủng hộ Trump và hàng trăm người biểu tình đổ vào Rotunda từ mọi hướng", Loeb nói. "Đó là một trong những căn phòng được bảo vệ nghiêm ngặt nhất ở Washington, vậy mà nó lại đầy ắp người biểu tình, thật khó hiểu".
"Họ cơ bản thích làm gì thì làm, đứng lên ghế băng, chụp ảnh với tượng, nói chung là ồn ào và náo loạn".
Loeb cố tìm đường tới Phòng Thượng viện, nhưng không thể. Cảnh sát đã chặn hành lang, không khí sặc mùi khói, hơi cay. Anh cố đi tới Hạ viện nhưng cũng bị chặn lại. Trong khi đang cân nhắc đi đâu tiếp, anh nhìn thấy người biểu tình tiến vào văn phòng Chủ tịch Hạ viện Pelosi.
"Đó là khu vực an ninh cao, bình thường không ai được phép vào phòng bà ấy mà không cần hẹn trước, thường có cảnh sát đứng gác bên ngoài", Loeb nói.
Bên trong, anh nhìn thấy người biểu tình đội mũ in khẩu hiệu tranh cử năm 2016 của Trump "Khiến nước Mỹ vĩ đại trở lại" chụp ảnh selfie, phát hình trực tiếp trên mạng xã hội, lục lọi ngăn kéo và nhặt nhạnh đồ lưu niệm.
Richard Barnett, người biểu tình xông vào tòa quốc hội Mỹ hôm 6/1, gác chân lên bàn làm việc của Chủ tịch Hạ viện Nanci Pelosi. Ảnh: AFP
"Tôi chụp được ảnh một người biểu tình đang ngồi trên bàn làm việc của nhân viên, vắt chân lên, nhìn giấy tờ trên bàn bà Pelosi", Loeb nhớ lại.
"Đó là bức ảnh rất nhiều người đã xem", anh nói, nhắc tới ảnh chụp Richard Barnett, một nhà vận động ủng hộ sở hữu súng đạn người Arkansas. "Ông ấy rất vui khi thấy tôi chụp ảnh. Ông ấy dường như không hề quan tâm rằng mặt mũi của mình sẽ phơi bày trước thiên hạ".
Khi Loeb rời tòa quốc hội sau một ngày đáng kinh ngạc, anh đã rất ngạc nhiên khi phát hiện tòa nhà "đa phần vẫn nguyên vẹn", bất chấp người biểu tình tràn vào.
"Đa số các bức tượng vẫn đứng nguyên chỗ cũ, tranh treo tường hay đồ vật bày biện bên trong cũng không bị hư hỏng. Tôi cho rằng điều này thật đáng chú ý", Loeb nói.
Buổi kiểm phiếu đại cử tri ở Quốc hội Mỹ được tiến hành ra sao? Ngày 6/1 (giờ địa phương), Quốc hội Mỹ sẽ nhóm họp để xác nhận chiến thắng cho ông Joe Biden, trong bối cảnh nhiều nghị sĩ Cộng hòa có kế hoạch khiếu nại kết quả ở một số bang chiến trường. Hòm đựng phiếu bầu đại cử tri được đưa vào phòng họp Quốc hội Mỹ tại phiên kiểm đếm ngày 6/1/2016. Ảnh:...