Các nghị sĩ Ấn Độ đạp xe đến Quốc hội để phản đối giá nhiên liệu cao
Ấn Độ đã chứng kiến mức giá nhiên liệu tăng đột biến chưa từng có tiền lệ dưới thời Tổng thống Narenda Modi, khi điều chỉnh tăng giá đến 40 lần chỉ trong năm 2021.
Các nghị sĩ TMC đạp xe tuần hành ngày 19/7. Ảnh: India Today
Mặc dù các đảng đối lập nhiều lần tổ chức tuần hành phản đối trên đường phố, chính sách giá nhiên liệu của chính phủ liên bang vẫn giữ nguyên.
Đài Sputnik đưa tin, trong một cuộc biểu tình mang tính biểu tượng nhằm chống lại tình trạng giá xăng, dầu phi mã ở Ấn Độ, ngày 19/7, các nhà lập pháp đảng đối lập Trinamool Congress (TMC) đã đạp xe đến trụ sở Quốc hội nước này.
Video đang HOT
Bất chấp thời tiết mưa tại thủ đô New Delhi, các nghị sĩ TMC vẫn quyết định đạp xe diễu hành. Họ đem theo những biểu ngữ mang thông điệp phản đối chính sách hiện nay, trong đó có khẩu hiệu “Ông Narendra Modi hãy cho chúng tôi câu trả lời”.
Ngoài ra, các đảng đối lập đã đệ trình thông báo dừng họp lên Chủ tịch Quốc hội để thảo luận về việc tăng giá nhiên liệu.
Giá xăng và dầu tại các thành phố lớn của Ấn Độ hiện ở mức trên 110 rupee/lít (hơn 32.000 đồng) sau hàng loạt lần tăng giá trong năm nay. Giá khí gas cũng ghi nhận mức tăng 40% so với năm ngoái.
Tình trạng này đã ảnh hưởng nặng nề đến thu nhập của người dân, đặc biệt là tầng lớp trung lưu vốn đang phải xoay xở để cho cuộc sống sinh hoạt hàng ngày trong thời đại dịch COVID-19.
Hồi đầu tháng 7, thủ hiến bang Tây Bengal Mamata Banerjee đã viết thư gửi Thủ tướng Modi để đề xuất giảm giá nhiên liệu nhằm giảm bớt gánh nặng cho người dân, đồng thời để kiểm tra xu hướng lạm phát chung trong cả nước.
Trước đó, các nhà lãnh đạo của đảng Quốc đại Ấn Độ (INC) đã cưỡi xe bò tuần hành phản đối chính phủ liên bang. Tháng trước, các chính trị gia đối lập cũng tổ chức một đám tang cho một chiếc xe máy ở bang Tây Bengal để lên án chính sách xăng, dầu hiện nay.
Tổng thống Biden sắp đề xuất gói ngân sách 6.000 tỷ USD
Vài ngày tới, Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ đề xuất gói ngân sách 6.000 tỷ USD, nâng chi tiêu liên bang lên mức cao nhất kể từ Chiến tranh Thế giới thứ II.
Tổng thống Mỹ Joe Biden tại cuộc họp báo ở Washington, DC, ngày 21/5/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo tờ New York Times (NYT), đề xuất chi tiêu sẽ bao gồm các khoản đầu tư lớn vào cơ sở hạ tầng, giáo dục và y tế.
Dựa trên các tài liệu mà NYT có, chính phủ liên bang sẽ chi 6.000 tỷ USD trong tài khóa 2022 và chi tiêu sẽ tăng lên 8.200 USD vào năm 2031.
Nhà lãnh đạo Mỹ dự định lấy nguồn tiền cho chương trình nghị sự này thông qua tăng thuế đối với các tập đoàn và những người có thu nhập cao. Thâm hụt ngân sách sẽ bắt đầu giảm vào những năm 2030.
Ngày 28/5 tới, Tổng thống Biden dự kiến công bố toàn bộ kế hoạch ngân sách đầu tiên kể từ khi nhậm chức vào tháng 1 trong bối cảnh ông tìm cách thúc đẩy các ưu tiên đầu tư vào cơ sở hạ tầng, chăm sóc trẻ em và các công trình công cộng khác trong nỗ lực tái thiết quốc gia.
Các thành viên của đảng Cộng hòa đã lên tiếng chỉ trích kế hoạch ngân sách mới của Tổng thống Biden tương tự như đề xuất ngân sách quốc phòng hồi tháng 4. Theo bản tóm tắt đề xuất ngân sách được Nhà Trắng công bố ngày 9/4, ngân sách quốc phòng của Mỹ trong năm tài khóa tới trị giá 753 tỷ USD, trong đó có 715 tỷ USD chi cho Bộ Quốc phòng, số còn lại chi cho Cơ quan Quản lý An ninh Hạt nhân Quốc gia (NNSA) trực thuộc Bộ Năng lượng và một số bộ, ngành. Mức đề xuất ngân sách quốc phòng này tăng 1,6% so với năm 2021 (740 tỷ USD). Các nghị sĩ cho rằng mức ngân sách như vậy là quá lớn.
Australia chính thức thông qua luật mới về quan hệ đối ngoại Luật về Quan hệ Đối ngoại sẽ được áp dụng đối với tất cả các thỏa thuận được ký kết giữa chính quyền các bang và vùng lãnh thổ, hội đồng địa phương và trường đại học công của Australia với nước ngoài. Toàn cảnh một phiên họp Quốc hội Australia ở Canberra. (Ảnh: AFP/TTXVN) Quốc hội Australia ngày 8/12 đã chính thức...