Các món ăn may mắn đầu năm của người dân Trung Quốc
Cá hấp, nem, bánh hấp, tôm chiên muối tiêu…là những món mà người Trung Quốc cho rằng nếu ăn vào giao thừa thì họ sẽ gặp nhiều may mắn trong năm mới.
Nem
Nem thường là món khai vị hoặc ăn chơi . Nem được coi là biểu tượng của sự giàu có và thịnh vượng. Khi ăn mọi người thường chúc nhau câu “Hwung-Jin Wan-Lyang” – nghĩa là một tấn vàng, khi dùng món này.
Bánh hấp
Đây là món ăn nổi tiếng và quan trọng vào dịp Năm mới với người Trung Quốc. Bánh hấp thường được gắn với những điều may mắn và việc gói bánh hấp cũng đồng nghĩa với việc gói ghém may mắn. Vì thế, khi ăn bánh hấp, bạn sẽ có một cuộc sống thịnh vượng và giàu sang.
Mỳ trường thọ
Món ăn này thường được biết tới với tên gọi “Mỳ trường thọ”. Sợi mỳ càng dài, người ăn càng sống lâu. Vì thế, khi ăn, người Trung Quốc thường không nhai hay cắt mà húp.
Cá hấp
Theo phát âm của người Trung Quốc, cá được đọc là “yu”, đồng âm với từ có nghĩa là thừa, dư thừa. Do đó, ăn cá hấp cũng đồng nghĩa với việc mỗi năm bạn sẽ có thừa tiền bạc và đồ ăn. Có một truyền thống gắn liền với món ăn này, đó là chỉ được ăn nửa con cá trong bữa tối ngày Giao thừa, nửa phần còn lại để dành sang ngày hôm sau. Việc này mang ý nghĩa kéo dài sự dư thừa, cũng có nghĩa là sự thịnh vượng, giàu có của bạn cũng được kéo dài.
Video đang HOT
Cả gia đình sẽ ăn cả con gà, vốn đại diện cho đoàn viên và tái sinh. Ban đầu, món gà sẽ được cúng tổ tiên để cả gia đình được phù hộ và bảo vệ. Ở Hồ Bắc, món ăn đầu tiên của năm mới thường là súp gà, vốn được coi như lời chúc bình an.
Bánh tổ
Bánh tổ là bánh gạo. Đây là món ăn bắt buộc phải có trong thực đơn năm mới. Món bánh này chính là lời chúc thành đạt, thăng tiến hơn mỗi năm.
Đĩa rau các loại
Các loại rau được bày lên đĩa đều có ý nghĩa riêng, như hạt sen – cầu chúc sức khoẻ cho cả gia đình, măng đại diện cho trường thọ hay phát triển, rong biển tượng trưng cho sự giàu sang, phú quý…
Tôm chiên muối tiêu
Món ăn này tượng trưng cho may mắn và hạnh phúc. Con tôm thường được giữ nguyên vỏ, tẩm bột, rồi chiên giòn.
Theo Vietnamnet
Đi tìm những món ngon xứ Quảng ở Hội An
Ẩm thực không biết tự lúc nào đã trở thành một nét văn hóa độc đáo, chứa đựng màu sắc bản sắc của từng vùng miền.
Đến du lịch Hội An, du khách không chỉ là bắt đầu một hành trình khám phá thiên nhiên mà còn là bắt đầu một cuộc tìm kiếm những món ăn mang tên đặc sản Hội An.
Mì Quảng
Nhắc đến món ngon của xứ Quảng tại thành phố Hội An nếu không nhắc đến mì Quảng quả nhiên sẽ là một sự thiếu sót không hề nhỏ. Mì Quảng là món ngon đặc sản Hội An gồm những nguyên liệu bình dân, giản dị, xuất hiện trong đời sống. Sợi mì được chế biến từ gạo xay, kéo thành sợi dai, mịm và mềm ăn cùng thịt tôm, thịt heo, thịt gà, sườn..., mì Quảng thường thì hay được ăn chung với bánh tráng nướng và ớt xanh giòn, cay nồng đặc biệt.
Mì Quảng - Món ngon Hội An (Ảnh sưu tầm)
Nước dùng món này được chế biến từ nhiều loại khác nhau, rau ăn kèm đa dạng như rau cải, húng lủi, quế xanh... chẳng thứ nào cao sang, quyền quý nhưng mà nó lại đại diện cho cả một nền ẩm thực đặc trưng và phổ biến nhất của vùng đất Quảng Nam.
Trộn đều những lát rau sống đủ loại: càng cua, giá đỗ, xà lách, rau đắng, húng quế sẽ thấy mùi thơm dậy lên hấp dẫn, quyện hòa với sắc trắng ngần của những sợi mì dai mềm, trong hương thơm dịu của thịt, bùi của đậu động rang, điểm xuyết những cọng hành hay một vài quả trứng cút, tất cả hoà hợp với nhau một cách kỳ diệu mang lại sự hoàn hảo của món ăn. Một số địa điểm ăn uống có món ăn ngon tại Hội An mì Quảng là đường Trần Phú, khu Cẩm Hà, đường Thái Phiên.
Cao Lầu
Nói đến món ngon Hội An nhiều du khách đã từng du lịch qua Hội An nghĩ ngay về món ăn có tên vừa quen vừa lạ là món cao lầu. Đây là tên gọi khác của một loại mì độc đáo mang màu vàng nâu. Nếu du khách mới nhìn thoáng qua món ăn này có lẽ sẽ thấy giống như mì Quảng, nhưng khi nếm thử sẽ nhận ra không phải là mì lại càng không giống phở. Nguyên liệu chính làm nên sợi cao lầu Hội An là từ gạo được chế biến rất kì công, gạo ngâm với tro lấy từ củi tràm ở đảo Cù Lao Chàm, nước hòa cùng với tro phải lấy từ nước giếng cổ Bá Lễ - thứ nước vừa ngọt mát lại trong lành để tạo nên một đặc sản.
Cao lầu lạ mà quen (Ảnh sưu tầm)
Cũng vì ngâm với nước tro củi tràm nên gạo sẽ cho màu vàng nhạt như pha với củ nghệ. Gạo được xay thành bột rồi để ráo nước, nhồi cho mịn. Cao lầu không tráng như cách tạo ra sợi mì mà người đầu bếp sẽ cán bột thành miếng dày vừa phải đã quy định sẵn theo công thức rồi đem hấp bằng hơi nước nóng bốc lên, tiếp theo cắt bột thành sợi to giống như sợi mì.
Món này ít nước dùng giống mì Quảng nhưng lại được ăn cùng giá trần qua và rau sống thơm ngon nổi tiếng của làng Trà Quế, thịt xá xíu màu vàng ươm bốc mùi thơm ngây ngất, bì lợn được chiên giòn, tóp mỡ. Ngoài các thứ trên tuỳ theo quán đầu bếp còn cho thêm chút nước tương đặc biệt, bột thơm, rau sống. Du khách chỉ cần dùng đũa trộn đều để các nguyên liệu hòa quyện cùng nhau và bắt đầu thưởng thức. Người Hội An thường bảo ai ghé qua phố Hội dù chỉ một lần mà chưa một lần nếm qua món ngon Hội An này chắc chắn sẽ chưa cảm nhận hết sự tinh hoa của vùng đất nơi đây.
Bánh Tổ
Có một câu vè về các món ăn đặc sản vùng miền của dân gian được truyền từ xưa đến nay: "Nem chả Hoà Vang - Bánh tổ Hội An - Khoai lang Trà Kiệu - Thơm rượu Tam Kỳ", lời các cụ khi xưa truyền lại thì chẳng bao giờ sai, món ăn bánh tổ thật sự mang một hương vị thơm ngon mà lại đặc biệt mà các loại bánh khác không hề có.
Cái tên mà dân gian vẫn gọi bánh tổ không biết có tự bao giờ, chỉ nghe đến thôi là đã gợi lên niềm thành kính hướng về cội nguồn. Bánh tổ chỉ được người dân làm vào trước dịp Tết một tuần chứ ngày thường thì không có. Bánh có màu nâu vàng sẫm như màu của đất, đổ trong khuôn dày, hình vuông.
Nguyên liệu chính tạo ra món ngon Hội An này là đường và bột nếp; đường là loại đường mật mía, màu nâu hay đen sẫm đều được. Người đầu bếp nấu bánh chọn nếp một cách tỉ mỉ, phải là loại nếp hạng nhất, hạt mẩy đều tròn bóng thì mới dẻo và thơm. Đi kèm hai thứ phụ liệu không thể thiếu là hạt mè và gừng. Mè trắng khô đãi sạch, phơi hai đợt nắng rồi đem vào rang đều tay sao cho không ngả sang màu vàng. Gừng giã nhuyễn sàng lọc gạn lấy nước. Bánh sau khi hấp chín được vớt ra. Lúc này mè mới được rắc đều lên bề mặt bánh. Để chừng 5 phút thời gian cho bánh nguội rồi đem bảo quản ở nơi thoáng mát.
Bánh tổ ngon là bánh không cứng quá hay nhão quá, khi cắt ra bột không dính vào dao. Bánh tổ Quảng Nam có thể giữ được lâu ngày mà không sợ bốc mùi ẩm mốc, ngược lại càng để lâu, bánh càng dẻo dai, hương vị càng đậm đà yếu tố này phụ thuộc phần lớn vào bí quyết riêng của người làm bánh tổ xứ Quảng.
Còn gì thú vị hơn khi du khách ngồi nhâm nhi chén trà nóng, ăn miếng bánh tổ, một cảm xúc nhớ về cuội nguồn dâng trào từ chính miếng bánh đậm đà vị ngọt bùi mang lại.
Ram tôm
Món ram của vùng đất Quảng Nam có những hương vị và cách chế biến rất riêng, mộc mạc.
Nguyên liệu chế biến ram tôm thường có là thịt ba chỉ, tôm đồng, bánh đa nem cỡ vừa, trứng gà cùng với nhiều loại gia vị như mì chính, muối, hành tía băm, hạt tiêu và hành lá, tỏi. Thịt ba chỉ sau khi thái miếng vừa ăn, tôm đồng làm sạch, để nguyên vỏ, chỉ cắt bỏ râu và phần đầu, sẽ được ướp đều với các loại gia vị, hành tía băm nhỏ, trứng và đặc biệt là hạt tiêu xay để tạo mùi thơm cho món ăn. Bánh đa nem tròn cắt làm đôi, vì mỗi chiếc ram sau khi cuộn lại thường mang hình dáng xinh xắn, vừa ăn.
Món ăn này thường được ăn chung với rau sống của làng Trà Quế, ram tôm dù ăn với bún hay với cơm, đều thích hợp để trở thành đặc sản Hội An.
Những thành phần này được cuốn trong chiếc bánh đa, sau đó chiên lửa nhỏ, chờ chín vàng đều. Khi thưởng thức ram tôm du khách sẽ cảm nhận độ béo ngậy, thơm của thịt và vị giòn từ con tôm còn nguyên vỏ, hành lá phối hợp với nước chấm chua chua ngọt ngọt, thêm một chút ớt cay du khách sẽ cảm nhận được hương vị tuyệt vời của món ram tôm.
Hoành Thánh
Ẩm thực của xứ Quảng có khá nhiều món ngon và một trong số đó món ăn dân dã nhưng không kém phần hấp dẫn mà du khách chẳng thể bỏ qua là món hoành thánh - món ngon Hội An. Hoành thánh có 2 loại là hoành thánh chiên và hoành thánh nước.
Món hoành thánh chiên là người làm bánh lấy vỏ mì gập thành nhân bánh, cho vào chảo ngập dầu rồi chiên, khi bánh chín vàng, giòn, thì gắp ra để cho ráo dầu, xếp bánh ra đĩa, bên dưới rải một lớp rau xà lách, cà chua thái mỏng, rau thơm vừa trang trí làm đẹp vừa ăn kèm. Khi ăn hoành thánh chiên, chan nước sốt cà chua và khoai tây lên mặt bánh sẽ tạo một đĩa hoành thánh vàng ươm, vuông vức, ở giữa là nhân tôm thịt, thơm phức trông rất bắt mắt ngon miệng.
Hoành thánh chiên (Ảnh sưu tầm)
Hoành thánh nước ngon là bát hành hoành thánh không được ít bánh hoặc nhiều bánh quá, thông thường từ 5 đến 10 chiếc bánh với 2 nửa quả trứng vịt, hoặc gà thêm vài miếng thịt quay, hành hoa. Du khách có thể ăn kèm thêm sa tế để tăng thêm vị ngon của món ăn.
Ẩm thực xứ Quảng tại phố Hội cũng là một loại hình nghệ thuật đặc trưng của nơi đây và cũng là nguyên do thu hút rất đông du khách trong nước và quốc tế đến để thưởng thức các món ngon đặc sản Hội An - những món ăn gợi thương, gợi nhớ, gây lưu luyến cho kẻ ở người đi.
Theo Vntrip
Bánh tổ, biểu tượng Tết độc đáo của người xứ Quảng Với người dân xứ Quảng, cứ mỗi ngày Tết người dân nơi đây thường làm một loại bánh đặc biệt để phục vụ Tết. Loại bánh đặc biệt này được phơi nắng phơi sương nhiều ngày đêm có thể để hàng tháng trời. Tết đến trên thị trường tràn ngập nhiều loại bánh với mẫu mã rất đẹp, chất lượng ngon nhưng bánh...