Các mẹ lưu ý cách hạ sốt không dùng thuốc cho trẻ sơ sinh
Lần đầu làm mẹ không có nhiều kinh nghiệm nên khi thấy con bị sốt thường tỏ ra rất lo lắng, cuống quýt và nghỉ ngay đến việc cho bé uống thuốc hạ sốt
Thực ra, thuốc hạ sốt không được khuyến khích dùng cho trẻ sơ sinh khi không có chỉ định của bác sĩ. Bởi nếu có chỉ một vài sơ xuất nhỏ trong liều lượng thuốc cũng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.
Nước sẽ bốc hơi từ làn da của bé và giúp thân nhiệt hạ xuống, giúp bé cảm thấy thoải mái và dễ chịu. Mẹ nên đảm bảo nhiệt độ của nước phải nhỏ hơn nhiệt độ của cơ thể bé khoảng 2 độ.
Làm mát bằng khăn ấm
Nhúng vài chiếc khăn với nước ấm sau đó vắt cho ráo nước rồi đắp lên người bé, đặc biệt nhất là ở những vùng trán, nách, chân, tay và bẹn.
Thay đổi quần áo của bé
Mẹ nên thay đồ cho bé thường xuyên. Sự ẩm ướt có thể khiến bé khó chịu, dễ dẫn đến những cơn ớn lạnh và làm cho bé bị sốt cao hơn.
Giữ bé ở nơi mát mẻ
Cố gắng tạo điều kiện cho phòng của bé luôn được mát mẻ, không nên để bé ở nơi quá nóng hoặc quá lạnh. Nhiệt độ phòng thích hợp khi trẻ bị sốt là từ 21-23 độ C.
Bổ sung thêm nhiều chất lỏng
Đối với trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi mẹ nên cho bé bú mẹ hoặc bú sữa công thức thường xuyên hơn. Hoặc, cho bé uống thêm nước lọc để cải thiện tình hình.
Theo www.phunutoday.vn
Video đang HOT
Những vấn đề về da của trẻ sơ sinh,mẹ nên nắm rõ
Hăm, rôm, tăng tiết bã nhờn, chàm, viêm da dị ứng là những biểu hiện về da hay gặp nhất ở các trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Việc tìm ra nguyên nhân, phát hiện trước những biểu hiện ban đầu sẽ giúp bạn có kế hoạch điều trị tốt nhất cho các bé đó
1. Tăng tiết bã nhờn
Trẻ bị bệnh này thường nổi những nốt phát ban trên da đầu và lông mày, phía sau tai hoặc trên cổ, mặt và ngực, là những nơi tiết ra nhiều và đọng nhiều mồ hôi. Bệnh phổ biến ở trẻ duới 6 tháng tuổi.
Biểu hiện
Trên da đầu và lông mày, tăng tiết bã nhờn trông giống như gàu. Phía sau tai, tăng tiết bã nhờn có xu hướng nứt và có vảy, trên ngực và cổ có thể có nhọt mọc trên da và má. Bệnh không gây khó chịu cũng như đau đớn cho bé.
Nguyên nhân
Cho tới nay thì các nguyên nhân gây nên bệnh chưa đuợc làm rõ.
Những gì mẹ nên làm
Các biện pháp khắc phục truyền thống là xoa 1 ít dầu ô liu lên da đầu bé sau đó nhẹ nhàng rửa sạch. Hoặc trong khi tắm, bạn cũng có thể dùng loại dầu gội đầu có tác dụng chống gàu dành riêng cho bé để gội đầu, rửa vùng tai và gáy cho bé để khắc phục tình trạng này.
2. Viêm da dị ứng
Là phản ứng của da khi bé tiếp xúc với xà phòng hay chất tẩy rửa...
Biểu hiện
Đỏ, nổi ngứa ở chỗ tiếp xúc.
Nguyên nhân
Do những hoá chất lạ có trong quần áo hay đồ dùng hàng ngày tiếp xúc với làn da nhạy cảm của bé.
Những gì mẹ nên làm
Duỡng ẩm ngay vùng da bị dị ứng. Nếu tình trạng ngứa kéo dài, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc sử dụng loại kem hydrocortison hoặc thuốc kháng histamin. Ngoài ra, tránh để bé tiếp xúc với những vật dễ gây kích thích làn da nhạy cảm như xà phòng, chất tẩy rửa...
3. Rôm
Còn được gọi là Miliaria, có thể xảy ra trên mặt, cổ, lưng bé.
Biểu hiện
Cơ thể bé xuất hiện những mụn đỏ nhỏ.
Nguyên nhân
Da bé không thể điều chỉnh nhiệt tốt nên nếu thời tiết quá nóng hoặc quá ẩm, hay nếu bạn mặc quần áo cho bé quá chật trong một thời gian dài... cũng dẫn đến tình trạng nổi rôm.
Những gì mẹ nên làm
Hãy giữ cho cơ thể bé luôn thoải mái, thoáng mát. Mặc cho bé những bộ quần áo mát mẻ, không gò bó, khi thời tiết quá nóng, ẩm không nên cho bé chơi ngoài trời.
4.Chàm
Chàm dễ bị nhầm lẫn với ban đỏ, viêm da; khô nẻ thường xuất hiện trên má, trong nếp gấp nơi cánh tay, mắt cá chân, tai và cổ. Nhiều bé khi gãi sẽ gây nhiễm trùng, chảy nước vàng do vảy bị bong tróc.
Biểu hiện
Xuât hiện các vùng loang lổ trên da làm cho da chuyển sang màu đỏ, có mủ rỉ, và đóng vảy.
Nguyên nhân
Do di truyền từ trong gia đình có tiền sử bị dị ứng hoặc do trong không khí có ít độ ẩm gây khô da; do trang phục, vải tổng hợp hoặc len có thể kích ứng làn da nhạy cảm.
Những gì mẹ nên làm
Rửa sạch da nhẹ nhàng, sau đó dưỡng da bằng loại kem dành cho bé da bị chàm 2 lần/ ngày. Đối với trường hợp nghiêm trọng hơn, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ. Cũng nên lưu ý tránh các loại xà phòng thơm hoặc các loại kem làm mềm da cho bé bởi chúng có thể làm tình trạng da bé tồi tệ hơn.
5. Hăm
Hăm là vấn đề về da rất hay gặp ở ở trẻ. Nó là hiện tượng phát ban, tấy đỏ ở những nếp gấp da của bé, đặc biệt là ở cổ, bẹn...thường xuất hiện ở những trẻ mũm mĩm, dưới 6 tháng.
Biểu hiện
Vùng da bị tấy đỏ, có những nốt giống như phát ban, xuất hiện ở những vùng da có nếp gấp. Trẻ sẽ cảm thấy đau và khó chịu khi những vùng da này bị ảnh hưởng do tiếp xúc bên ngoài như khi tắm, hoặc cử động gây ra cọ xát...
Nguyên nhân
Do độ ẩm duới da "tồn đọng" quá nhiều mà không thoát ra đuợc khiến làn da bé bị bí, không đuợc thông thoáng gây nên những vết hăm.
Những gì mẹ nên làm
Rửa sạch vùng da bên trong nếp gấp da của bé bằng nước và luôn giữ dakhô thoáng, dùng một loại kem đặc trị để chữa trị và ngăn ngừa.
Theo www.phunutoday.vn
Các khoáng chất "then chốt" cho các mẹ bầu sinh con khỏe mạnh,thông minh Ăn uống của người phụ nữ trong thời kỳ có thai là một trong những yếu tố quyết định cho sự phát triển của bào thai, sự tạo sữa trong thời kỳ cho con bú và sự lớn lên của trẻ sau khi được sinh ra. Nuôi bào thai phát triển từ một tế bào thành một cơ thể hoàn chỉnh, khi ra...