Các “ma men” đã nộp phạt bao nhiêu tiền trong 2 ngày đầu năm?
Trong hai ngày đầu năm 2020, CSGT toàn quốc đã phát hiện xử lý hàng trăm trường hợp vi phạm nồng độ cồn.
CSGT tăng cường xử lý vi phạm nồng độ cồn
Ngày 4/1, Cục CSGT cho biết, qua thống kê của Cục CSGT, sau hai ngày (1 và 2/1/2020) thực hiện Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt, lực lượng CSGT toàn quốc đã phát hiện, xử lý 615 trường hợp vi phạm nồng độ cồn, phạt tiền 816.800.000 đồng.
Trao đổi với PV, một cán bộ Đội tuyên truyền giải quyết tai nạn, Phòng CSGT Hà Nội cho biết, riêng lực lượng CSGT Hà Nội đã phát hiện, xử lý 16 trường hợp vi phạm nồng độ cồn trong hai ngày đầu năm mới 2020.
Theo Nghị định số 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, người điều khiển phương tiện vi phạm trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn sẽ bị phạt rất nặng, như xe ô tô 30-40 triệu đồng, tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 22-24 tháng; đối với người điều khiển xe mô tô từ 6-8 triệu đồng, tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 22-24 tháng; người điều khiển xe đạp, xe thô sơ từ 400-600 nghìn đồng.
Ngay khi Nghị định có hiệu lực thi hành, nhiều tài xế ô tô bị phạt tới 35 triệu đồng như trường hợp của lái xe L.K.T (ở Thái Nguyên) khi điều khiển xe trên cao tốc Pháp Vân – Ninh Bình có nồng độ cồn 0,719 miligam/1 lít khí thở. Lái xe T còn bị tước giấy phép lái xe 23 tháng.
Video đang HOT
Theo Cục CSGT, việc quy định cấm triệt để sử dụng rượu, bia khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông trong Luật Phòng, chống tác hại rượu, bia và sửa đổi, bổ sung các hành vi mới, nâng mức xử phạt đối với các hành vi là nguyên nhân trực tiếp gây ra tai nạn giao thông của Nghị định số 100/2019/NĐ-CP là rất đồng bộ, kịp thời trước những phức tạp của tình hình trật tự, an toàn giao thông hiện nay.
Theo danviet.vn
Từ 1/1/2020, người say xỉn chạy xe đạp bị phạt đến 600.000 đồng
Ngày 30/12, Chính phủ đã ban hành nghị định 100 quy định các mức xử phạt vi phạm hành chính trong giao thông đường bộ và đường sắt, theo đó các mức phạt vi phạm giao thông sẽ tăng nặng từ năm 2020.
Nghị định số 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt có hiệu lực từ 1/1/2020. So với Nghị định 46/2016/NĐ-CP, Nghị định 100 có nhiều điểm mới. Trong đó, bổ sung hành vi vi phạm quy định về nồng độ cồn đối với người điều khiển xe đạp, xe thô sơ.
Với ôtô, lái xe vi phạm nồng độ cồn mức trên 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/lít khí thở sẽ bị phạt từ 30 đến 40 triệu đồng (hiện nay là 16 đến 18 triệu đồng); tước giấy phép lái xe 22 đến 24 tháng (hiện nay 4 đến 6 tháng).
Mức phạt này cũng áp dụng cho những lái xe không chấp hành yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn của người thi hành công vụ; điều khiển xe trên đường mà trong cơ thể có chất ma túy; không chấp hành yêu cầu kiểm tra về chất ma túy của người thi hành công vụ.
Các lái xe vi phạm nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/lít khí thở, sẽ bị phạt từ 16 đến 18 triệu đồng (hiện nay 7 đến 8 triệu đồng); tước giấy phép lái xe 16 tháng đến 18 tháng (hiện nay 1 đến 3 tháng).
Với người đi xe máy, mức phạt từ tiền từ 2 đến 3 triệu đồng nếu có nồng độ cồn trong máu hoặc hơi thở chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở (quy định hiện hành chỉ xử phạt nếu tài xế vượt quá mức này và phạt tiền thấp nhất 1,5 triệu đồng).
Mức phạt từ 4 triệu đến 5 triệu đồng đối với lái xe máy có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở.
Ngoài ra, Chính phủ quy định mức phạt đối với người đi xe đạp, xe đạp điện vi phạm nồng độ cồn; với mức phạt 80.000 đến 100.000 đồng khi lái xe có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở.
Phạt từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng khi người đi xe đạp, xe đạp điện có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở; từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng khi trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở.
Ngày 1/1/2020, Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia còn quy định nhiều nhóm hành vi bị nghiêm cấm khác, như: Xúi giục, kích động, lôi kéo, ép buộc người khác uống rượu, bia; Người chưa đủ 18 tuổi uống rượu, bia và bán, cung cấp, khuyến mại rượu, bia cho người chưa đủ 18 tuổi.
Hoàng Phúc
Theo vietnamdaily.net.vn
Tài xế Santafe nồng độ cồn "khủng" gấp 3 lần mức cao nhất, suýt tông CS 141 Tài xe lái ô tô Santafe vi phạm nồng độ cồn "khủng" gấp 3 lần mức cao nhất, không chấp hành hiệu lệnh suýt tông vào cảnh sát 141. Đêm 3/1 đến rạng sáng 4/1, ghi nhận của PV, sau gần 3 giờ (từ 22h40 ngày 3/4 đến rạng sáng 4/1), Tổ công tác cảnh sát đặc biệt Y9/141 Công an TP.Hà Nội...