Các máy bay ném bom chiến đấu của KQ Ấn Độ đều có khả năng hạt nhân
“Lực lượng tấn công hạt nhân chính hiện nay của Ấn Độ vẫn là máy bay ném bom tiêm kích và tên lửa đạn đạo Agni-1, Agni-2″.
Máy bay chiến đấu Mirage-2000 của Không quân Ấn Độ.
“Báo cáo Mỹ mổ xẻ sức mạnh hạt nhân quân sự của Ấn Độ”
Hiệp hội các nhà khoa học Mỹ ngày 14/7 đã công bố báo cáo “Lực lượng hạt nhân Ấn Độ năm 2012″ do nhóm chuyên gia của giám đốc dự án thông tin hạt nhân thuộc trung tâm này là Hans Christensen viết.
Báo cáo cho rằng, hiện nay Ấn Độ sở hữu 80-100 đầu đạn hạt nhân, hệ thống tấn công hạt nhân “tam vị nhất thể” (hợp nhất) hải, lục, không quân của họ dần dần hiện ra.
Nhưng, lực lượng tấn công hạt nhân chính hiện nay vẫn là máy bay ném bom tiêm kích của không quân và tên lửa đạn đạo Agni-1, Agni-2 của Bộ Tư lệnh Lực lượng Chiến lược, còn lực lượng hạt nhân trên biển vẫn đang ở giai đoạn khởi đầu khó khăn.
Lực lượng hạt nhân trên không liên tục được nâng cấp
Báo cáo cho rằng, Ấn Độ đã chế tạo khoảng 520 kg plutonium dùng cho vũ khí, đủ để sản xuất 100-130 đầu đạn hạt nhân, nhưng hoàn toàn không phải tất cả vật liệu đều chuyển hóa thành đầu đạn hạt nhân.
Theo báo cáo, Ấn Độ đã sản xuất 80-100 đầu đạn hạt nhân. Ngoài lò phản ứng sản xuất plutonium ở gần Mumbai, Ấn Độ còn có kế hoạch tiếp tục xây dựng một lò phản ứng hạt nhân ở Visakhapatnam trên bờ biển phía đông.
Ấn Độ cũng đang xây dựng một lò phản ứng hạt nhân, một khi vận hành thành công, sẽ tăng cường rõ rệt khả năng sản xuất plutonium cho Ấn Độ.
Máy bay chiến đấu Mirage-2000 của Không quân Ấn Độ.
Video đang HOT
Ngoài phát triển đầu đạn hạt nhân, Ấn Độ chú trọng hơn đến xây dựng lực lượng không quân. Không quân Ấn Độ được mệnh danh là “Không quân lớn thứ tư thế giới”, đã phát huy được vai trò quan trọng.
Máy bay ném bom chiến đấu của họ đã tạo thành nòng cốt của lực lượng tấn công hạt nhân Ấn Độ, các máy bay như Mirage-2000H, Jaguar IS/IB và MiG-27 đều có thể thực hiện nhiệm vụ hạt nhân.
Báo cáo cho rằng, phi đội 1 và 7 của Liên đội 40 trang bị 49 máy bay chiến đấu Mirage-2000H, trong đó ít nhất 1 phi đội kiêm nhiệm vụ tấn công hạt nhân. Ấn Độ có 4 phi đội Jaguar IS/IB, tổng số khoảng 76 chiếc, trong đó 2 phi đội có thể được trao cho nhiệm vụ tấn công hạt nhân.
Còn lực lượng máy bay MiG-27 được lắp ráp trong nước cũng được cho là thực hiện nhiệm vụ tấn công hạt nhân.
Ba loại máy bay trên hiện đều có kế hoạch nâng cấp, làm cho khả năng tấn công hạt nhân trên không ngày càng được tăng cường.
Ngoài ra, tháng 1/2012, Chính phủ Ấn Độ tuyên bố có kế hoạch mua 126 máy bay ném bom chiến đấu Rafale, trong khi đó được biết Pháp đã sử dụng máy bay Rafale cho thực hiện nhiệm vụ tấn công hạt nhân.
Tên lửa hạt nhân trên bộ chiến đấu thực tế chỉ có 3 loại
Mặc dù những năm gần đây Ấn Độ liên tiếp phóng thử tên lửa đạn đạo, cỡ loại tên lửa cũng “hoa cả mắt”, nhưng báo cáo cho rằng, tên lửa hạt nhân triển khai chiến đấu thực tế hiện nay của Ấn Độ thực chất chỉ giới hạn ở tên lửa đạn đạo Prihvi-1, Agni-1 tầm gần và tên lửa đạn đạo Agni-2 tầm trung.
Báo cáo cho rằng, trang bị chính của lực lượng tên lửa đạn đạo Ấn Độ gồm 3 loại tên lửa đạn đạo Prihvi, nhưng chỉ có Prihvi-1 làm nhiệm vụ hạt nhân.
Do ngoại hình của nó tương đối nhỏ, chỉ dài 9 m, đường kính 1 m, vệ tinh rất khó tiến hành định vị và chụp ảnh. Vì vậy, bên ngoài còn chưa thể biết được vị trí triển khai của nó.
Prihvi-1 là một loại tên lửa tầm ngắn, tầm phóng tối đa 150 km, đã trang bị cho quân dội gần 15 năm, là trang bị chủ lực của Bộ Tư lệnh Lực lượng Chiến lược.
Năm 2011, Ấn Độ đã tiến hành thành công 8 cuộc phóng thử 2 lớp tên lửa Agni-1, điều này cho thấy loại tên lửa này có thể cuối cùng hình thành khả năng tác chiến hoàn toàn. Tên lửa này có tầm phóng 700 km, có thể mang theo 1 đầu đạn hạt nhân nặng 1 tấn.
Máy bay tấn công Jaguar của Không quân Ấn Độ.
Còn Agni-2 phóng cơ động đường quốc lộ hoặc đường sắt là phiên bản phát triển của Agni-1, tầm phóng 2.000 km, có thể mang theo tải trọng 1 tấn, từ chuẩn bị đến phóng chỉ cần 15 phút.
Loại tên lửa này đã tiến hành 8 lần phóng thử, trong đó có một số lần thất bại. Do đó, Agni-1 và Agni-2 mặc dù được cho là có khả năng chiến đấu thực tế, nhưng đều có vấn đề về độ tin cậy, điều này đã kéo dài việc đưa nó vào chiến đấu thực tế hoàn toàn.
Lực lượng hạt nhân trên biển đang trong giai đoạn khởi đầu
Do độ khó công nghệ của lực lượng hạt nhân trên biển tương đối lớn, hiện nay lực lượng hạt nhân trên biển của Ấn Độ vẫn ở giai đoạn khởi đầu.
Báo cáo này cho rằng, Ấn Độ đang phát triển 2 hệ thống vũ khí hạt nhân cho hải quân, lần lượt là tàu ngầm động cơ hạt nhân và tên lửa đạn đạo trang bị cho tàu chiến.
Từ năm 1984 đến nay, Ấn Độ tập trung vào phát triển tàu ngầm hạt nhân Arihanta. Tháng 5/2012, Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ A.K. Antony cho biết, tàu ngầm hạt nhân Arihanta sẽ đi vào hoạt động vào giữa năm 2013.
Được biết, tàu Arihanta có 12 ống phóng, có thể phóng tên lửa đạn đạo phóng ngầm Sagarika. Cơ quan tình báo Mỹ cho rằng, tầm phóng của loại tên lửa này không quá 290 km, còn theo truyền thông Ấn Độ thì tầm phóng của nó khoảng 700 km.
Báo cáo dẫn các nguồn tin cho biết, Ấn Độ đang phát triển một loại tên lửa đạn đạo tầm xa phóng ngầm K-4, loại tên lửa này được nghiên cứu chế tạo dựa trên nền tảng Agni-3, tầm phóng hơn 3.000 km, “nhưng loại tên lửa này quá lớn đối với tàu ngầm hạt nhân Arihanta”.
Ấn Độ còn nghiên cứu chế tạo tên lửa đạn đạo trang bị cho tàu chiến là Dhanush một cách sáng tạo. Theo báo cáo, tên lửa này có thể có khả năng hạt nhân.
Nhưng, tầm phóng của đạn đạo này chỉ 350 km, tải trọng hiệu quả là 500 kg, công dụng có hạn. Điều này cũng khiến cho dư luận hoài nghi về khả năng hạt nhân của nó, trừ phi Ấn Độ nghiên cứu chế tạo được đầu đạn hạt nhân nhỏ hơn trang bị cho tên lửa này.
Máy bay chiến đấu Su-30 của Không quân Ấn Độ.
Máy bay chiến đấu Su-30 của Không quân Ấn Độ.
Tên lửa đạn đạo Agni-1 của Ấn Độ.
Tên lửa đạn đạo Agni-2 của Ấn Độ.
Tên lửa đạn đạo tầm gần Prihvi phóng thử trên tàu chiến.
Theo GDVN
Ấn Độ bắn thử tên lửa có khả năng mang đầu đạn hạt nhân
Ngày 13/7, kênh truyền hình CNN-IBN đưa tin, quân đội Ấn Độ vừa tiến hành bắn thử tên lửa đạn đạo Agni-I có khả năng mang đầu đạn hạt nhân.
Theo CNN-IBN, tên lửa Agni-I được bắn đi từ một bệ phóng di động gần đảo Wheeler trong Vịnh Bengal.
Agni-I là loại tên lửa đạn đạo một tầng có phạm vi hoạt động khoảng 700 km (420 dặm). Tên lửa này có thể mang một loạt các đầu đạn, bao gồm cả đầu đạn hạt nhân.
Tên lửa đạn đạo Agni-I của Ấn Độ (Ảnh: Ria)
Tên lửa Agni-I là loại tên lửa đầu tiên trong "gia đình" tên lửa Agni được biên chế trong kho vũ khí của quân đội Ấn Độ. Trước đó, vào tháng 4/2012, Ấn Độ đã thử nghiệm thành công tên lửa đạn đạo tầm xa Agni-V với tầm bắn khoảng 5.000 km (3.000 dặm). Tên lửa Agni-V dự kiến sẽ được đưa vào hoạt động trong khoảng từ năm 2014 - 2015.
Các nguồn tin do phương tiện truyền thông địa phương cũng cho biết, hiện Ấn Độ đang phát triển tên lửa đạn đạo tầm xa Agni-VI./.
Theo VOV
Trung Quốc sẽ đứng đầu thế giới về số lượng bán máy bay chiến đấu Trong 4 năm tới, Trung Quốc sẽ xuất khẩu 112 chiếc máy bay chiến đấu, đứng đầu thế giới về số lượng, nhưng doanh thu lại không nằm ở top 3. Máy bay chiến đấu J-7PG của Trung Quốc xuất khẩu cho Pakistan Mạng tin tức công nghiệp quốc phòng Nga đưa tin, ngày 24/2, Trung tâm Phân tích Mua bán Vũ khí...