Các món ngon ngày Tết “chống ngán” cho bánh chưng, thịt mỡ
Nghĩ đến Tết, nhiều người nghĩ đến những ngày dài chỉ loanh quanh với bánh chưng, thịt mỡ. Nhưng thực ra, ẩm thực mùa xuân vô cùng phong phú với các món món ăn ngày Tết “chống ngán” rất dễ làm.
Dưa hành là một trong những món ăn cổ truyền mỗi dịp Tết đến xuân về. Không cầu kỳ, không kiểu cách, cũng chẳng phải là món ăn chính nhưng mâm cỗ Tết mà thiếu dưa hành là một mâm cỗ không trọn vẹn.
Dưa hành là món ăn cổ truyền dịp Tết
Hành củ tươi được rửa sạch, ngâm với nước vo gạo và muối trong hỗn hợp gồm nước, dấm, đường, muối.. thêm một ít riềng cho dậy mùi. Thông thường, đến ngày cúng ông Công – ông Táo, muối một hũ hành để đến bữa cơm tất niên ăn là tròn vị. Dưa hành cay dịu, chua dịu trở thành một món ăn kèm không thể thiếu với thịt đông, bánh chưng.
Phở cuốn không phải là món ăn quá xa lạ. Ngày hè nóng nực, đây là món ăn giải nhiệt rất tốt, còn đối với những ngày Tết, phở cuốn lại trở thành món ăn “cứu cánh” chống ngán.
Phở cuốn khiến mâm cơm ngày Tết đa dạng hơn
Có thể tận dụng được thịt xé nhỏ, trứng, cà rốt, dưa chuột, rau thơm trong những mâm cỗ. Chỉ cần thêm một ít bánh phở, cuộn những nguyên liệu trên lại chấm với nước mắm chua cay, phở cuốn giúp giải tỏa rất nhiều “áp lực” cho những mâm cỗ truyền thống
Video đang HOT
Gà luộc để thờ cúng tổ tiên trong những ngày Tết, còn gà xé phay mới chính là món ăn được nhiều thành viên trong gia đình ưa chuộng.
Gà xé phay giúp “chống ngán” hiệu quả
Gà luộc xé nhỏ, thêm hành tây, cà rốt, bắp cải thái nhỏ, trộn đều cùng hành phi, lạc rang và rau thơm cùng một ít gia vị. Vị ngọt của gà cùng với vị thanh mát của rau củ, vị chua của chanh, cay của ớt tạo nên hương vị rất hấp dẫn cho món ăn này, khiến mâm cỗ ngày Tết trở nên thú vị.
Những ngày chỉ có bánh chưng, thịt gà, thịt đông, canh măng khiến nhiều người thèm một bữa cơm cá. Vậy tại sao không làm món cá chép om dưa vừa đưa cơm, vừa bổ sung dưỡng chất cho cơ thể.
Cá chép om dưa giúp “giải tỏa” cho những ngày bánh chưng, thịt mỡ
Cá chép tươi ngon rán sơ, nấu cùng dưa chua, cà chua, thì là. Có thể thêm thịt nạc, đậu phộng tùy ý. Có thể ăn cùng rau sạch như ăn lẩu hoặc ăn với cơm tùy ý. Trời lạnh, ngồi bên nồi lẩu cá nghi ngút cũng là một trải nghiệm thú vị.
Thạch hoa quả
Khi những bữa cơm nhiều đạm, những cuộc nhậu kéo dài trong ngày Tết khiến nhiều người cảm thấy mệt mỏi cũng là lúc thạch hoa quả được gọi tên. Đây là món ăn ngày Tết cực kỳ dễ làm và là món tráng miệng không thể thiếu. Chỉ cần nấu một ít bột rau câu, thêm một hoa quả tươi, đổ ra khuôn và để vào ngăn mát tủ lạnh là có ngay món tráng miệng thanh mát và nhiều vitamin.
Thạch hoa quả thanh mát cho cơ thể
Ngày Tết là dịp thưởng thức những món ăn cổ truyền của dân tộc và cũng là dịp thưởng thức những món ăn của một nền ẩm thực đa dạng và đầy tính sáng tạo.
Theo Thoidai
Ngày lạnh, tìm ăn phở bò sốt vang Hà Nội
Có một loại phở dậy mùi hơn cả, đậm đà và kích thích hơn cả, mà đặc biệt là lý tưởng khi ăn trong mùa lạnh, đó là phở bò sốt vang.
Trong tinh túy ẩm thực của người Việt, phở là "món ăn kỳ diệu nhất", ấy là theo nhà văn Nguyễn Tuân. Hà Nội như như thiên đường của Phở, phố nào cũng có.
Nào phở bò, phở gà, phở chua rồi phở cuốn, ấy là chưa kể kiểu chế biến là "tái", "gầu" hay "nạm". Phở nào cũng thơm ngon, cũng đặc biệt. Nhưng theo người viết, có một loại phở dậy mùi hơn cả, đậm đà và kích thích hơn cả, mà đặc biệt là lý tưởng khi ăn trong mùa lạnh, đó là phở bò sốt vang.
Dăm ba miếng bò bản to, đỏ ửng nằm lơ lửng giữa bánh phở và nước dùng. Chút hành lá và rau thơm được thêm phóng khoáng trên một tổng thể hồng hào của bát phở. Đấy là bát phở bò sốt vang "kiểu" Hà Nội.
Người viết không lớn lên ở Hà Nội, nhưng là một người yêu phở. Qua trang sách, thấy các nhà văn tả về phở xuất sắc quá: "Một bó hành hoa xanh như lá mạ, dăm quả ớt đỏ buộc vào một cái dây, vài miếng thịt bò tươi và mềm... Một làn khói toả ra khắp làn sương mỏng, mơ hồ như một bức tranh tàu về những ông tiên ngồi đánh cờ ở trong rừng mùa thu. Trông mà thèm quá! Nhất là về mùa rét, có gió bắc thổi hiu hiu mà thấy người ta ăn phở như thế, thì chúng mình đứng ngoài cũng thấy ấm áp ngon lành. Có ai lại đừng vào cho được".
Đúng là không "đừng" được. Đang phóng xe với tốc độ 40 km/ giờ trong phố, vậy mà vẫn ngửi thấy mùi sốt vang bà hàng phở nào đó đang nấu, thế mới lạ.
Dăm ba miếng bò bản to, đỏ ửng nằm lơ lửng giữa bánh phở và nước dùng. Chút hành lá và rau thơm được thêm phóng khoáng trên một tổng thể hồng hào của bát phở. Đấy là bát phở bò sốt vang "kiểu" Hà Nội.
Tôi hỏi chủ quán: "Dậy mùi quá, có hoa hồi phải không chị?" - "Tất nhiên, không chỉ có hoa hồi, mà còn có thảo quả và quế, ướp cùng gân bò rồi hầm nhừ mới ra được vị như vậy". Còn để tạo nên màu đỏ au của miếng thịt, chị dùng gấc tươi và bột quế tự nhiên. Quán nấu cho cả nhà ăn nữa nên cực hạn chế dùng phẩm. Có nhiều nơi không dùng gia vị tự nhiên như vậy mà thay bằng phẩm màu. Họ sẽ nói là phẩm mẩu chất lượng cao của Nhật Bản nhưng thực chất là hàng Trung Quốc mua ở chợ Đồng Xuân. Nhìn miếng thịt là biết".
Đến Hà Nội, có thể thưởng thức phở Thịnh trên phố Tôn Đức Thắng, quán mở hơn chục năm, nổi tiếng với phở bò sốt vang đặc sắc. Còn nếu không có điều kiện, thì có thể tìm một quán bất kỳ ở các con phố.
Một cô gái trẻ, bạn tôi, gốc Hà Nội nói: "Ngày bé thường đi ăn cùng bố, mọi người gọi là phở Giám vì gần Quốc Tử Giám. Cứ bị ấn tượng với bát phở nhiều thịt, quẩy ngon hơn hẳn, trước khi ăn cứ phải hít hà vì mùi thơm quá. Bây giờ thì không được hấp dẫn như ngày xưa, chắc ăn nhiều rồi nhưng vẫn thấy ngon, quán vẫn cứ đông. Ăn để nhớ về tuổi thơ, về ngày bé".
Cùng ngắm món phở bò sốt vang Hà Nội qua những khuôn hình nhiều màu sắc:
Theo Thanhnien
Trời se lạnh, học vợ đảm nấu cá chép om dưa thơm lừng, nóng hổi đãi cả nhà Những ngày trời se lạnh, không có gì tuyệt vời hơn khi cùng gia đình ngồi quây quần bên mâm cơm, thưởng thức món cá chép om dưa chua thơm ngon vô cùng. Món cá chép om dưa chỉ nhìn thôi đã thấy thèm Mặc dù công việc kinh doanh rất bận rộn nhưng chị Nguyễn Thu Thủy (29 tuổi, Hải Phòng) vẫn...