Các mức độ của bệnh hen phế quản
Bệnh hen phế quản có thể được chia thành nhiều mức độ nặng, nhẹ khác nhau. Với mỗi mức độ hen, cách nhận biết cũng như điều trị đều có sự khác biệt.
Bệnh hen phế quản có rất nhiều mức độ. Một số trường hợp có thể rất nhẹ và không cần điều trị hoặc điều trị y khoa tối thiểu.
Tuy nhiên, bệnh cũng có thể rất nặng và đe dọa tới tính mạng của người bệnh. Các chuyên gia chia hen suyễn thành 4 mức độ từ nhẹ đến nặng và những mức độ này được xác định bởi tần suất và mức độ nặng của triệu chứng bệnh hen phế quản.
1. Các mức độ của bệnh hen phế quản
Bệnh hen phế quản được chia thành 4 mức độ, bao gồm:
- Mức độ 1: Hen phế quản độ 1 nhẹ không thường xuyên. Cơn hen đôi lúc xảy ra cơn hen ban ngày 1 lần trong tuần, hoặc có thể xảy ra ban đêm 2 lần trong tháng. Chức năng hô hấp của cơ thể hoạt động bình thường giữa các cơn hen.
- Mức độ 2: Hen nhẹ, dai dẳng. Cơn hen ban ngày xảy ra nhiều hơn 1 lần trong tuần nhưng ít hơn 1 lần trong ngày. Xuất hiện hiện tượng khó thở về đêm hơn 2 lần trong tháng nhưng ít hơn 1 lần trong tuần. Chức năng hô hấp của cơ thể bình thường giữa các cơn hen.
- Mức độ 3: Hen trung bình, dai dẳng. Người bệnh có thể tương đối kiểm soát được cơn hen. Những triệu chứng của bệnh hen phế quản xuất hiện hàng ngày. Cơn hen ảnh hưởng đến hoạt động và giấc ngủ. Bệnh nhân cảm thấy khó thở về đêm ít nhất 1 lần trong tuần. Và chỉ số EV1 – Thể tích khí thở ra tối đa trong giây đầu tiên là 60%
- Mức độ 4: Hen nặng, dai dẳng. Bệnh nhân cảm thấy khó thở liên tục, xuất hiện các triệu chứng hàng ngày. Cơn hen nặng dần và xảy ra nhiều lần theo thời gian.
2. Chỉ định điều trị theo mức độ bệnh
Video đang HOT
Corticoid chống viêm được kết hợp với thuốc giãn phế quản tác dụng kéo dài và chứa trong một bình hít định liều duy nhất được chỉ định để điều trị bệnh hen phế quản. Loại thuốc kết hợp này cho tác dụng hiệp đồng (nghĩa là làm tăng tác dụng của từng thành phần thuốc trong bình) nhờ tác động trên các mặt khác nhau của cơ chế sinh bệnh hen là viêm và co thắt đường thở.
Loại thuốc kết hợp này có hiệu quả điều trị cao hơn so với khi dùng đơn lẻ từng thành phần thuốc. Hiện nay, trên thị trường có dạng phối hợp Salmeterol Fluticasone propionate (Seretide). Tác dụng phụ của dạng phối hợp này giống như tác dụng phụ của Corticoid hít và giãn phế quản tác dụng kéo dài.
Nhóm cắt cơn:
Nhóm gồm các thuốc giãn phế quản tác dụng nhanh, có hiệu quả duy trì trong 4 đến 6 giờ. Tác dụng của các thuốc này thay đổi rất nhiều tùy theo cơ địa của mỗi người. Các thuốc này có thể sử dụng dạng uống và dạng hít. Các thuốc dạng hít được chứa trong các bình xịt định liều và cho hiệu quả tức thời. Để có hiệu quả cao, bệnh nhân phải biết sử dụng dụng cụ hít đúng cách.
Các thuốc được sử dụng hiện nay là Salbutamol (Albuterol), Terbutaline, Fermoterol, Reproterol…
Tùy theo mức độ của bệnh hen phế quản mà cách điều trị cũng có nhiều khác biệt.
- Mức độ 1: Các triệu chứng hen nhẹ và không thường xuyên thì không cần sử dụng thuốc.
- Mức độ 2: Hen nhẹ và dai dẳng. Cần sử dụng Corticoid dạng hít phối hợp với thuốc cắt cơn khi có cơn hen xảy ra.
- Mức độ 3: Lúc này triệu chứng bệnh xuất hiện nhiều hơn và dai dẳng. Bệnh nhân nên sử dụng corticoid hít (200 – 1000 mcg) phối hợp với thuốc giãn phế quản tác dụng kéo dài.
- Mức độ 4: Hen phế quản độ 4, khi bệnh hen phế quản nặng và dai dẳng. Chỉ định điều trị được đưa ra là Corticoid dạng hít (> 1000 mcg) phối hợp với thuốc giãn phế quản tác dụng kéo dài. Nếu không kiểm soát được cơn hen, kết hợp thuốc phối hợp này với Corticoid uống và giãn phế quản tác dụng kéo dài loại uống.
Anh Dũng
Phác đồ điều trị hen phế quản ở trẻ em như thế nào?
Điều trị hen phế quản ở trẻ em với một số mục tiêu chính: Cắt cơn hen phế quản, điều trị duy trì để cơn hen không tái phát đồng thời tăng cường sức đề kháng cho trẻ.
1. Mục tiêu điều trị hen phế quản ở trẻ em
Mục tiêu điều trị hen phế quản ở trẻ em là phòng ngừa các biến chứng mãn tính cũng như giảm thiểu các khó chịu mà hen phế quản gây ra cho trẻ em.
- Duy tri chức năng hô hâp binh thương hoăc gân như binh thương cho trẻ.
- Duy tri mức đô hoat đông binh thương của hệ hô hấp ngay cả khi trẻ vận động găng sức.
- Phòng các đợt hen cấp gây nguy hiểm tới tính mạng của trẻ.
- Cung cấp các loại thuốc điều trị hen phế quản ở trẻ em ưu việt, hạn chế các tác dụng phụ do thuốc gây ra.
Để đạt được những mục tiêu điều trị hen phế quản ở trẻ em như trên, trẻ em cần được thực hiện những nhóm giải pháp sau:
- Đo và đánh giá chức năng của phổi, cũng như đánh giá mức độ nguy hiểm mà cơn hen phế quản gây ra cho trẻ em.
- Sử dụng thuốc đúng mục đích và đem lại hiệu quả điều trị cao nhất. Các nhóm thuốc thường được dùng trong điều trị hen phế quản ở trẻ em bao gồm: nhóm giảm co thăt cơ trơn phế quản va giam nhanh cac triêu chứng bao gồm thuôc cương beta tac dung ngăn, corticoid toan thân, thuôc khang cholinergic. Ngoài ra còn có nhóm Corticoid dạng hít, thuôc khang leucotrien, Theophyline.
- Kiểm soát tốt các dị nguyên có thể gây dị ứng cho trẻ bao gồm: Phấn hoa, lông thú, tôm, cua, cá biển,...
- Giáo dục sức khỏe cho cha mẹ của trẻ để hiểu về bệnh cũng như biết cách chăm sóc con tốt hơn.
- Các loại thuốc được dùng trong điều trị hen phế quản ở trẻ em
2. Điều trị cắt cơn
Điều trị cắt cơn như thế nào còn phụ thuộc vào mức độ nặng nhẹ của cơn hen phế quản cấp cũng như mức đáp ứng khi sử dụng thuốc điều trị hen phế quản ở trẻ em. Các thuốc thường dùng trong xử lý cơn hen cấp bao gồm:
Thuốc cường beta giao cảm: Thuốc cường beta giao cảm là nhóm thuốc đầu tay của các Bác sĩ chuyên khoa dùng để điều trị hen phế quản ở trẻ em. Cương beta có tác dụng tốt trong việc giãn phế quản, bảo vệ phế quản, phòng co cơ phế quản do tập luyện gắng sức. Nhưng nhóm thuốc điều trị hen phế quản ở trẻ em này cũng có một số tác dụng phụ phổ biến như đau đầu, hồi hộp trống ngực, hạ kali máu,...
Corticosteroid dạng hít: Corticosteroid dạng hít là dạng thuốc điều trị hen phế quản ở trẻ em được sử dụng nhiều trên lâm sàng. Nhóm thuốc này giúp kiểm soát hen suyễn phổ biến cho trẻ dưới 5 tuổi. Một số loại thuốc thường được dùng như budesonide, beclomethasone (Qvar), fluticasone (Flovent HFA),...
Corticosteroid dạng hít thường được dùng trong thời gian ngắn nhằm mục đích giảm nhanh các triệu chứng viêm ở trẻ, liều dùng của nhóm thuốc này chỉ là từ 3 - 5 ngày ở những trẻ dưới 5 tuổi và không quá 7 ngày ở những trẻ trên 5 tuổi. Khi sử dụng Corticosteroid dạng hít để điều trị hen phế quản ở trẻ em sẽ giúp kiêm soat hen và giai quyêt nhanh đơt câp cua hen năng va hen vừa dai dăng.
Thuốc cường beta giao cảm được sử dụng chung với thuốc khang cholinergic: Nhóm thuốc này được sử dụng để điều trị những đợt cấp ở trẻ, loại thuốc phổ biến nhất là Ipratropium dạng khí dung. Ngoài việc điều trị những đợt cấp do hen phế quản gây ra, trẻ cũng cần được điều trị dự phòng cơn hen.
3. Điều trị dự phòng hen
Để điều trị hen phế quản ở trẻ em dưới mức độ dự phòng cơn hen tái phát, các Bác sĩ chuyên khoa còn phụ thuộc vào các thể lâm sàng cũng như nhóm tuổi và mức độ kiểm soát cơn hen.
Điều trị hen phế quản ở trẻ em dưới 5 tuổi có thể sử dụng antileucotrien để điều trị dự phòng. Ở những trẻ có tần suất cơn hen cao hơn, hay những trẻ có tiền sử dị ứng có thể được sử dụng thêm corticoid đường hít liều thấp dùng hàng ngày.
Phạm Thị Mai
Hướng dẫn cha mẹ cách xử trí khi trẻ lên cơn hen phế quản Hen phế quản ở trẻ em là một chứng bệnh nguy hiểm, chúng có thể gây những cơn khó thở đột ngột, chính vì thế cha mẹ cần trang bị cho mình những cách xử trí khi trẻ lên cơn hen phế quản. 1. Nguyên tắc xử trí khi trẻ lên cơn hen phế quản Hen suyễn hay còn được gọi là chứng...