Các mẹ chia sẻ cách chữa ho bằng dùng gừng đánh dọc sống lưng cho con, nhưng sự thật có như chúng ta nghĩ?
“Việc dùng gừng đánh sống lưng cho trẻ chữa ho là chưa có cơ sở khoa học. Bản chất gừng nóng, da của trẻ mỏng việc điều trị rất dễ gây đỏ da, viêm da và gây tổn thương da cho trẻ”.
Theo chia sẻ các mẹ trên mạng xã hội, để phòng bệnh ho cho trẻ trong mùa lạnh chỉ cần dùng hành và gừng là có thể phòng và chữa ho rất hiệu quả.
Theo các mẹ, chỉ cần dùng gừng ta 2 củ bằng 2 ngón tay, rửa sạch cạo vỏ, giã nát, thêm muối hạt cỡ 1 hạt lạc bóp đều, bọc vào khăn vải đánh dọc lưng từ trên gáy xuống có thể đánh rộng hơn. Kể cả với những trẻ bị sốt thì dùng phương pháp này làm thông thì sẽ hết sốt.
Theo Lương y Bùi Hồng Minh, Phó Chủ tịch hội Đông y Ba Đình, hiện nay, thời tiết lạnh dẫn đến nhiều trẻ mắc các bệnh liên quan đến đường hô hấp như : ho, sổ mũi, cảm cúm … Gừng có tính vị cay, tính nóng dùng tán phong hàn, trị ho, giải cảm, chữa viêm họng rất hiệu quả. Tuy nhiên gừng có tác dụng hỗ trợ trong trường hợp trẻ bị cảm lạnh dẫn tới ho, ngạt mũi, sổ mũi.
Còn khi trẻ bị ho do viêm nhiễm thì dùng gừng không hiệu quả. Tuy nhiên, thời tiết lạnh như hiện nay có rất nhiều dịch bệnh, vì vậy khi trẻ có triệu chứng ho, sốt cao, cha mẹ nên cho con đi khám sớm để điều trị. Tuyệt đối không dùng gừng để điều trị dưới bất kể hình thức nào.
Theo bác sĩ chuyên khoa nhi Vũ Vân Anh (Trung tâm y tế dự phòng HN), thời tiết lạnh là nguyên nhân gây cho nhiều trẻ bị ho, viêm mũi… Nhiều bà mẹ sau khi thấy con bị ho không tìm hiểu nguyên nhân mà vội tìm những bài thuốc trên mạng do các mẹ truyền đạt. Việc áp dụng các bài thuốc kể cả với các bài thuốc dân gian, không phải ai cũng chữa được và cần có cơ sở.
Bác sĩ chuyên khoa nhi Vũ Vân Anh cho biết thêm: “Việc dùng gừng đánh sống lưng cho trẻ chữa ho là chưa có cơ sở khoa học. Bản chất gừng nóng, da của trẻ mỏng việc điều trị rất dễ gây đỏ da, viêm da và gây tổn thương da cho trẻ. Vì vây, các mẹ cẩn thận không tự ý dùng gừng đánh lên da để trị bệnh cho trẻ, không những trẻ không khỏi mà có thể làm hại trẻ”.
Video đang HOT
Khi trị ho cho trẻ bằng các phương pháp dân gian nên cẩn thận
Mùa lạnh cần giữ ấm cho trẻ
Ho là phản xạ sinh lý tốt cho cơ thể vì góp phần tống xuất những chất có hại, đờm, dịch tiết hoặc các vật lạ tại đường hô hấp ra khỏi cơ thể, giúp làm sạch đường thở, giúp nhung mao hô hấp hoạt động tốt hơn. Trong trường hợp này, ho có thể coi như là cơ chế tự bảo vệ của cơ thể đối với các tác nhân có hại từ bên ngoài. “Ho chỉ nguy hiểm trong trường hợp có liên quan đến các loại bệnh do virus và vi khuẩn ở cơ quan hô hấp gây ra như: cảm cúm, viên khí phế quản, viêm phổi hay viêm màng phổi… Với những trường hợp này các mẹ nên cho con đi khám”, bác sĩ Vũ Vân Anh cho biết.
Hiện nay, thời tiết lạnh kéo dài, để tránh cho trẻ bị ho, các mẹ cần giữ vệ sinh sạch sẽ tai mũi họng, đi ra ngoài cần giữ ấm. Mùa lạnh không nhất thiết ngày nào cũng phải tắm cho trẻ, một tuần có thể tắm từ 2- 3 lần, hằng ngày phải lau rửa và thay quần áo sạch sẽ, không nên cho trẻ đến những nơi đông người khi có dịch bệnh, nhà cửa cần được vệ sinh thường xuyên, thông thoáng khí.
Phúc Linh
Theo emdep
Học trên mạng đắp tỏi vào chân chữa ho cho con, mẹ trẻ xót xa nhìn chân con phồng rộp chỉ sau 1 đêm
Chỉ vì mong nhanh chóng chữa ho cho con mà bà mẹ đã áp dụng cách chữa mẹo dân gian khiến chân con bị phồng rộp đầy đau đớn.
Với các bà mẹ nuôi con nhỏ, chỉ cần một vài biểu hiện bệnh của con như húng hắng ho, khò khè, sụt sịt... cũng đủ khiến mẹ lo lắng đến đứng ngồi không yên. Nhất là với các bé mới được ít tháng tuổi và những người lần đầu làm mẹ, việc con ốm càng khiến mẹ hoang mang. Sợ con dùng thuốc tây sớm sẽ có hại cho sức khỏe nên một trong những thói quen của các mẹ khi con xuất hiện các triệu chứng ốm ban đầu đó là học hỏi kinh nghiệm từ những người đi trước, áp dụng các bài thuốc dân gian hay các bài thuốc có nguồn gốc thiên nhiên. Trong điều kiện mạng xã hội phát triển như hiện nay thì facebook cũng là một nơi các mẹ bỉm sữa hay tìm đến để học hỏi kinh nghiệm chăm con ốm.
Chữa bệnh bằng mẹo dân gian cho con được nhiều thế hệ ông bà truyền lại cho con cháu đời sau. Thế nhưng không phải cách chữa mẹo dân gian nào cũng có tác dụng, đặc biệt có một số mẹo nếu không tìm hiểu kỹ lại có thể gây ra những biến chứng vô cùng nguy hiểm cho trẻ.
Và bất chấp cảnh báo của các bác sĩ, chuyên gia về mặt trái của "bác sĩ google", nhiều người mẹ vẫn lên mạng tìm kiếm thông tin, bài thuốc chữa bệnh cho con và không ít người đã phải lĩnh hậu quả. Mới đây nhất là câu chuyện của người mẹ trẻ Kim Chi (sinh năm 1995, hiện đang sống tại thành phố Vinh, Nghệ An) - mẹ của bé Khả Vy (2 tháng 5 ngày tuổi), dùng tỏi đắp vào chân để chữa ho cho con khiến bàn chân bé bị bỏng, phồng rộp nghiêm trọng.
Vết phồng rộp trên bàn chân bé sau 1 đêm đắp tỏi để chữa ho.
Chị Kim Chi cho biết, bé Khả Vy bị ho đờm và sau 10 ngày điều trị trong bệnh viện, bác sĩ cho bé xuất viện vì thấy tình trạng con đã ổn định. Tuy nhiên, khi về nhà, bé vẫn chưa khỏi ho hẳn. Sốt ruột, chị lên mạng tham khảo ý kiến những mẹ khác và đã áp dụng cách đắp tỏi lên chân con với hy vọng giúp con nhanh khỏi ho. Cụ thể, theo hướng dẫn trên mạng, chị dùng tỏi giã ra rồi buộc vào lòng bàn chân con để qua đêm và đi tất vào. Không ngờ, sáng hôm sau khi cởi tất con ra, lòng bàn chân của bé xuất hiện vết phồng rộp do bỏng tỏi trông rất thương tâm. Bé Khả Vy thì đau rát vì vết bỏng khiến chị Chi vô cùng hối hận, xót xa.
Chị Kim Chi chia sẻ: " Các mẹ ạ. Đây là lời cảnh tỉnh cho các mẹ đang có con nhỏ, nhất là vào mùa này các bé hay ho đờm, khò khè. Đừng tự tiện làm gì nữa nhé! Em trách em ngu chứ em không trách ai, là tại em hại con em. Em thương con em đứt cả ruột chỉ biết ngồi tự tát vào mặt mình".
Chị Chi cho biết thêm rằng rất may là bé không quấy khóc quá nhiều, cả đêm ngủ ngon nhưng khi vết rộp vỡ ra thì lại càng đau đớn. Sau đó, vết bỏng tự xẹp đi, dồn lại, kết hợp với việc được bôi thuốc nên chân bé Khả Vy nhanh chóng đỡ hơn.
Sau sai lầm của mình, chị Kim Chi đã chuyển sang dùng thuốc ho cho con.
Nhìn hình ảnh bàn chân phồng rộp của Khả Vy, nhiều cư dân mạng bày tỏ sự thương cảm đối với bé và cũng chỉ ra rằng " bé mới 2 tháng tuổi đã đắp tỏi là sai rồi", "gói khăn xô chứ tiếp xúc với tỏi, da người lớn còn bỏng, huống chi trẻ em", "đắp qua đêm bỏng là đúng rồi, người lớn cũng bỏng nói gì trẻ con, lót 1 cái khăn mỏng vào", "tỏi nóng lắm, dầu khuynh diệp được biết là không nóng mà khi dùng cho con trẻ sơ sinh, mình cũng chỉ thoa lên tay mẹ, xoa tay cho nóng rồi áp vào chân con thôi chứ cũng không dám bôi lên da con", "Cái này là áp dụng mà không tìm hiểu kĩ phương pháp. Người ta thường dùng hành tăm, lấy ít thôi mà phải bọc qua 1 lớp gạc đã mới đắp vào chân con"...
Nhiều mẹ khác còn thẳng thắn chỉ ra nếu con ốm đau thì tốt nhất là đi viện, đi bác sĩ khám, không nên tự ý làm theo các bài thuốc được lan truyền trên mạng, nhất là lại còn làm sai hướng dẫn.
Sau câu chuyện này, người mẹ trẻ lần đầu làm mẹ đã cũng rút kinh nghiệm là không bao giờ tự ý chữa bệnh con bằng mẹo dân gian, dù bé có biểu hiện gì lạ cũng đưa đi thăm khám đàng hoàng. " Em khuyên các mẹ: con đau ốm nên chọn bác sĩ chuẩn mà thăm khám rồi có gì hỏi bác sĩ và kết hợp dân gian do bố mẹ anh chị đi trước bày, chứ em xin các mẹ đừng lên mạng tùy tiện làm theo cho con rồi mẹ hại con", chị Kim Chi nhắn nhủ.
Có lẽ đây cũng là bài học sâu sắc cho các mẹ khác khi chăm con ốm nói riêng và nuôi con nhỏ nói chung. Trẻ bị ốm là việc xảy ra thường xuyên nên hãy sáng suốt trong việc chăm sóc con, để không phải hối hận vì sai lầm của mình.
Theo Helino
5 lầm tưởng khi bổ sung lợi khuẩn đường ruột cho trẻ em Probiotic (lợi khuẩn) chẳng giúp bé bớt quấy khóc về đêm và việc bổ sung probiotic cho các bé khỏe mạnh cũng không có tác dụng phòng bệnh. Gần đây, trên các phương tiện truyền thông xuất hiện các sản phẩm bổ sung probiotic - lợi khuẩn đường ruột - với tần suất dày đặc khiến nhiều bậc cha mẹ cảm thấy không...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Dấu hiệu ban đầu cảnh báo bệnh COPD

Bí quyết kiểm soát cân nặng và đường huyết với hạt đậu gà

5 cách đơn giản ngăn ngừa bệnh tim và đột quỵ

Đà Nẵng: Ghép tế bào gốc tự thân điều trị bệnh đa u tủy xương

Người phụ nữ 29 tuổi bị que tránh thai lạc sâu vào cánh tay

Tự chữa đau răng, người đàn ông sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng

Bắc Giang: 98,6% trẻ trong độ tuổi được tiêm vắc-xin phòng bệnh sởi

Nhiều người căng thẳng là đổ mồ hôi lòng bàn tay: Có phải bệnh hiểm?

Loài côn trùng bé bằng hạt gạo có độc tính mạnh gấp 12 - 15 lần nọc rắn hổ

Giải cứu vành tai cho nam thanh niên 22 tuổi mắc ung thư

Thực phẩm tăng cường sức đề kháng cho cơ thể

Chống đẩy 20 lần mỗi sáng có tác dụng gì?
Có thể bạn quan tâm

10 năm trước Kim Soo Hyun đã được đề cử cho danh hiệu "ông hoàng nước mắt"?
Hậu trường phim
22:56:11 31/03/2025
Phản ứng của dư luận về họp báo "đẫm nước mắt" của Kim Soo Hyun: "Tuyệt đối điện ảnh"
Sao châu á
22:50:06 31/03/2025
Nữ ca sĩ có em gái là tỷ phú nói thẳng 1 điều khi bị nhận xét "cả ba chị em đều giàu"
Sao việt
22:47:13 31/03/2025
Người đàn ông tử vong tại hồ bơi ở TPHCM
Tin nổi bật
22:42:25 31/03/2025
Tranh thủ được tại ngoại, người đàn ông ở Bình Dương lừa hơn 100 tỷ đồng
Pháp luật
22:42:25 31/03/2025
Đặc nhiệm Nga vô hiệu hóa tay súng bắn bừa bãi từ nóc nhà ở Murmansk
Thế giới
22:02:23 31/03/2025
Còn ai nhớ Ander Herrera
Sao thể thao
21:33:40 31/03/2025
Tôi không ngờ bí mật trong máy tính của bạn gái khiến mình gặp nguy hiểm
Góc tâm tình
21:24:03 31/03/2025
Quyền Linh 'sửng sốt' khi cô giáo dắt 'cả trường' đi xem mắt đàng trai
Tv show
21:10:53 31/03/2025
Vẻ điển trai lãng tử của tài tử "Tiếng chim hót trong bụi mận gai"
Sao âu mỹ
20:36:40 31/03/2025