Các ngân hàng liệu có khả năng thoái vốn đúng hạn?
Nhiều ý kiến cho rằng, hiện tại NHNN vẫn chưa cho thấy động thái quyết liệt nào trong việc buộc các TCTD thực hiện mức trần sở hữu 5% đến cuối năm nay theo quy định của Thông tư 36.
Thông tư 36 được ban hành hồi tháng 11/2014 và có hiệu lực vào tháng 2/2015 bổ sung những quy định quan trọng về an toàn trong hoạt động ngân hàng. Trong đó, đáng chú ý Điều 20 của Thông tư 36 giới hạn về việc NHTM mua, nắm giữ cổ phiếu của các TCTD khác.
Theo đó, NHTM chỉ được nắm giữ cổ phiếu của tối đa không quá 2 TCTD khác, trừ trường hợp TCTD khác là công ty con của ngân hàng đó. Bên cạnh đó, tỷ lệ nắm giữ của NHTM tại TCTD khác phải dưới 5% vốn cổ phần có quyền biểu quyết và không được cử người tham gia HĐQT của TCTD mà ngân hàng mua cổ phần, trừ trường hợp TCTD đó là công ty con của ngân hàng.
Theo lộ trình, các NHTM đang nắm tỷ lệ sở hữu cổ phần tại hơn 2 TCTD khác phải tính đến việc thoái vốn trong vòng 1 năm. Trước ngày 1/2/2016, các ngân hàng phải xây dựng Phương án xử lý, biện pháp và kế hoạch thoái vốn để đảm bảo tuân thủ đúng quy định.
Đến thời điểm hiện tại, sau 7 tháng Thông tư 36 chính thức có hiệu lực, chỉ có một vài trường hợp đã “thở phào” sau khi tiến hành sáp nhập hay mua lại các công ty tài chính – chính những đơn vị mà các ngân hàng này đang tham gia giữ vốn.
Nhiều ngân hàng đã thâu tóm các công ty tài chính như Techcombank mua lại Tài chính Hóa Chất (VCFC), VPBank mua Tài chính Than Khoáng sản, HDBank mua Công ty tài chính SGVF, SHB mua Công ty Tài chính Vinaconex Viettel; Maritime Bank đã sáp nhập cả MDB lẫn Công ty Tài chính cổ phần Dệt may – hai đơn vị mà Maritime Bank đang sở hữu 10 – 11% cổ phần.
Tuy nhiên, vẫn còn nhiều ngân hàng đang đứng trước khả năng không thể thoái vốn được theo đúng quy định. Nhiều ý kiến cho rằng, hiện tạiNHNN vẫn chưa cho thấy động thái quyết liệt nào trong việc buộc các TCTD thực hiện mức trần sở hữu 5% đến cuối năm nay theo quy định của Thông tư 36.
Trong số đó, Ngân hàng TMCP Ngoại thương (Vietcombank) là ngân hàng có vốn tại nhiều tổ chức khác nhất. Hiện tại, Vietcombank sở hữu cổ phần tại 4 ngân hàng và 1 công ty tài chính. Trong đó, 3 trên 5 TCTD này, Vietcombank đang có tỷ lệ sở hữu vượt 5%.
Video đang HOT
Theo dữ liệu của CafeF, hiện Vietcombank đang nắm 9,59% vốn tại Ngân hàng TMCP Quân đội (MBB) và 8,24% cổ phần Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu (Eximbank). Ngoài ra, Vietcombank còn giữ 5,07% tại Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) và 4,37% tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công thương (Saigonbank).
Một trường hợp khác, Eximbank cũng đang nắm giữ cổ phần tại 4 đơn vị trong đó nắm giữ 10,3% cổ phần tại Sacombank. Trước đó, Eximbank cũng đã tính đến chuyện thoái vốn khỏi Sacombank khi điều kiện thuận lợi. Tuy nhiên đến thời điểm này vẫn chưa có thông tin gì mới về việc triển khai kế hoạch trên.
Mới đây, cổ phần của Ngân hàng TMCP Hàng Hải (Maritime Bank) tại MBB tăng từ 10,6% lên 12,06% sau khi được nhận 22,03 triệu cổ phần tại MBB, một phần của thương vụ sáp nhập Ngân hàng Phát triển Mê Kông (MDB). Số cổ phần sở hữu trực tiếp là 11,8% và sở hữu gián tiếp thông qua công ty quản lý quỹ Tín Phát là 0,2%. Trong trường hợp MBB tăng vốn lên 16.000 tỷ đồng thành công vào cuối năm, cổ phần của Maritime Bank có thể bị pha loãng còn 9%, nhưng vẫn vượt quá mức 5%.
Ngân hàng TMCP Công thương (Vietinbank) hiện đang sở hữu 10,4% Saigonbank, Ngân hàng TMCP An Bình (ABBank) sở hữu 8,4% EVN Finance.
Một số ngân hàng đã xin gia hạn và đề xuất với NHNN, cụ thể trường hợp của Vietcombank. Ngân hàng này đã có văn bản gửi NHNN về việc xử lý phần vốn góp tại Eximbank và MB. Trong đó, Vietcombank đề xuất giữ phần vốn góp tại MB, vì cổ phiếu MBB là cổ phiếu tốt và đã được NHNN chấp thuận cho phép Vietcombank nắm giữ cổ phiếu MBB với tỷ lệ như hiện tại.
Đối với phần vốn tại Eximbank, theo yêu cầu của NHNN, Vietcombank sẽ tiếp tục nắm giữ phần vốn tại Eximbank cho tới hết năm nay.
TS. Lê Xuân Nghĩa, chuyên gia kinh tế cho rằng, việc siết chặt sở hữu chéo để làm sạch hệ thống ngân hàng là cần thiết. Và tất nhiên là phải cho các ngân hàng một lộ trình thoái vốn, song cũng cần tiến hành kiên quyết, bởi càng để lâu, càng khó xử lý.
Kim Tiền
Theo Trí thức trẻ
Hãng xe Trung Quốc có thể trở thành cổ đông lớn của Daimler
Hãng thông tấn Reuters đưa tin, Tập đoàn công nghiệp ô tô Bắc Kinh (BAIC) đang trong quá trình đàm phán để mua cổ phần Daimler - nhà sản xuất ô tô Đức sở hữu thương hiệu Mercedes-Benz.
Daimler hiện nắm 10% cổ phần BAIC, và nhà sản xuất ô tô Trung Quốc này đang xúc tiến kế hoạch đầu tư ngược trở lại Daimler.
Nếu đàm phán thành công, BAIC sẽ là nhà sản xuất ô tô Trung Quốc thứ ba đầu tư vào một hãng xe ngoại, sau Tập đoàn Đông Phong (Dongfeng Group) với cổ phần trong PSA Peugeot Citroen và SAIC Motor với cổ phần trong General Motors (GM).
Trong những năm gần đây, Daimler và BAIC đã lập một số liên doanh tại Trung Quốc để quản lý hoạt động lắp ráp và phân phối xe Mercedes-Benz tại thị trường ô tô lớn nhất thế giới này.
Tờ Want China Times của Đài Loan đưa tin, chủ tịch BAIC - ông Xu Heyi đã xác nhận việc hai bên đang trong quá trình đàm phán, và ông hy vọng cuối năm nay sẽ có kết quả.
Nếu thương vụ này thành công, BAIC sẽ trở thành một trong những cổ đông lớn nhất của Daimler, theo tờ Want China Times.
Cổ đông lớn nhất hiện nay của Daimler là Renault-Nissan, với tỷ lệ 3,1% cổ phần, và nhóm đầu tư Cô-oét, với 6,8% cổ phần.
Giữa tuần trước, Daimler AG cũng đã úp mở rằng họ hoan nghênh các cổ đông mới, với kế hoạch đầu tư dài hạn, đến từ Trung Quốc.
"BAIC là đối tác quan trọng nhất của chúng tôi ở Trung Quốc. Nhìn chung, chúng tôi luôn muốn giành được sự quan tâm của các nhà đầu tư dài hạn. Các nhà đầu tư đến từ Trung Quốc cũng được hoan nghênh," Daimler cho biết.
Mối quan hệ giữa hai bên ngày càng khăng khít trong những năm gần đây. Vào tháng 12/2013, BAIC đã mua 51% cổ phần một công ty liên doanh với Daimler; còn nhà sản xuất ô tô Đức mua 51% cổ phần một liên doanh bán hàng của BAIC ở Trung Quốc.
Liên quan đến việc các doanh nghiệp Trung Quốc mua bán cổ phần hoặc toàn bộ thương hiệu ô tô nước ngoài, vào năm 2010, trong kế hoạch tái cơ cấu, tập đoàn Ford đã bán Volvo cho công ty ô tô Geely của Trung Quốc với giá 1,8 tỷ USD.
Năm 2014, tập đoàn ô tô Đông Phong của Trung Quốc (Dongfeng) đã chi 800 triệu EUR (1,1 tỷ USD) để nắm 14% cổ phần Peugeot.
Và gần đây, nhân sự kiện kỷ niệm một năm hai bên trở thành đối tác chiến lược, lãnh đạo Nhà sản xuất xe hơi PSA Peugeot Citroen của Pháp và Tập đoàn ô tô Đông Phong của Trung Quốc đã công bố dự án hợp tác phát triển một hệ khung gầm toàn cầu mới để dụng cho các xe hạng B và C mang thương hiệu chung Peugeot, Citroen, DS và Dongfeng. Nền tảng này (Common Modular Platform - CMP) sẽ là giải pháp hiệu quả hơn về mô đun lắp ghép, tính linh hoạt, giảm được trang thiết bị sử dụng.
Ngoài ra, nền tảng mới này sẽ cho phép PSA và DFG sản xuất xe với chi phí thấp hơn. Tại Trung Quốc và khu vực ASEAN, tập đoàn ô tô Pháp có thể tận dụng nguồn cung ứng của Dongfeng để cắt giảm được chi phí, tăng khả năng cạnh tranh.
Hãng lốp Pirelli - một trong những doanh nghiệp thành công nhất của Ý và là biểu tượng của ngành công nghiệp nước này đã được bán cho một doanh nghiệp hoá chất Trung Quốc.
Hồi đầu tháng 5/2015, nhà sản xuất ô tô De Tomaso của Ý vừa được bán cho tập đoàn đầu tư Ideal Team Ventures của Trung Quốc với giá 1,8 triệu USD.
Nhật Minh
Theo Dantri
Phối hợp chống tham nhũng trong hoạt động tiền tệ, ngân hàng Ban Nội chính Trung ương phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong công tác phòng ngừa tham nhũng và xử lý các vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng. Hôm qua (10/3), Ban Nội chính Trung ương và Ban cán sự đảng Ngân hàng Nhà nước...