Các mẹo chữa tiêu chảy cho bà bầu hiệu quả không cần dùng thuốc
Khi mang thai bị tiêu chảy có thể gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe mẹ và bé. Các mẹo chữa tiêu chảy cho bà bầu đơn giản mà hiệu quả mẹ không cần dùng thuốc, an toàn cho thai nhi.
Rối loạn tiêu hóa khi mang thai rất dễ khiến mẹ bầu bị tiêu chảy, đau bụng đi ngoài gây nên nhiều bất tiện và khó khăn. Tiêu chảy khi mang thai được xác định là tình trạng đi ngoài phân lỏng 3 lần hoặc nhiều hơn trong 24h.
Có rất nhiều nguyên nhân gây tiêu chảy cho bà bầu như bị nhiễm vi khuẩn, virus, ký sinh trùng đường ruột hay ngộ độc thực phẩm. Ngoài ra, các bệnh Crohn, hội chứng kích thích hay viêm loét đại tràng… cũng dễ gây nên tình trạng đi ngoài khi mang thai.
Bà bầu đi ngoài nhiều lần trong ngày có nguy hiểm không?
Dù là bất cứ nguyên nhân nào, khi mẹ bầu bị tiêu chảy, cơ thể mất nước, mệt mỏi, tinh thần suy sụp sẽ đều gây ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi. Mẹ bầu bị đi ngoài kéo dài có thể khiến thai nhi chậm phát triển, thiếu chất dinh dưỡng, thậm chí có những trường hợp bà bầu tiêu chảy nghiêm trọng có thể gây chết thai nhi trong bụng.
Vì vậy, khi bị tiêu chảy bà bầu cần phải tới gặp bác sĩ để khám và có những chẩn đoán cũng như cách chữa kịp thời, phù hợp.
Bà bầu bị tiêu chảy cần được chữa trị sớm
Các mẹo chữa tiêu chảy cho bà bầu hiệu quả
Đối với những mẹ bầu tiêu chảy nhẹ có thể áp dụng các mẹo chữa tiêu chảy cho bà bầu bằng các nguyên liệu tự nhiên an toàn và hiệu quả mà không cần phải sử dụng tới thuốc.
1. Chữa tiêu chảy khi mang thai bằng búp ổi
Tính chất của búp ổi có thể giúp giảm các cơn tiêu chảy, ngăn ngừa tiêu chảy rất tốt.
Mẹ bầu cần lấy một nắm búp ổi tươi, rửa sạch rồi nhai cùng với một chút muối hạt.
Ngoài ra, mẹ cũng có thể dùng búp ổi hoặc lá ổi non sắc cùng với gừng nướng, vỏ quýt khô (sắc 500ml nước lấy 200ml rồi uống thành 2 lần trong ngày) sẽ thấy có hiệu quả tốt.
Video đang HOT
Búp ổi có tác dụng tốt trong chữa tiêu chảy khi mang thai
2. Mẹo chữa bằng gừng tươi
Mẹ bầu lấy 100g gừng tươi, 5g lá chè khô. Đem đung cả 2 với khoảng 800ml nước cho đến khi còn lại thì đổ thêm khoảng 15g giấm gạo, chia làm 3 bữa trong ngày để uống. Mẹo này có thể chữa khỏi tiêu chảy trong 1 – 2 ngày.
3. Mẹo chữa bằng lá mơ và trứng gà
Lá mơ có vị đắng, chát, tính mát, tiêu thực sát khuẩn. Mẹ bầu dùng 100g lá mơ tía rửa sạch, ngâm trong nước muối loãng khoảng 5 phút thì vớt ra để ráo nước. Sau đó giã nhỏ lá mơ rồi đập 1 quả trứng gà, thêm chút muối cho vừa miệng rồi mang hấp cách thủy ăn. Mẹ có thể dùng lá chuối, đổ trứng lá mơ lên mặt lá chuối rồi mang rán, khi một mặt chín thì đặt lá chuối vào mặt còn lại và lật, trứng chín là có thể ăn được. Mẹ không nên chiên rán với dầu mỡ. Mẹ có thể ăn ngày 2 – 3 lần, kéo dài 3 – 4 ngày để ổn định đường ruột.
4. Sử dụng nước gạo rang
Nước gạo rang cũng có tác dụng tích cực trong chữa tiêu chảy khi mang bầu. Mẹ dùng 10g gạo rang sao vàng, 15g lá ngải cứu khô, 10g đường đỏ, cho tất cả vào sắc lấy nước uống. Chỉ uống 1 lần trong ngày và kéo dài liên tục 3 ngày sẽ chấm dứt tình trạng đi ngoài.
Nước gạo rang chữa tiêu chảy
5. Lá củ cải trị tiêu chảy
Sử dụng 120g lá củ cải tươi, 30g trầm bì. Cho tất cả vào đun với 800ml nước. Đun cạn còn nước thì chia đều thành 2 lần uống trong 1 ngày. Mẹ uống liên tục 2 – 3 ngày sẽ hết tiêu chảy.
Nhiều điều bà bầu bị tiêu chảy cần làm
Ngoài việc thực hiện chữa bằng các mẹo chữa tiêu chảy cho bà bầu thì các mẹ cũng nên:
- Bổ sung nước để bù lượng nước mất do bị đi ngoài liên tục.
- Hạn chế các thực phẩm khiến bệnh nặng hơn như đồ ăn nhanh, đồ ăn chiên rán quá nhiều dầu mỡ, hạn chế các loại hoa quả khô, các loại đồ ăn có nhiều dầu, bơ.
- Mẹ nên ăn nhiều rau xanh, hoa quả trái cây tươi giàu vitamin và khoáng chất.
Theo thoidaiplus.giadinh.net.vn
Hải sản sống: Ăn thế nào mới an toàn?
Các món hải sản sống như sushi hay sashimi tuy rất ngon miệng và giàu dinh dưỡng nhưng có thể ảnh hưởng tới sức khỏe nếu bạn không cẩn thận. Khi ăn sống, bạn cũng cần biết cách chọn hải sản tươi ngon để bạn phòng tránh một số nguy cơ từ thực phẩm này.
Hải sản nếu không được nấu chín có thể gây ra các vấn đề sức khỏe sau đây:
1. Thiếu vitamin B1
Theo trang MedlinePlus, thói quen ăn cá hoặc hải sản có vỏ sống có thể khiến bạn bị thiếu vitamin B1 hay còn gọi là thiamine. Đây là một loại vitamin quan trọng giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa, cải thiện chức năng thận và phòng ngừa bệnh tiểu đường.
Vì thế, bạn nên ăn cá và hải sản đã nấu chín để không gây ảnh hưởng đến mức độ thiamine trong cơ thể. Điều này là vì quá trình nấu chín thức ăn có thể phá hủy và loại bỏ các chất ảnh hưởng tới thiamine.
2. Ngộ độc thực phẩm
Hải sản sống có thể gây ngộ độc thực phẩm, tình trạng xảy ra khi bạn dùng nước hoặc thực phẩm có chứa độc tố, vi khuẩn hoặc virus. Các triệu chứng ngộ độc thực phẩm bao gồm buồn nôn, tiêu chảy, đau bụng, nhức đầu, lả người, buồn nôn và nôn. Nguy cơ này sẽ giảm nếu bạn nấu chín thực phẩm trước khi ăn.
3. Viêm gan siêu vi
Viêm gan siêu vi là một bệnh về gan thường gặp và thường do virus viêm gan siêu vi gây ra. Một nguyên nhân có thể gây bệnh này là do nguồn nước hoặc thực phẩm bị nhiễm bẩn. Trung tâm Y tế Đại học Maryland khuyến nghị bạn nên tránh ăn cá sống hay chưa chín kỹ, đặc biệt là khi đi du lịch, để giảm nguy cơ bị nhiễm virus viêm gan.
Cách ăn hải sản sống an toàn
Hải sản sống tuy có thể dẫn đến nguy cơ sức khỏe nhưng lại chứa nhiều dưỡng chất quan trọng và cũng rất ngon miệng nên bạn không cần bỏ hẳn món này ra khỏi thực đơn. Thay vào đó, bạn có thể lưu ý những điều sau khi mua, lưu trữ và sơ chế hải sản chưa qua nấu nướng.
1. Khi mua hải sản
Khi tìm mua hải sản để ăn sống, bạn cần chú ý:
- Tìm mua hải sản được đông lạnh khoảng dưới 4C.
- Chọn hải sản vẫn còn sáng màu, chắc thịt và không bị quá tanh.
2. Khi bảo quản tại nhà
Khi mua hải sản tươi sống về nhà, bạn nên bảo quản theo những cách sau:
- Bảo quản cá tươi sống trong hộp kín trong tối đa 2 ngày.
- Bảo quản nghêu, cua, tôm càng, tôm hùm, trai và hàu sống trong các thùng xốp thông khí.
- Bảo quản hải sản tươi dưới 4C.
3. Khi sơ chế hải sản
Trước khi ăn hải sản, bạn có thể sẽ cần cắt lát hay nêm nếm thực phẩm. Để thực hiện bước sơ chế này an toàn, bạn có thể lưu ý những điều sau:
- Bạn nên dùng thớt và các dụng cụ sơ chế riêng biệt khi sơ chế hải sản.
- Rửa tay, thớt và các dụng cụ nấu ăn thật kỹ khi chuyển từ sơ chế hải sản chưa được nấu sang sơ chế các món chín.
Nếu đi ăn hải sản sống ngoài hàng, bạn cần chọn nơi uy tín và sạch sẽ để đảm bảo sức khỏe hơn.
Các món hải sản sống rất thơm ngon, bổ dưỡng nhưng cũng có thể mang tới nhiều nguy cơ sức khỏe như ngộ độc hay viêm gan. Vậy nên, bạn hãy thật kỹ càng khi chọn lựa, bảo quản cũng như sơ chế loại thực phẩm này để bảo vệ sức khỏe nhé.
Theo khoe365
Nghiên cứu thành công tác dụng kháng viêm của cây bá bệnh Theo Đông y, cây có vị đắng, tính ấm, dùng chữa nhiều bệnh như: ăn không tiêu, tiêu chảy, nôn mửa, kiết lỵ, ghẻ lở, mụn nhọt, đau mỏi lưng. Cây bá bệnh mọc ở khắp nước ta nhưng phổ biến nhất ở miền Trung, Tây Nguyên, Tây Ninh... Mới đây, các nhà khoa học của Viện Hóa sinh biển (Viện Hàn lâm...