Các mẹ bầu nên nhanh chóng chuẩn bị tinh thần “xách làn” đi đẻ khi thấy 9 dấu hiệu chuyển dạ dưới đây
Càng gần đến ngày sinh, các mẹ bầu càng hồi hộp và lo lắng vì không biết khi nào thì mình sinh, dấu hiệu chuyển dạ là gì để còn đi bệnh viện.
Nhưng chỉ cần thấy 9 dấu hiệu chuyển dạ dưới đây thì các mẹ bầu hãy chuẩn bị sẵn sàng cả tinh thần lẫn vật chất để hành trình vượt cạn được thành công tốt đẹp.
1. Xuống bụng
Xuống bụng là khi đầu của em bé quay xuống xương chậu và di chuyển vào giữa xương mu của mẹ. Thông thường các bà mẹ sẽ cảm nhận được dấu hiệu chuyển dạ này, nhưng cũng có một số mẹ không cảm thấy gì cả. Em bé sẽ nằm ở vị trí này khoảng 2 tuần trước khi được sinh ra nếu bé là con đầu lòng, nhưng mọi chuyện sẽ khó dự đoán hơn nếu bé là con thứ.
2. Thường xuyên bị chuột rút và đau lưng nhiều hơn
Khi gần đến ngày sinh, các mẹ có thể cảm thấy đau lưng hơn và thường xuyên bị chuột rút hơn. Mặc dù, em bé lớn lên hơn trong bụng là nguyên nhân gây nên tình trạng này, nhưng đó không phải là lý do duy nhất. Thay đổi nội tiết tố, tách cơ và thậm chí căng thẳng cũng có thể làm tăng những cơn đau này.
3. Khớp lỏng
Khi mang thai, cơ thể người mẹ tạo ra một loại hormone gọi là relaxin cho phép dây chằng ở vùng xương chậu được thư giãn và các khớp trở nên lỏng lẻo hơn để chuẩn bị cho quá trình sinh nở. Nó cũng có thể làm cho dây chằng hỗ trợ cột sống bị nới lỏng, dẫn đến xương khớp mất ổn định và gây đau. Đây là cũng là 1 trong những dấu hiệu chuyển dạ mẹ bầu nên lưu ý.
4. Bị tiêu chảy
Khi mang thai, mẹ bầu có thể bị tiêu chảy trong suốt thai kỳ, nguyên nhân là do nội tiết tố thay đổi và chế độ ăn uống nhiều dưỡng chất để cung cấp cho em bé các chất dinh dưỡng cần thiết. Tuy nhiên, trong tam cá nguyệt thứ ba, tiêu chảy có thể là dấu hiệu chuyển dạ cho thấy thời gian chuyển dạ đã gần kề vì nó giúp chuẩn bị cho việc sinh nở.
5. Ngừng tăng cân
Video đang HOT
Thông thường, các mẹ bầu sẽ tăng cân trong suốt thai kỳ, đặc biệt trong tam cá nguyệt thứ ba. Tuy nhiên, càng về cuối, các mẹ có thể nhận thấy cân nặng của mình vẫn giữ nguyên và thậm chí có thể giảm đi một chút. Đó là do tại thời điểm này lượng nước ối và các chất lỏng khác đã giảm. Mặc dù vậy, em bé vẫn tăng cân, nên các mẹ cứ yên tâm.
6. Mệt mỏi
Vào những tuần cuối của thời kỳ mang thai, mẹ bầu bắt đầu cảm thấy mệt mỏi trở lại. Tại thời điểm này, bạn không những phải chịu sự nặng nhọc do em bé lớn lên, mà còn phải đối phó với việc đi tiểu thường xuyên hơn, khó ngủ hơn.
7. Dịch âm đạo thay đổi màu sắc
Khi bắt đầu mang thai, cổ tử cung sẽ tiết ra một chất lỏng giống như thạch để giữ ẩm và bảo vệ thai nhi. Chất lỏng này tích tụ dần và niêm phong ống cổ tử cung lại tạo ra một nút nhầy dày. Nút chất nhầy này hoạt động như một rào cản, có thể ngăn vi khuẩn và các nguồn nhiễm trùng khác đi vào tử cung. Nhưng khi cổ tử cung bắt đầu mở rộng hơn để chuẩn bị cho việc sinh nở, nút nhầy được thải ra qua đường âm đạo. Bởi vậy, các mẹ sẽ thấy dịch âm đạo có thể tăng lên trong những tuần cuối. Nó cũng có thể sẽ chuyển sang màu hồng – dấu hiệu chuyển dạ mẹ bầu nên lưu ý.
8. Những cơn co thắt mạnh hơn, thường xuyên hơn
Các cơn co thắt là cơ sở để dự đoán sự chuyển dạ, nhưng không phải lúc nào cũng vậy. Các bà mẹ có thể trải qua các cơn co thắt giả trong nhiều tháng trước khi thật sự sinh con. Những cơn co thắt mạnh, thường xuyên xảy ra và gây đau đớn thường là dấu hiệu cho thấy thời gian chuyển dạ đã đến rất gần.
9. Vỡ ối
Vỡ ối là dấu hiệu cuối cùng cho thấy thời gian chuyển dạ đã đến và các mẹ bầu cần nhanh chóng đi đến bệnh viện càng sớm càng tốt. Trên thực tế, chỉ 15% các bà mẹ tự vỡ ối trước khi sinh. Cảm giác nước chảy ồ ạt bởi sự vỡ ra của túi ối bao quanh em bé có khả năng được gây ra bởi một phản xạ hóa học từ tín hiệu não của bé.
Theo afamily
8 dấu hiệu cho thấy các mẹ chuẩn bị lâm bồn đến nơi rồi và những việc cấp thiết cần làm ngay
Mang thai là một trải nghiệm vui vẻ nhưng cũng nhiều lo lắng: Thời gian sinh sẽ như thế nào, kéo dài bao lâu và làm thế nào để biết dấu hiệu chuyển dạ là thật hay giả?... đều là những câu hỏi khiến nhiều mẹ bầu mất ngủ.
Để giúp các mẹ sắp sinh nhận ra các dấu hiệu chuyển dạ sớm, các nhà nghiên cứu đã chuẩn bị một danh sách 8 dấu hiệu mà các mẹ nên chú ý nhé:
1. Ngừng tăng cân và thậm chí có thể giảm cân nhẹ.
Trong giai đoạn cuối của thai kỳ, mẹ sẽ ngừng tăng cân thêm, một số bà mẹ cũng bị giảm cân nhẹ nhưng đừng lo, điều đó hoàn toàn bình thường, cả mẹ và em bé đều không gặp phải bất kỳ tác dụng phụ nào. Em bé vẫn sẽ tiếp tục tăng cân.
2. Những thay đổi về màu sắc và tính nhất quán trong dịch tiết âm đạo.
Trong những ngày cuối cùng dẫn đến chuyển dạ, mẹ có thể thấy tăng tiết dịch âm đạo. Dịch tiết thải trong thời gian này cũng sẽ nhớt hơn bình thường. Chất dịch màu hồng dày này được gọi là máu báo hiệu và là một dấu hiệu báo cho thấy cơn chuyển dạ sắp tới.
3. Mẹ có thể bị chuột rút.
Những cơn co thắt chuyển dạ sớm có cảm giác như bị chuột rút kinh nguyệt mạnh. Mẹ có thể cảm thấy đau ở bụng dưới, lưng dưới hoặc ở cả hai nơi này. Cơn đau này cũng có thể tỏa xuống chân.
4. Các cơn co thắt trở nên thường xuyên và nghiêm trọng hơn.
Nếu các cơn co thắt trở nên thường xuyên hơn và cường độ của chúng có xu hướng tăng dần theo thời gian thì đó là dấu hiệu của cơn chuyển dạ và đó là đến thời điểm gọi bác sỹ hoặc nữ hộ sinh. Co thắt là một dấu hiệu sớm của chuyển dạ, chúng xảy ra do tử cung thắt chặt để chuẩn bị cho thời điểm mẹ đang háo hức chờ đợi: đẩy em bé ra ngoài.
5. Mẹ cảm thấy em bé đang rơi xuống xương chậu.
Điều này là đặc biệt đúng với các mẹ lần đầu tiên mang bầu. Các bà mẹ lần đầu tiên mang bầu có thể cảm thấy em bé rơi xuống xương chậu. Nó thường xảy ra 2 đến 4 tuần trước khi bắt đầu chuyển dạ, hoặc có thể khác. Hãy thông báo cho bác sỹ khi các mẹ thấy cảm giác này. Điều này xảy ra bởi vì em bé đang vào vị trí thoát ra, lý tưởng là đầu xoay xuống thấp.
Ở những lần sinh sau, cảm giác này chỉ xảy ra khi mẹ thực sự chuyển dạ.
6. Đau lưng dưới như muốn chết.
Mẹ có thể cảm thấy đau ở lưng dưới và háng khi chuyển dạ. Điều này là do các cơ chịu trách nhiệm sinh nở đang thay đổi và kéo dài để chuẩn bị cho ngày trọng đại sắp tới.
7. Mẹ muốn dọn dẹp nhà cửa và chuẩn bị sẵn sàng đón em bé.
Nhiều bà mẹ bỗng muốn làm điều này khi ngày đang đến gần. Nếu mẹ nào cũng cảm thấy một sự thôi thúc hấp dẫn để dọn dẹp nhà cửa và sắp xếp mọi thứ để chào đón thành viên mới nhất của gia đình, có thể đó là dấu hiệu sắp đến ngày lâm bồn. Tuy nhiên, mẹ cũng có thể cảm thấy mệt mỏi và khó ngủ trong những ngày hoặc tuần cuối cùng trước khi sinh. Nếu có những dấu hiệu này, hãy liên hệ với bác sĩ để được tư vấn thêm.
8. Cổ tử cung của mẹ bắt đầu giãn ra.
Khi chuẩn bị sinh con, cổ tử cung bắt đầu giãn ra và mỏng đi vài ngày hoặc vài tuần trước khi sinh nở. Nhưng hãy nhớ rằng mỗi người lại có sự tiến triển khác nhau, vì vậy điều quan trọng các mẹ nên nhớ là phải kiểm tra thường xuyên.
Các mẹ nên làm gì khi bắt đầu chuyển dạ
Tiếp tục thay đổi tư thế: Đi bộ và lắc hông giúp mẹ dễ sinh. Điều quan trọng là duy trì sự chuyển động để em bé có thể tụt xuống và tạo thêm áp lực lên cổ tử cung để giúp nó giãn ra.
Đảm bảo ăn và uống đủ nước: Ăn trước khi bắt đầu chuyển dạ sẽ cung cấp cho mẹ tất cả năng lượng cần để giữ được cảm giác ổn định và mạnh mẽ. Đừng quên mang theo một chai nước đến bệnh viện.
Đừng sốt ruột: Việc chuyển dạ, nhất là lần đầu tiên, có thể là một quá trình lâu dài. Mẹ nên đến bệnh viện khi các cơn co thắt trở nên đều đặn và cứ sau 4-5 phút lại bị lại. Đừng quên túi đồ của mẹ và bé đã được chuẩn bị sẵn.
Nguồn: Brightside
Suýt mất mạng khi sinh, sản phụ kể lại biến chứng kinh hoàng mẹ bầu sinh mổ không nên chủ quan Trải qua lần sinh nở thập tử nhất sinh, bà mẹ người Singapore quyết định chia sẻ lại câu chuyện của mình để các mẹ bầu khác nâng cao cảnh giác về một biến chứng nguy hiểm khi sinh con. Ngày dự sinh của cô Siti Yunos là vào tháng 9, nhưng mọi thứ bất ngờ thay đổi khi bác sĩ phát hiện...