Các mức phạt với người ngoại tình theo quy định mới
Có phải từ 1.7 theo Bộ luật Hình sự mới, nếu vợ hoặc chồng ngoại tình dẫn đến ly hôn thì sẽ bị phạt tù? (Nguyễn Thùy Dương)
Việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người có hành vi ngoại tình không phải là một vấn đề mới Cụ thể, người có hành vi ngoại tình có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về “Tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng” theo Điều 147 BLHS năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009).
Theo quy định này, người có hành vi “vi phạm chế độ một vợ, một chồng” được hiểu là người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác; hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm.
Từ ngày 1.7.2016, Bộ luật Hình sự năm 2015 sẽ thay thế Bộ luật Hình sự năm 1999. Theo quy định tại Điều 182 Bộ luật mới về “Tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng”, những hậu quả mà hành vi ngoại tình gây ra được quy định cụ thể, thay thế cho hậu quả chung chung được quy định trong Bộ luật cũ.
Theo đó, không phải người nào ngoại tình cũng bị truy cứu trách nhiệm hình sự mà chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi thuộc các trường hợp quy định tại Điều 182, cụ thể:
“Điều 182: Tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng
1. Người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến một năm:
a) Làm cho quan hệ hôn nhân của một hoặc hai bên dẫn đến ly hôn;
Video đang HOT
b) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm:
a) Làm cho vợ, chồng hoặc con của một trong hai bên tự sát;
b) Đã có quyết định của Tòa án hủy việc kết hôn hoặc buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái với chế độ một vợ, một chồng mà vẫn duy trì quan hệ đó”.
Khái niệm “chung sống như vợ chồng” đã được quy định tại Điều 147 Bộ luật Hình sự cũ và được Điều 182 Bộ luật mới giữ nguyên. Khái niệm này đã được giải thích cụ thể tại mục 3.1 Thông tư liên tịch 01/2001/TTLT-BTP-BCA-TANDTC-VKSNDTC ngày 25.9.2001:
“Chung sống như vợ chồng là việc người đang có vợ, có chồng chung sống với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà lại chung sống với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ một cách công khai hoặc không công khai nhưng cùng sinh hoạt chung như một gia đình. Việc chung sống như vợ chồng thường được chứng minh bằng việc có con chung, được hàng xóm và xã hội xung quanh coi như vợ chồng, có tài sản chung đã được gia đình cơ quan, đoàn thể giáo dục mà vẫn tiếp tục duy trì quan hệ đó…”.
Theo quy định của Điều 182 Bộ luật Hình sự 2015 vừa trích dẫn ở trên, chỉ những người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác, hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ và hậu quả của việc kết hôn, chung sống như vợ chồng đó đã làm cho quan hệ hôn nhân của một hoặc hai bên dẫn đến ly hôn thì mới có thể bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 1 năm.
Như vậy, không phải cứ đi ngoại tình rồi dẫn đến ly hôn là sẽ bị phạt tù. Chỉ phạt tù những người đang có vợ, có chồng chung sống với người khác hoặc ngược lại, có hành vi “kết hôn” hoặc “chung sống như vợ chồng” với người khác và những hành vi này đã gây ra một trong các hậu quả quy định tại Điều 182 mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Đối với trường hợp người có hành vi ngoại tình nhưng hành vi này chưa đủ yếu tố cấu thành “Tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng” theo quy định của Điều 182 BLHS 2015 thì có thể bị xử phạt hành chính theo quy định tại khoản 1 Điều 48 Nghị định 110/2013/NĐ-CP ngày 24/09/2013.
Cụ thể: “1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà kết hôn với người khác, chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà kết hôn với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;
b) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác;
c) Chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ…”.
Luật sư, Thạc sĩ Phạm Thanh Bình (Công ty Luật Bảo Ngọc, Hà Nội)
Theo Phạm Thanh Bình (VNE)
Không cứu giúp người trong tình trạng nguy hiểm: Có thể bị truy cứu hình sự
Việc đưa người bị tai nạn đi cấp cứu không những là đạo lý mà còn là nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân đã được quy định rõ trong luật", luật sư Vũ Mạnh Cường (Giám đốc Công ty Luật Hải Nam- Đoàn Luật sư TP. Hà Nội) khẳng định
Xung quanh thông tin có một số phương tiện giao thông đã từ chối, né tránh việc đưa nạn nhân đi cấp cứu trong vụ tai nạn thảm khốc xe camry "điên" ở Ái Mộ (Gia Lâm, Hà Nội, luật sư Cường cho biết: Theo quy định tại Điều 38, Luật Giao thông đường bộ 2008, thì những người có mặt tại nơi xảy ra vụ tai nạn có trách nhiệm giúp đỡ, cứu chữa kịp thời người bị nạn; người điều khiển phương tiện khác khi đi qua nơi xảy ra vụ tai nạn có trách nhiệm chở người bị nạn đi cấp cứu. Các xe được quyền ưu tiên, xe chở người được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao, lãnh sự không bắt buộc thực hiện quy định tại khoản này.
Tổ chức, cá nhân không cứu giúp người bị tai nạn giao thông khi có yêu cầu, có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Khoản 3, Điều 11 Nghị định 171/2013/NĐ-CP
Người ta ngại đụng chạm vào nạn nhân vì sợ bị nghi ngờ
"Từ những căn cứ nêu trên thì bên cạnh việc người điều khiển phương tiện khác khi đi qua nơi xảy ra vụ tai nạn có trách nhiệm chở người bị nạn đi cấp cứu, thì cũng có nghĩa người có mặt tại nơi xảy ra tai nạn có quyền yêu cầu người điều khiển phương tiện khác khi đi qua nơi xảy ra vụ tai nạn chở người bị nạn đi cấp cứu", luật sư Cường nhấn mạnh.
Cũng theo luật sư Cường, trong trường hợp thấy người khác trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, tuy có điều kiện mà không cứu giúp dẫn đến hậu quả chết người có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 102 Bộ luật hình sự 2009 sửa đổi, bổ sung về Tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng.
1. Người nào thấy người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, tuy có điều kiện mà không cứu giúp dẫn đến hậu quả người đó chết, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm:
a) Người không cứu giúp là người đã vô ý gây ra tình trạng nguy hiểm;
b) Người không cứu giúp là người mà theo pháp luật hay nghề nghiệp có nghĩa vụ phải cứu giúp.
3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Theo Dân Việt
Sự thật ghê tởm về gã cha đốn mạt hiếp dâm con gái ruột Cáo trạng của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Kạn đã truy tố Trần Văn Doanh về tội Hiếp dâm trẻ em theo khoản 4, điều 112 Bộ luật hình sự. Cáo trạng của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Kạn đã truy tố Trần Văn Doanh về tội "Hiếp dâm trẻ em" theo khoản 4, điều 112 Bộ luật hình...