Các ngân hàng phải báo cáo kế hoạch xử lý nợ xấu trước ngày 28/4
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa có văn bản yêu cầu các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài gửi kế hoạch xử lý nợ xấu năm 2016 về trước ngày 28/4/2016.
Các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài gửi kế hoạch xử lý nợ xấu năm 2016 về trước ngày 28/4/2016
Theo đó, để đảm bảo tỉ lệ nợ xấu của hệ thống tổ chức tín dụng ở mức dưới 3% tổng dư nợ, NHNN yêu cầu các ngân hàng thực hiện các giải pháp xử lý nợ xấu theo chỉ đạo của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về tăng cường bảo đảm an toàn và tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng, xử lý nợ xấu; kiểm soát, bảo đảm duy trì tỉ lệ nợ xấu ở mức quy định.
Ngoài ra, các ngân hàng cũng phải tập trung đẩy mạnh xử lý nợ xấu bằng dự phòng rủi ro, bán nợ xấu cho Công ty quản lý tài sản các tổ chức tín dụng ( VAMC), đôn đốc thu nợ, xử lý tài sản bảo đảm, hỗ trợ khởi kiện khách hàng và phối hợp với cơ quan thi hành án trong việc thi hành các bản án có hiệu lực và các hình thức khác.
Video đang HOT
Trước đó, Thống đốc NHNN cũng đã có Quyết định số 618/QĐ-NHNN phê duyệt việc xây dựng và triển khai phương án mua nợ xấu theo giá thị trường của VAMC, thay cho mua theo giá trị sổ sách mà VAMC vẫn thực hiện lâu nay. Quyết định này quy định cụ thể, chi tiết phạm vi, đối tượng, điều kiện đối với các khoản nợ xấu mua theo giá thị trường, cũng như nguyên tắc xác định giá mua nợ, trình tự thực hiện mua nợ xấu theo giá thị trường; nguồn vốn sử dụng để mua nợ theo giá thị trường; xử lý các khoản nợ xấu đã mua…
Theo đánh giá của Ngân hàng HSBC, tỷ lệ nợ xấu trên toàn hệ thống ngân hàng của Việt Nam đã được cải thiện, từ xấp xỉ 5% trong tháng 9/2012 xuống 2,5% trong tháng 12/2015. Nhưng điều này chủ yếu đạt được nhờ chuyển các khoản cho vay từ các ngân hàng sang Công ty Quản lý Tài sản Việt Nam (VAMC). Từ khi ra đời vào năm 2013 cho đến cuối năm 2015, VAMC đã thu mua 11 tỷ đô la Mỹ nợ xấu. Nhưng vào cuối năm ngoái, VAMC chỉ thu hồi được 9% nợ xấu mà đơn vị này đang nắm giữ.
Theo Thời Báo Kinh Doanh
Chính thức được mua nợ xấu theo giá thị trường
Thống đốc NHNN đã chính thức ký quyết định phê duyệt việc xây dựng và triển khai phương án mua nợ xấu theo giá thị trường của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (Công ty VAMC).
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa ban hành Quyết định số 618/QĐ-NHNN phê duyệt việc xây dựng và triển khai phương án mua nợ xấu theo giá thị trường của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (Công ty VAMC).
Quyết định này quy định cụ thể, chi tiết phạm vi, đối tượng, điều kiện đối với các khoản nợ xấu mua theo giá thị trường; Nguyên tắc, trình tự thực hiện mua nợ xấu theo giá thị trường; Nguyên tắc xác định giá mua nợ; Nguồn vốn sử dụng để mua nợ theo giá thị trường; Xử lý các khoản nợ xấu đã mua.
Đồng thời, quyết định quy định rõ trách nhiệm của các đơn vị thuộc NHNN, NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố, Công ty VAMC, tổ chức tín dụng trong việc tổ chức thực hiện mua nợ xấu theo giá thị trường.
Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày 12/4/2016.
Chính thức được mua nợ xấu theo giá thị trường (ảnh minh hoạ)
Được biết, tính từ năm 2013 đến 31/12/2015, VAMC đã thực hiện mua được 24.512 khoản nợ tương ứng với 243.335 tỷ đồng dư nợ gốc, giá mua là 207.909 tỷ đồng của 41 tổ chức tín dụng (TCTD).
Lũy kế từ năm 2013 đến 31/12/2015, VAMC đã phối hợp với các TCTD thu hồi nợ được 22.783 tỷ đồng (bao gồm thu từ bán nợ/ bán TSBĐ...); trong đó, VAMC đã phối hợp với TCTD thực hiện bán nợ đạt đạt 2.956 tỷ đồng.
Công ty quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam (VAMC) cũng vừa thông báo mức lãi suất điều chỉnh của các khoản nợ xấu đã được VAMC mua.
Theo đó, lãi suất của các khoản nợ xấu bằng VND vẫn được giữ nguyên ở mức 9,6%/năm như quý I. Lãi suất của các khoản nợ xấu bằng USD cũng được giữ ở mức 4,2%/năm.
Tuy nhiên, lãi suất của các khoản nợ xấu bằng Euro được điều chỉnh giảm từ mức 4,8%/năm trong quý I xuống còn 4,7%/năm.
Các mức lãi suất trên được áp dụng đối với các khoản nợ xấu được VAMC chấp thuận điều chỉnh lãi suất trong quý II/2016 (từ ngày 1/4/2016 đến 30/6/2016).
Theo An Hạ (Dân trí)
Biến động tỷ giá hối đoái và câu chuyện của Việt Nam "Vừa rồi Trung Quốc phá giá đồng nhân dân tệ, ngay lập tức Việt Nam phá giá theo, nhưng phá giá rất ít so với đồng USD, kể cả Philippines, Indonesia...chưa đến 5%". Ông Nguyễn Xuân Thành, Giám đốc chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright. Năm 2015, thị trường tài chính thế giới chứng kiến nhiều thay đổi, khi Trung Quốc giảm...