Các ngân hàng thương mại cam kết giảm thêm lãi suất gần 20.500 tỷ đồng
16 NHTM có quy mô lớn nhất đã nhất trí và cam kết sẽ tiếp tục giảm lãi suất tiếp cho các nhóm đối tượng trên tinh thần “khó khăn ít thì giảm ít, khó khăn nhiều thì giảm nhiều”.
Các NHTM cam kết giảm thêm lãi suất gần 20.500 tỷ đồng
Trả lời câu hỏi tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ chiều tối 11/8, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú cho biết, ngay từ khi bùng phát dịch bệnh, trong năm 2020, NHNN đã hạ lãi suất điều hành và các NHTM đã hạ lãi suất cho vay, mức giảm trung bình khoảng 1,2-1,5% trong năm 2020 so với mức lãi suất trước đó. 7 tháng đầu năm 2021, lãi suất đã giảm thêm khoảng 0,5% nữa.
“Trước tình hình dịch bệnh lan rộng tại các địa phương và các tỉnh, thành phố đang thực hiện giãn cách xã hội, việc giảm lãi suất là một trong những chính sách quan trọng và thiết yếu đối với doanh nghiệp lúc này. Vì thế, NHNN tiếp tục chỉ đạo các NHTM vừa cắt giảm chi phí hoạt động tối đa để tạo điều kiện giảm lãi suất và chia sẻ lợi nhuận của NHTM để giảm lãi suất cho doanh nghiệp”, ông Tú nói.
Thực hiện chỉ đạo này, Hiệp hội Ngân hàng (16 NHTM) có quy mô lớn nhất đã nhất trí và cam kết sẽ tiếp tục giảm lãi suất tiếp cho các nhóm đối tượng trên tinh thần “khó khăn ít thì giảm ít, khó khăn nhiều thì giảm nhiều”. Các NHTM đã cam kết từ nay đến cuối năm sẽ giảm thêm lãi suất gần 20.500 tỷ đồng.
Phó thống đốc NHNN Đào Minh Tú (Ảnh: Nhật Bắc)
Video đang HOT
Ngoài ra, theo Phó Thống đốc, 4 NHTM có vốn Nhà nước gồm: Vietinbank, Vietcombank, BIDV, Agribank đã đồng thuận và nhất trí sẽ giảm lãi suất vay thêm mỗi ngân hàng khoảng 1.000 tỷ đồng. Tổng cộng 4 ngân hàng sẽ giảm thêm 4.000 tỷ đồng cho những địa phương cho một số địa phương như TPHCM, Bình Dương, một số tỉnh đang thực hiện Chỉ thị 16. “Đây đều là những địa phương đang rất khó khăn nên sẽ tập trung giảm thêm. Bên cạnh việc giảm lãi suất này, 4 ngân hàng cũng cam kết sẽ giảm 100% các loại phí dịch vụ ngân hàng cho các địa phương nói trên”, Phó Thống đốc cho hay.
Tuy nhiên, theo lãnh đạo NHNN, để đảm bảo cho việc giảm lãi suất một cách thực chất cũng như việc tiếp cận nguồn vốn lãi suất thấp của các doanh nghiệp thì NHNN sẽ tiếp tục tăng cường việc giám sát việc giảm lãi suất này của các NHTM, đảm bảo từ nay đến cuối năm các cam kết này được thực hiện.
Hỗ trợ bằng chính sách tài khóa trị giá 118.000 tỷ đồng
Về các chính sách tài khóa hỗ trợ các doanh nghiệp và các tổ chức, cá nhân kinh doanh gặp khó khăn do dịch bệnh, theo Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi, các chính sách của năm 2020 được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cho phép tiếp tục thực hiện là gia hạn thời hạn nộp thuế, tiền thuê đất, miễn giảm các khoản thuế phí, lệ phí, dự kiến khoản hỗ trợ trong năm 2021 là 118.000 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, Bộ Tài chính cũng rà soát, đề xuất các cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định một số giải pháp:
Tiếp tục giảm thuế thu nhập doanh nghiệp cho các hộ kinh doanh có quy mô vừa và nhỏ, chúng tôi dự kiến có doanh thu dưới 200 tỷ đồng; giảm các loại thuế phải nộp cho hoạt động sản xuất kinh doanh của hộ kinh doanh hàng quán với mọi hình thức khai nộp thuế, chúng tôi dự kiến là sẽ giảm 50%;
Giảm thuế GTGT đối với hoạt động kinh doanh trong các lĩnh vực chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh như GTVT, kinh doanh lưu trú, du lịch…;
Miễn tiền chậm nộp thuế cho người nộp thuế gặp khó khăn;
Giảm tiền thuê đất phải nộp năm 2021 cho các đối tượng gặp khó khăn, tổng giá trị ước tính của gói hỗ trợ tiếp theo mà Bộ Tài chính đang đề xuất là trên 20.000 tỷ đồng.
“Chúng tôi đang lấy và tổng hợp các ý kiến để báo cáo các bộ, ngành liên quan, tổng hợp để báo cáo Chính phủ, đảm bảo trong phiên họp gần nhất của UBTVQH, Chính phủ sẽ trình để UBTVQH xem xét, quyết định theo thẩm quyền và theo Nghị quyết của Quốc hội”, Thứ trưởng Nguyễn Đức Chi bổ sung.
Xây dựng xong dự thảo Nghị quyết về hỗ trợ cho doanh nghiệp, người dân
Bộ Tài chính vừa xây dựng xong dự thảo Nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành một số giải pháp thu ngân sách nhà nước nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân kinh doanh chịu tác động của dịch COVID-19.
Công nhân làm việc tại Công ty TNHH New Wing Interconnect Technology (KCN Vân Trung, Bắc Giang). Ảnh minh họa: Danh Lam/TTXVN
Theo Bộ Tài chính, năm 2021 để tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp, người dân vượt qua khó khăn và thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh, Chính phủ đã trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành theo thẩm quyền và chỉ đạo Bộ Tài chính thực hiện một số giải pháp hỗ trợ như: tiếp tục thực hiện gia hạn thời hạn nộp thuế, tiền thuê đất trong năm 2021 cho các đối tượng gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch COVID-19; tiếp tục giảm thuế bảo vệ môi trường đối với nhiên liệu bay trong năm 2021...
Dự kiến thực hiện các giải pháp này trong năm 2021 sẽ hỗ trợ doanh nghiệp, nqười dân với giá trị tiền thuế, tiền thuê đất, phí, lệ phí là khoảng 118 nghìn tỷ đồng; trong đó, số tiền thuế, tiền thuê đất được gia hạn dự kiến khoảng 115 nghìn tỷ đồng; số tiền thuế, phí, lệ phí được miễn, giảm khoảng 3 nghìn tỷ đồng.
Bộ Tài chính đánh giá, các giải pháp hỗ trợ về thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất nêu trên là kịp thời; có tác động tích cực và được cộng đồng doanh nghiệp, nhân dân đánh giá cao. Từ đó, góp phần tháo gỡ khó khăn, ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh và duy trì tăng trưởng của năm 2020 cũng như kết quả đạt được trong 6 tháng đầu năm 2021.
Tuy nhiên, trước tình hình diễn biến hết sức phức tạp của dịch COVID-19 ảnh hưởng nghiêm trọng, nặng nề tới hoạt động của doanh nghiệp, người dân. Đặc biệt là doanh nghiệp có quy mô nhỏ, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh và hoạt động của một số nhóm lĩnh vực dịch vụ như: du lịch, vận tải, lưu trú và ăn uống, chiếu phim, thể thao và giải trí,... Do đó, việc xem xét, đề xuất thêm các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, người dân nhằm ứng phó với ảnh hưởng của dịch COVID-19 trong năm 2021 là cần thiết.
Theo Bộ Tài chính, dự thảo Nghị quyết quy định giảm 30% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của năm 2021 đối với trường hợp người nộp thuế có tổng doanh thu năm 2021 không quá 200 tỷ đồng.
Cùng đó, giảm 50% số thuế phải nộp phát sinh từ hoạt động sản xuất kinh doanh của các tháng trong quý III, VI/2021 với hộ và cá nhân kinh doanh trong mọi lĩnh vực, ngành nghề, địa bàn, hình thức khai thuế, nộp thuế.
Dự thảo cũng quy định giảm thuế giá trị gia tăng kể từ ngày nghị quyết này có hiệu lực đến hết ngày 31/12/2021 với doanh nghiệp, tổ chức hoạt động trong một số ngành dịch vụ, gồm vận tải đường sắt, đường thủy, hàng không, đường bộ; dịch vụ lưu trú và ăn uống; hoạt động chiếu phim; hoạt động của các đại lý du lịch, kinh doanh tour du lịch và các dịch vụ hỗ trợ, liên quan đến quảng bá và tổ chức tour du lịch; hoạt động thể thao, vui chơi và giải trí.
Cụ thể, doanh nghiệp, tổ chức có hoạt động kinh doanh dịch vụ quy định tại khoản này thực hiện nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ được giảm 30% mức thuế suất thuế giá trị gia tăng. Doanh nghiệp, tổ chức có hoạt động kinh doanh dịch vụ quy định tại khoản này thực hiện nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp tỷ lệ phần trăm trên doanh thu được giảm.
Bên cạnh đó, dự thảo cũng miễn tiền chậm nộp phát sinh trong năm 2020 và năm 2021 đối với doanh nghiệp, tổ chức bao gồm cả đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh phát sinh lỗ liên tục trong các năm 2018, năm 2019, năm 2020. Đồng thời, không xử lý đối với các trường hợp đã nộp tiền chậm nộp.
Tổng số thuế miễn, giảm theo các chính sách trên khoảng 20.000 tỷ đồng.
Ngân hàng Nhà nước sẽ giám sát việc giảm lãi cho vay của các nhà băng NHNN cho biết để việc giảm lãi suất cho vay đi vào thực tế, cơ quan này sẽ tăng cường giám sát việc giảm lãi suất của các ngân hàng thương mại đã cam kết trước đó. Đây là khẳng định của Phó thống đốc thường trực Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú khi chia sẻ về các giải pháp cấp bách...