Các ngân hàng khoe lợi nhuận quý 3, PVcomBank một mình… chơi ngược
Trong khi các ngân hàng, doanh nghiệp đang đồng loạt công bố báo cáo tài chính quý 3/2019 thi Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam ( PVcomBank) mới ra báo cáo tài chính của quý 3 năm ngoái (2018).
Báo cáo tài chính quý 3/2018 của PVcomBank vừa được công bố hôm qua, ngày 1/11/2019. Theo kết quả kinh doanh quý 3/2018, PVcomBank đạt 2.578 tỷ đồng từ thu nhập lãi và các khoản thu nhập tương tự. Lũy kế 9 tháng của năm 2018 là 6.291 tỷ đồng, lần lượt tăng 45% và 25% so với cùng kỳ năm 2017.
Trong đó, thu nhập lãi thuần quý 3/2018 đạt 412 tỷ đồng, lũy kế 9 tháng đạt 984 tỷ đồng.
Kết thúc quý 3/2018, PVcomBank lãi sau thuế 14,49 tỷ đồng (cùng kỳ năm 2017 lỗ 182 tỷ đồng. Lũy kế 9 tháng đầu năm 2018, ngân hàng thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam lãi 52,65 tỷ đồng (cùng kỳ năm 2017 lỗ 156,54 tỷ đồng).
Video đang HOT
PVcomBank được thành lập từ năm 2013 trên cơ sở hợp nhất Tổng Công ty Tài chính cổ phần Dầu khí Việt Nam ( PVFC) và Ngân hàng TMCP Phương Tây (Western Bank).
Vốn điều lệ của ngân hàng vào ngày 30/09/2018 là 9.000 tỷ đồng, trong đó cổ đông lớn là Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (chiếm 52%) và cổ đông chiến lược Morgan Stanley (6,7%).
HĐQT của PVcomBank gồm các thành viên: ông Nguyễn Đình Lâm (Chủ tịch HĐQT); ông Trịnh Hữu Hiền; ông Đoàn Minh Mẫn; ông Nguyễn Khuyến Nguồn; ông Lê Anh Văn; ông Nguyễn Hoàng Nam (TGĐ); và ông Ngô Ngọc Quang.
Hội đồng quản trị của PVcomBank.
Ngân hàng có các công ty con hoạt động trong lĩnh vực du lịch, chứng khoán, tài chính, bất động sản gồm: CTCP Mỹ Khê Việt Nam; CTCP Chứng khoán Dầu khí; PVFC Capital; CTCP Đầu tư Láng Hạ; Công ty TNHH MTV Khoáng sản Quảng Bình.
Ngân Giang
Theo infonet.vn
Về tay BRG Group, Hapro làm ăn ra sao?
Tổng Công ty Thương mại Hà Nội (Hapro) vừa công bố báo cáo kết quả kinh doanh quý 3/2019 với mức sụt giảm thê thảm về doanh thu.
Kem Thủy Tạ, một công ty con của Hapro.
Theo đó, Hapro đạt 485,694 tỷ đồng doanh thu trong quý 3, giảm 52% so với quý 3 của năm 2018. Lũy kế 9 tháng đầu năm nay, Hapro đạt 1.906 tỷ đồng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.
Mặc dù doanh thu quý 3 sụt giảm mạnh, nhưng chi phí bán hàng, chi phí lãi vay và giá vốn hàng bán giảm mạnh đã giúp lợi nhuận sau thuế quý 3 của Hapro tăng lên 11 tỷ đồng so với mức 6,56 tỷ đồng của cùng kỳ năm ngoái.
Lũy kế 9 tháng đầu năm 2019, Hapro đạt 31,30 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, một con số khiêm tốn so với doanh nghiệp có vốn chủ sở hữu lên đến 2.400 tỷ đồng với hàng loạt đất vàng giữa Thủ đô Hà Nội.
Sau khi đổi chủ ngoạn mục, Hapro giờ đây do bà Nguyễn Thị Nga - Chủ tịch Tập đoàn BRG - làm Chủ tịch HĐQT. Các thành viên HĐQT còn lại của Hapro gồm: ông Trần Anh Tuấn, ông Vũ Thanh Sơn (thành viên HĐQT kiêm TGĐ), bà Trần Thị Tuyết Nhung, và ông Nguyễn Thái Dũng.
Hiện tại, Hapro có hơn 50 công ty con, công ty liên kết, nhưng có 9 công ty hợp nhất báo cáo tài chính gồm: Công ty mẹ Tổng Công ty Hapro; CTCP Thực phẩm Hà Nội; CTCP Thương mại & Dịch vụ Tràng Thi; CTCP Thủy Tạ (kem Thủy Tạ); CTCP Đầu tư Thương mại và Dịch vụ Chợ Bưởi; CTCP Xuất nhập khẩu Thủ công mỹ nghệ và Du lịch thương nhân Hapro; CTCP Sự kiện và ẩm thực Hapro; CTCP Rượu Hapro; CTCP Phát triển siêu thị Hà Nội; và CTCP Sản xuất kinh doanh gia súc gia cầm.
Hiền Anh
Theo infonet.vn
Người dân gửi 5,76 triệu tỷ đồng, nhà băng nào được tin tưởng nhất? Tại thời điểm 30/9/2019, tổng tiền gửi khách hàng của 27 ngân hàng đã công bố báo cáo tài chính là hơn 5,76 triệu tỷ đồng. Số liệu này chỉ tính dựa trên những ngân hàng đã công bố báo cáo tài chính quý 3/2019, còn lại một số nhà băng chưa công bố như DongABank, PVCombank, và SCB. Tại thời điểm 30/9/2019,...