Các món ngon chế biến từ tôm khô cực đơn giản
Tôm khô là một trong những đặc sản nổi tiếng của Việt Nam. Thông thường, người ta dùng tôm khô để nấu các món canh hay nước dùng cho ngọt,
Nhưng bạn có biết tôm khô cũng có thể được chế biến thành nhiều món vừa đơn giản vừa nhanh bằng những nguyên liệu dễ tìm? Nếu thích ăn tôm khô nhưng không có nhiều thời gian thì bạn có thể tham khảo các món ngon chế biến từ tôm khô cực đơn giản bên dưới nhé!
1. Ngon cơm với tôm khô rim chua cay mặn ngọt
Nguyên liệu: Tôm khô, tương ớt, giấm, sả, ớt tươi
Cách thực hiện:
- Rửa sạch tôm, ngâm nước khoảng 1 tiếng cho mềm.
- Trong thời gian chờ tôm mềm, bạn pha nước sốt xả ớt gồm 5 thìa tương ớt, 2 thìa nước mắm, 5 thìa nhỏ giấm, 5 thìa đường, 5 quả ớt tươi bâm nhuyễn, 5 củ sả bỏ lớp vỏ già và thái mỏng, nửa chén nước lạnh.
- Vớt tôm ra để ráo, xào nhanh tôm với một ít dầu ăn, sả, ớt băm.
- Bỏ hỗn hợp nước sốt vào tôm và để lửa nhỏ trong 15 phút cho đến khi nước sệt lại là được.
2. Bắp xào tôm khô – món ăn đường phố quen thuộc
Nguyên liệu: Tôm khô, bắp nếp hoặc bắp Mỹ, hành lá, bơ lạt, hành củ và tỏi băm
Cách thực hiện:
- Tôm khô rửa sạch, ngâm cho mềm.
- Bắp luộc chín, tách hột.
Video đang HOT
- Bạn bỏ dầu và bơ vào chảo phi tỏi cho thơm, bỏ tôm khô và gia vị vào xào cho thấm, sau đó cho bắp vào xào thêm chút nữa, cuối cùng là cho hành lá vào đảo đều và tắt bếp.
- Khi ăn múc ra dĩa, cho tương ớt vào và thưởng thức.
Vừa thơm vừa cay, ăn hoài không chán!
3. Tôm khô sốt cà chua ăn liền – Ăn là ghiền
Nguyên liệu: Tôm khô, cà chua, tỏi, củ hành hương
Cách thực hiện:
- Tôm khô sửa sạch, ngâm cho mềm
- Cà chua thái múi cau
- Phi tỏi và hành cho thơm, bỏ cà chua và cho chút nước lạnh vào, chờ đến khi cà chua mềm thì nêm gia vị vừa ăn.
- Cho tôm vào xào cho đến khi ngấm gia vị thì bắc xuống và rắc thêm chút tiêu.
4. Canh tôm khô nhanh gọn – Không ghiền không lấy tiền
Nguyên liệu: Tôm khô, cà chua, hành lá, hành tím, me dầm, nước hầm xương (nếu có)
Cách thực hiện:
- Tôm khô rửa sạch
- Cà chua cắt miếng
- Hành tím bóc vỏ, xắt mỏng. Hành lá cắt nhỏ.
- Bạn cho dầu vào nồi đang nóng, bỏ hành tím vào phi thơm, sau đó cho cà chua vào xào. Kế tiếp bạn nêm chút nước mắm và tôm khô vào xào chung một chút rồi cho nước hầm xương hoặc nước lã vào.
- Khi canh sôi, bạn nêm gia vị và một chút nước cốt me sao cho nước canh chua chua ngọt ngọt vừa ăn. Khi canh sôi trở lại thì bạn tắt bếp, cho hành lá vào.
5. Kho quẹt tôm khô chấm rau củ luộc – Ăn là thích, thích thì nhích
Nguyên liệu: Tôm khô, thịt ba rọi, rau củ, hành khô, ớt băm, gia vị.
Cách thực hiện:
- Tôm khô rửa sạch, ngâm nước khoảng 20 phút.
- Thịt xắt miếng nhỏ hoặc thái hạt lựu, cho vào chảo xào nhỏ lửa để ra bớt mỡ.
- Gạn mỡ ra sau khi xào thịt khoảng 3-4 muỗng canh, cho hành và tỏi băm nhỏ vào phi vàng rồi cho tôm vào xào.
- Cho thịt tôm mới xào vào niêu đất (nếu có) và nấu cùng hỗn hợp mắm đường, tiêu, ớt băm cho đến khi sánh lại. Nêm nếm vừa ăn và tắt bếp.
- Luộc các loại rau củ như súp lơ xanh, cà rốt, su hào, củ cải, đậu đũa…. Bạn thích ăn loại rau củ nào thì luộc loại đó. Lưu ý là chỉ cho rau củ vào khi nước thật sôi và tắt bếp ngay khi chín để giữ được màu xanh bắt mắt và các loại vitamin.
Chấm rau củ xào với tôm khô kho quẹt và ăn với cơm nóng hoặc cơm cháy đều rất ngon.
* Mẹo chọn tôm khô ngon
Tôm khô thường được bán rất nhiều ngoài chợ hoặc trong siêu thị. Nếu để ý một chút, bạn sẽ biết cách chọn tôm khô chất lượng cho các món ngon chế biến từ tôm khô. Sau đây là một số lưu ý nhỏ:
- Không phải tôm màu càng đỏ thì càng ngon vì rất có thể đó là do người ta dùng phẩm màu. Tùy vào loại tôm mà màu sắc có thể khác nhau: Tôm bạc màu hơi vàng, tôm đất màu đỏ sậm hơi thâm, tôm biển có màu đỏ nhạt.
- Tôm khi cầm có cảm giác khô ran, khi bóp không dễ bị gãy vụn hay quá mềm, ăn vị ngọt và mùi không nồng.
- Tôm khô được làm sạch vỏ sẽ khiến món ăn của bạn ngon hơn sau khi chế biến.
- Không phải tôm càng lớn thì càng ngon. Lớn quá thì cứng, khó nhai nhưng nhỏ quá thì không đủ ngọt. Tốt nhất là bạn nên chọn tôm cỡ vừa, không quá lớn cũng không quá nhỏ.
Tôm khô Rạch Gốc được xem là ngon nhất!
Bạn thích ăn bún riêu kiểu nào?
Cô bạn theo chồng định cư ở Cộng hòa Dominica nhắn tin than thở: "Thèm bún riêu đến cháy lòng, làm sao bây giờ?".
Hơn ai hết, tôi hiểu cái nỗi thèm đó, nó hành người ta đến cồn cào gan ruột, bần thần tâm trí và khiến vị giác như vô cảm với mọi món ngon vật lạ khác trên đời. Đó là tôi chỉ mới đi du lịch nước ngoài chưa quá 10 ngày, còn cô bạn, xa quê đã hơn 2 năm rồi - thời gian chưa đủ dài để ký ức xóa nhòa đi cái mùi riêu cua hòa mắm tôm thơm nức, cái dịu của những sợi bún mềm và cái giòn của dĩa rau ghém.
Tôi không nhớ mình ghiền bún riêu từ khi nào, có lẽ từ thời lên TP HCM học đại học cách đây gần 20 năm. Ở mảnh đất này, nơi tụ hội ẩm thực mọi miền, món bún riêu cũng theo đó mà trăm hoa đua nở.
Nếu phân biệt rạch ròi thì bún riêu có 2 phong cách. Đó là nấu theo kiểu Bắc với phần riêu cua nguyên chất, nước dùng thanh dịu mùi giấm bỗng, điểm xuyết mấy miếng cà chua đo đỏ. Bún riêu kiểu miền Tây Nam Bộ có phần mỡ màng hơn với dầu màu điều đỏ thắm và phần riêu cua trộn thêm trứng hay thịt heo béo ngậy. Đi kèm với tô bún riêu Bắc đơn giản là đậu hũ, ốc hay cây chả; rau ghém không thể thiếu rau thơm như kinh giới, tía tô. Trong khi đó, bún riêu miền Tây thì có thể thêm mọi thứ, từ huyết heo, da heo, chả lụa đến xương, giò...
Ở mảnh đất nhiều sáng tạo này, có nơi còn nấu bún riêu bằng tôm khô nên nước dùng ngọt thanh, phảng phất mùi tôm khô; khi kết hợp với riêu cua, mắm tôm, chanh, ớt cũng ra hương vị rất đặc sắc.
Cá nhân tôi thích những tô bún riêu có nước dùng thanh, ít dầu mỡ và gia vị chua là nước me thay vì chanh. Nhưng chanh thì không thể thiếu để pha cùng mắm tôm, ớt xắt, đánh lên cho sủi bọt rồi chấm đậu hũ, huyết...
Tôi làm ở gần Công viên Tao Đàn, hôm nào phải ở lại làm đến tối thì hay ăn bún riêu ở quán đầu hẻm Ve Chai, nối đường Võ Văn Tần và Nguyễn Đình Chiểu, quận 3. Quán này rất lâu năm, chiều tối là tấp nập khách, đặc biệt dành cho ai thích bún riêu kiểu miền Tây với phần riêu cua béo ngậy cùng rất nhiều đồ ăn kèm chất lượng.
Nhưng cũng có những chiều nắng quái, cả người nóng bưng, tôi lại chịu khó chạy lên quán bún riêu Thanh Hải ở đường Kỳ Đồng, quận 3, để ăn cho được tô bún riêu rặt Bắc cho thanh nhiệt. So với nhiều nơi, giá cả ở Thanh Hải nhỉnh hơn một chút nhưng hoàn toàn xứng đáng với tô bún ngập riêu cua mềm thơm nguyên chất, những miếng ốc tươi rói, giòn sựt, dĩa rau ghém đủ loại từ rau muống, chuối cây cùng các loại rau thơm. Đặc biệt là nước dùng rất thanh, chua dịu giấm bỗng khiến người ta phải vét đến muỗng cuối cùng.
Riêng bún riêu nấu với tôm khô thì có khá nhiều quán với chất lượng ngang ngửa. Đắt khách nhất có lẽ là bún riêu Văn Lang trên đường Hùng Vương, quận 5; mở bán lúc 18 giờ hằng ngày nhưng tầm 17 giờ 30 phút, khách đã ngồi đợi kín bàn.
Sau phở, bún riêu có lẽ là món ăn "kinh điển" của người Việt. Nhưng món này hơi kén khách ngoại quốc bởi họ không quen mùi mắm tôm. Cũng có ý kiến cho rằng thôi thì khỏi mắm tôm. Nhưng bún riêu mà thiếu mắm tôm thì ở đâu chẳng nấu được, cần gì cô bạn tôi ở bên kia bán cầu phải cồn cào thương nhớ!
Tự tay làm chả tôm mía lụi tỏa hương thơm lừng góc bếp Các món nướng đều có sự hấp dẫn diệu kỳ và trong đó chả tôm mía lụi là một trong những món không thể bỏ qua. Với sức hấp dẫn không thể chối từ, cách làm chả tôm mía lụi lại còn rất đơn giản. Từng miếng chả tôm quấn quanh thanh mía, sau khi nướng lên thơm nức mũi chắc hẳn sẽ...