Các món ăn ngon, đẹp đón năm mới
Mỗi nước trên thế giới đều có món ăn truyền thống của riêng mình vào năm mới.
Hãy cùng tìm hiểu những món ăn đó là gì nhé!
Nga: Súp nấm Zaprashka
Ở Nga, bữa tiệc đêm Giáng sinh truyền thống thường có 12 món, tượng trưng cho 12 tông đồ của Chúa. Súp Zaprashka là một trong những món ăn truyền thống ấy. Nguyên liệu chính gồm có nấm, bột mì, hành tây và tỏi băm nhỏ. Các bà nội trợ Nga thường dùng sữa đặc để tăng độ sệt cho món súp nấm thơm ngon này.
Canada: Bánh bột nướng Tourtière
Người dân Canada thường ăn món bánh này vào dịp năm mới. Nhân bánh Tourtiere làm từ thịt bò, thịt heo (hoặc cá hồi) và khoai tây băm nhỏ, bên ngoài là lớp bột thơm ngon. Sau 10 tiếng nướng bánh, bạn sẽ được thưởng thức món ăn với hương vị đặc biệt của hỗn hợp thịt ninh nhừ.
Singapore: Cà ri rau
Món ăn hỗn hợp theo phong cách phương Tây này còn gọi là rau trộn cà ri. Đây là món ăn chính mà người dân Singapore dùng trong Ngày lễ tặng quà – Boxing Day (26 tháng 12). Nguyên liệu chủ yếu là những thức ăn còn thừa lại sau đêm Giáng Sinh, như thịt gà, lạp xưởng, cải bắp, dưa chuột… Tất cả sẽ được trộn đều cùng với hỗn hợp gia vị cay có tên là Rempah, một loại bột đặc biệt làm từ xả, riềng, tỏi, nghệ, gừng và ớt.
Nhật Bản: Mì Udon
Vào đêm giao thừa, người Nhật Bản thường ăn mì Udon, loại mì có sợi dai và dài tượng trưng cho sự trường thọ và một năm tràn ngập niềm vui. Theo truyền thống, sợi mì được làm rất dài bởi người dân Nhật Bản tin rằng sợi mì càng dài thì họ càng có nhiều may mắn trong năm mới.
Video đang HOT
Rumani: Sarmale (bắp cải cuộn)
Sarmale là món ăn có truyền thống lâu đời ở đây, bắt nguồn từ thời Đế quốc Ottoman. Ở Bucharest – thủ đô Rumani, nó là món ăn chính trong ngày lễ Giáng Sinh. Làm Sarmale khá đơn giản, chỉ cần cho bắp cải, thịt heo, thịt bò băm nhuyễn tẩm gia vị trộn với chút gạo cuộn trong lá bắp cải, sau đó rưới đều sốt cà chua rồi đun khoảng 40 phút là ta đã được món Sarmale nổi tiếng Trung Âu.
Tương tự như bánh kếp ở phương Tây, Bibingka thường được thưởng thức như món điểm tâm vào bữa sáng ngày lễ Giáng Sinh. Loại bánh làm từ bột gạo này được đánh nhuyễn với dừa nạo và một loại phô mai trắng đặc biệt tên là Kesong puti. Tùy vào khẩu vị có thể cho thêm hột vịt muối rồi đem bánh nướng trong lá chuối.
Thụy Điển: Jansson ’s Temptation
Jansson ’s Temptation là món ăn không thể thiếu trong các dịp lễ của Thụy Điển, tuy nhiên cách làm lại khá đơn giản. Nguyên liệu gồm có khoai tây, cá trích, hành tây, bơ và một ít vụn bánh mì. Tên gọi của món ăn này đặc biệt ở chỗ nó liên quan đến câu chuyện rất thú vị của ca sĩ opera Thụy Điển, Pelle Janzon.
Mehico: Romeritos with Mole
Đây là một món ăn làm từ hỗn hợp trứng gà, bột mì, cho thêm tôm nõn, lòng trắng trứng, nước sốt và đặc biệt không thể thiếu loại rau dại Romerito. Người dân Mehico thường ăn Romeritos with Mole trong lễ Posadas, diễn ra trước Noel 9 ngày.
Ethiopia: Yebeg Wot
Ở Ethiopia, dù chưa đến Giáng Sinh nhưng người dân đã phải tích trữ rất nhiều thịt cừu để chuẩn bị cho bữa tối đêm Noel. Trước khi chế biến thành các món khác nhau, thịt cừu được tẩm ướp gia vị sau đó quét lên một lớp mỡ bò dày và được đem đi nướng. Đây là món ăn rất được yêu thích ở Ethiopia.
Ý: Cá chình
Hàng năm vào tháng 12, ngư dân ở bờ biển Amalfi luôn đánh bắt được lượng lớn cá chình. Trong bữa tiệc Giáng Sinh ở Ý, cá chình có thể coi là một trong những món ăn chủ đạo.
Việt Nam: Bánh chưng
Khi xưa, mỗi dịp Tết đến xuân về, người Việt Nam lại quây quần bên bếp lửa để cùng nhau gói và luộc những nồi bánh chưng thật lớn. Ngày nay bánh chưng gói sẵn được bán rất nhiều trong các khu chợ, tuy nhiên nét đẹp ấy vẫn được duy trì. Trong ngày Tết dân Việt không bao giờ quên gói bánh chưng để cúng tổ tiên, tỏ tấm lòng không quên cội rễ của người dân nước Việt.
Theo YeuDuLich.vn – ione
Những món mì tạo nên dấu ấn ẩm thực Nhật Bản
Hãy cùng điểm qua một số loại mì truyền thống mà bạn nên nếm thử khi đến làm khách tại các nhà hàng Nhật.
Khi nói đến ẩm thực Nhật Bản, người ta thường nghĩ đến sushi, sashimi, tempura và vô số những món ăn lành mạnh và bổ dưỡng của đất nước xinh đẹp này. Nhưng sẽ thật thiếu sót nếu bạn bỏ quên những món mì, một trong những món ăn làm người Nhật tự hào về sự đa dạng, hương vị và sự phổ biến của nó trong nền ẩm thực của mình.
Mì ramen
Ramen có nguồn gốc từ Trung Quốc, tại Nhật Bản loại mì này thường được gọi là Chuuka Soba (mì Trung Quốc). Người Nhật bắt đầu ăn loại mì này vào năm 1910, đây là khoảng thời gian ẩm thực Trung Quốc gây được sự chú ý đối với nhiều người. Dựa trên các nguyên liệu của mình, họ đã kết hợp với hương vị và khẩu vị ăn của từng vùng miền để tạo nên món ăn rất riêng. Hiện nay, ramen là tên một món ăn đơn giản, bao gồm lúa mì kiểu Trung Quốc với nước tương, thịt heo, tiếp theo là cá, dưa chua và rau bina (một loại cải bắp Trung Quốc). Khi mì ramen được truyền đến Nhật Bản, ban đầu nó được bày bán chủ yếu ở những quán vỉa hè.
Mì ramen sợi nhỏ, có thể ở dạng mì tươi hay mì khô đóng gói, còn cách chế biến thì rất đa dạng, tùy theo từng vùng miền khác nhau. Mỗi vùng miền có hương vị ramen đặc trưng của mình, từ Tonkatsu ramen của Kyuushuu tới Miso ramen của Hokkaido. Loại mì này thường được ăn chung với thịt heo thái lát (chaashuu), rong biển khô (nori), kamaboko (chả cá Nhật Bản), hành xanh, thậm chí cả ngô nữa. Nước soup mì được nấu bằng muối - nước trong (shio ramen), hầm xương heo - nước đục váng mỡ (tonkotsu ramen), nước tương Nhật - nước trong màu nâu đen (shouyu ramen) và bằng miso - nước đục (miso ramen).
Mì somen
Đây là loại mì lạnh dành riêng cho mùa hè nóng bức. Ở Nhật Bản, mùa hè không nóng như ở Việt Nam, nhưng món mì này rất được ưa chuộng tại đây. Nó là món ăn truyền thống, là niềm tự hào của người Nhật mỗi khi có dịp nói về vùng đất quê hương mình. Mì somen thường được ăn lạnh với nước sốt ngâm hương liệu hoặc nước sốt Tsuyu. Vào mùa hè, somen được ướp trong đá lạnh là một món ăn phổ biến để hạ nhiệt. Món ăn này được trình bày cầu kỳ với nhiều các nguyên liệu khác nhau, tuỳ thuộc vào khẩu vị của người ăn khi chế biến. Mì somen sợi mỏng, dài được bày trong những chiếc bát thuỷ tinh, khi ăn được chan với nước đá kèm theo chút rau xanh, các loại củ quả hay các loại thịt khác nhau. Một chút mì trong veo với nước mát lạnh sẽ làm mùa hè tan biến trong từng gắp mì.
Vào một số nhà hàng ở Nhật, các bạn sẽ được phục vụ món Nagashi somen (mì chảy), mì được ngâm xuống một ống tre đựng nước sạch và lạnh. Khi somen chảy qua, thực khách sẽ dùng đũa gắp chúng ra và nhúng vào Tsuyu.
Loại somen được dùng với súp nóng thường được gọi là "nyumen" và được ăn vào mùa đông, rất giống với soba và udon.
Mì soba
Mì soba xuất hiện vào khoảng năm 1500 ở xung quanh thành Edo (nay là thủ đô Tokyo) với loại mì nguyên thủy đầu tiên được dâng lên tướng quân là Sarashina ki-ippon. Chúng được gọi là Nihon soba, nghĩa là soba Nhật Bản. Cùng với món udon, đây là món mì có từ lâu đời tại đây, dần dần mì soba phát triển đa dạng, từ mì lạnh đến mì nóng với nhiều phụ liệu phong phú với đậu hũ, thịt động vật hay hải sản.
Mì soba chế biến rất công phu, được thực hiện qua nhiều bước và cách ăn cũng rất đặc biệt. Chúng làm bằng cách trộn bột kiều mạch và bột mì, thêm nước tạo thành bột sệt, rồi nhào và lăn cho mỏng ra, cắt thành những sợi nhỏ, có thể ăn nóng (Kake soba) và ăn lạnh (Zazu Soba/Mori soba). Mì soba còn được gọi là mì tiễn năm cũ hay mì may mắn bởi vì người Nhật thường thích ăn loại mì này vào ngày cuối cùng trong năm để tiễn năm cũ, đón một năm mới. Sợi mì soba dài và dai, còn biểu tượng cho sự trường thọ của con người, cho nên nó cũng được coi là biểu tượng cho sự may mắn.
Mì udon
Mì udon là một loại mì đặc biệt và nổi tiếng ở Nhật, nó có mặt khắp nơi từ những con đường nhỏ, cửa hàng thực phẩm đến các nhà hàng, khách sạn. Udon được chế biến từ bột mì, muối và nước, công đoạn cuối là nhào nặn. Để có udon ngon phụ thuộc vào kỹ thuật lên men và chế biến của các bậc sư phụ. Mì udon được làm từ bột mì, dày, đầu có hình tròn hoặc hình vuông, thường có hai loại: udon thường, sợi mì dày hơi vuông, giá cả phải chăng; một loại khác là udon đặc biệt Inaniwa, mảnh mai như sợi tóc, vàng ươm như nắng thu và giá thành tương đối đắt.
Udon có hương vị đậm đà của bột mì, kèm thêm một chút vị mặn, ngọt thanh và dai dai. Theo truyền thống, nó được dùng chung với nước luộc thịt, ăn kèm với trứng chiên, các loại rau, cá, bánh bao, thịt heo muối, tôm chiên. Mỗi món mì udon đều có một tên riêng để phân biệt, ví dụ như: Kake udon được làm từ nước luộc thịt đơn giản, ăn kèm với nước sốt cùng mirin và dashi (hai loại gia vị phổ biến của người Nhật); Kitsune udon được làm với đậu phụ chiên hoặc Yakiudon - mì udon trộn chung với sốt đen.
Anh Nguyễn
Theo VNE
[Chế biến] - Cá chình nướng quế Nguyên liệu: 200g cá chình, 10g xốt nhật Miso, 5g hạt nêm, 5g bột ngọt, một muỗng cà phê bột quế. Ảnh: Nhà hàng cung cấp Thực hiện: Cá chình làm sạch, lóc lấy phi lê, thấm ráo. Trộn các loại gia vị với nhau gồm xốt Miso, hạt nêm, bột ngọt, bột quế. Ứơp gia vị vào cá, để thấm 10 phút....