Các lực lượng tác chiến nổi tiếng hàng đầu ở Đông Nam Á
Các lực lượng tác chiến đặc biệt của Singapore và Indonesia nổi tiếng hàng đầu trong khu vực Đông Nam Á..
Indonesia
Bộ Chỉ huy các hoạt động tác chiến đặc biệt của lục quân Indonesia (Komando Pasukan Khusus – Kopassus) là lực lượng đột kích chuyên thực hiện các nhiệm vụ như thâm nhập, trinh sát… Họ có thế mạnh trong việc tiến hành các hoạt động chống nổi loạn, chống lật đổ và các nhiệm vụ bảo đảm an ninh nội địa khác.
Ngoài sở chỉ huy, Kopassus còn có các cụm biệt kích dù, đào tạo, tình báo tác chiến, chống khủng bố và bảo vệ tổng thống. Đứng đầu cụm là một đại tá, trong khi nhân viên đều là biệt kích có trình độ chuyên môn cao.
Đặc nhiệm Kopassus. Ảnh: Reuters
Lực lượng không quân Indonesia (IAF) có đơn vị tinh nhuệ riêng, được gọi là Binh đoàn các lực lượng đặc nhiệm của Không quân (Air Force Special Forces Corps – Paskhas). Giống như các đơn vị tinh nhuệ trong lục quân và hải quân, Paskhas là một đơn vị chiến đấu có khả năng hoạt động trên bộ, trên biển và trên không. Hiện nay, Paskhas có khoảng 6.000 quân.
Ngoài ra, trong thành phần Lực lượng tấn công phản ứng nhanh của Không quân Indonesia còn có Satgas Atbara. Đây là một đơn vị tinh nhuệ chuyên làm nhiệm vụ giải cứu con tin trong các vụ không tặc, nhiệm vụ chống khủng bố ở các căn cứ của Không quân Indonesia.
Video đang HOT
Komando Pasukan Katak gọi tắt là Kopaska thành lập ngày 31/3/1962. Ban đầu, binh sĩ lực lượng này chủ yếu thực hiện chức năng cưỡi lên quả ngư lôi, điều khiển nó cho đến khi đánh trúng tàu địch. Lực lượng này hiện có khoảng 300 quân, được chia thành hai phân đội.
Một phân đội được giao cho Hạm đội Miền Tây, đóng ở Jakarta. Phân đội còn lại được giao cho Hạm đội Miền Đông, đóng ở Surabaya, Đông Java. Trong thời bình, binh sĩ của Kopaska được triển khai thành những nhóm 7 người làm nhân viên an ninh bảo vệ các yếu nhân (VIP).
Kopaska bị ảnh hưởng mạnh bởi các đội hải, không, bộ (SEAL) của Hải quân Mỹ. Hàng năm, Kopaska cử một số nhân viên tới Colorado, California và Virginia để tham gia các khóa huấn luyện của SEAL.
Chi đội đặc biệt 88 (Densus 88), là một đội chống khủng bố của Indonesia, trực thuộc Cảnh sát quốc gia Indonesia. Được thành lập vào ngày 30/6/2003 sau vụ đánh bom Bali năm 2002, đơn vị này được Mỹ cung cấp tài chính, trang bị, và huấn luyện. Đơn vị hoạt động khá thành công trong việc chống lại các nhóm khủng bố có mối liên hệ với phong trào Hồi giáo Jemaah Islamiyah (JI) ở Trung Java.
Singapore
Lực lượng tác chiến đặc biệt (SOF) được huấn luyện thường xuyên với Delta, các đơn vị biệt kích lục quân và các đơn vị SEAL của Hải quân Mỹ. Đây được xem là một lực lượng đặc biệt tinh nhuệ, chủ yếu làm nhiệm vụ giải cứu con tin, chống khủng bố, trinh sát và các hoạt động tác chiến đặc biệt mang tính chiến lược.
Những người lính của Lực lượng tác chiến đặc biệt Singapore được huấn luyện tác chiến trong rừng nhiệt đới, có thể triển khai bằng đường bộ, đường không và đổ bộ đường thủy, chuyên sâu về nhảy dù, lặn và xâm nhập trên bộ tầm xa. Họ được huấn luyện nhiều khoa mục để sử dụng được tất cả các loại vũ khí và trang bị, mặc dù mỗi người lính đều được phân công nhiệm vụ chuyên biệt trong đội.
Một trong những sứ mệnh thành công của SOF Singapore là giải cứu cho chuyến bay số 117 của Hãng hàng không Singapore ở sân bay Changi năm 1991. Toàn bộ bốn tên không tặc đã bị tiêu diệt.
Đây là lần đầu tiên SOF bị để lộ trước công chúng. Tuy nhiên, Bộ Quốc phòng Singapore chỉ thừa nhận sự tồn tại của SOF vào ngày 20/2/1997, 13 năm sau khi được thành lập và 6 năm sau khi đi vào hoạt động.
Đơn vị tác chiến ngầm hải quân (Naval Diving Unit – NDU) chủ yếu làm nhiệm vụ cứu hộ, phá hủy mìn dưới nước và tác chiến biệt kích.
Các thợ lặn của NDU cũng thường xuyên được gửi ra nước ngoài để đào tạo, đặc biệt là cùng với các lực lượng đặc nhiệm Lục quân Mỹ, các đơn vị SEAL của Hải quân Mỹ và Cục Hàng không đặc biệt của Anh. NDU được chia thành một số cụm dựa vào chuyên môn, bao gồm Lặn chiến đấu, Lặn phá mìn, Phá mìn dưới nước, và Trường huấn luyện lặn.
Lực lượng tác chiến đặc nhiệm (Special Operations Task Force – SOTF) được thành lập gần đây là sự kết hợp các đơn vị tinh nhuệ Singapore như biệt kích của lục quân và NDU của hải quân. SOTF chủ yếu thực hiện các nhiệm vụ tác chiến đặc biệt, tác chiến chống khủng bố, các hoạt động tác chiến “không dự đoán trước được” và đối phó với các mối đe dọa an ninh khác.
Ngoài đảm bảo an ninh nội địa, SOTF còn làm nhiệm vụ hỗ trợ đảm bảo an ninh quốc tế, đặc biệt là ở các vùng biển, như chặn bắt các tàu bị nghi ngờ chở các loại vũ khí hủy diệt hàng loạt hay khống chế các tàu ngầm. SOTF cũng là lực lượng chịu trách nhiệm trực tiếp đối với việc di tản công dân Singapore ở bất kỳ nơi nào trên thế giới đến nơi an toàn, và các hoạt động giải cứu khác.
Công ty Trung Quốc phớt lờ lệnh trừng phạt Biển Đông của Mỹ
Tập đoàn Kiến thiết Giao thông Trung Quốc nói việc Mỹ trừng phạt các công ty liên quan xây đảo ở Biển Đông không ảnh hưởng tới hoạt động của công ty.
Tập đoàn Kiến thiết Giao thông Trung Quốc (CCCC) hôm 30/8 ra thông cáo cho biết 5 công ty con chuyên về nạo vét của họ bị Mỹ đưa vào danh sách đen không có bất kỳ hoạt động kinh doanh nào ở Mỹ và sẽ không chịu ảnh hưởng tài chính bởi các lệnh trừng phạt này.
"Theo báo cáo thường niên năm 2019, giá trị hợp đồng mới và doanh thu của mảng nạo vét chiếm khoảng 6% tổng giá trị hợp đồng mới và doanh thu của công ty. Công ty chủ yếu kinh doanh nạo vét đường thủy, cải tạo đất và nạo vét môi trường ở trong nước", SCMP dẫn thông cáo cho biết. "Hoạt động kinh doanh nạo vét ở nước ngoài chiếm một phần tương đối nhỏ và không có hoạt động nạo vét nào của công ty được thực hiện ở Mỹ".
Bộ Thương mại Mỹ ngày 26/8 tuyên bố trừng phạt 24 công ty đóng vai trò "trong việc giúp quân đội Trung Quốc xây dựng và quân sự hóa các đảo nhân tạo bị quốc tế lên án ở Biển Đông", bao gồm công ty con của Tập đoàn Kiến thiết Giao thông Trung Quốc, các công ty viễn thông và một đơn vị của Tập đoàn Đóng tàu Trung Quốc. Các công ty nằm trong danh sách đen sẽ không được tiếp cận công nghệ có xuất xứ từ Mỹ của các công ty Mỹ nếu không có giấy phép.
Đá Subi của Việt Nam bị Trung Quốc bồi đắp thành đảo nhân tạo. Ảnh: DigitalGlobe.
Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 26/8 cũng ra tuyên bố cho biết họ sẽ áp đặt hạn chế thị thực đối với các cá nhân Trung Quốc "chịu trách nhiệm hoặc đồng lõa" với hành động nói trên ở Biển Đông và những người có liên quan đến việc Trung Quốc "sử dụng hành động cưỡng ép với các nước Đông Nam Á có tuyên bố chủ quyền chồng lấn để cản trở họ tiếp cận các nguồn tài nguyên ngoài khơi".
"Ngoài ra, thiết bị cốt lõi cho hoạt động nạo vét của công ty không sử dụng bất kỳ công nghệ nào do doanh nghiệp Mỹ cung cấp hay xuất khẩu", thông cáo của CCCC nêu thêm, song tập đoàn cũng nhấn mạnh sẽ tiến hành đánh giá sâu hơn hoạt động kinh doanh để xác định những tác động chưa được tính đến.
Hình ảnh vệ tinh năm 2016 cho thấy công ty nạo vét thuộc CCCC điều sà lan khổng lồ đào cát từ đáy biển và chất lên các đảo san hô xa xôi ở Biển Đông, gồm Đá Vành Khăn, Đá Subi và Đá Chữ Thập, thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Dù tác động trực tiếp sẽ khó xảy ra, nhưng vẫn có những câu hỏi đặt ra về việc làm cách nào các công ty con của CCCC ở nước ngoài, gồm cả tập đoàn kỹ thuật hàng hải quy mô trung bình Friede & Goldman có trụ sở tại Texas, có thể giao dịch với công ty mẹ. CCCC hiện chưa bình luận về trường hợp của Friede & Goldman.
Trung Quốc đơn phương vạch ra "đường lưỡi bò", yêu sách phi lý đòi chủ quyền với gần như toàn bộ diện tích Biển Đông, bất chấp phản đối quốc tế. Bắc Kinh đã bồi đắp phi pháp 7 đá thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, biến chúng thành đảo nhân tạo và quân sự hóa thành tiền đồn trên biển. Tòa Trọng tài Thường trực năm 2016 đã bác bỏ yêu sách của Bắc Kinh.
Trung Quốc gần đây còn thực hiện một loạt hoạt động gây hấn ở Biển Đông trong bối cảnh các nước tập trung đối phó với Covid-19. Bắc Kinh điều tàu khảo sát địa chất Hải Dương 8 đi vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, sau đó bám sát tàu khoan của Malaysia. Tàu Trung Quốc cũng đâm chìm tàu cá của ngư dân Việt Nam. Bắc Kinh còn đơn phương tuyên bố thành lập các đơn vị hành chính ở Biển Đông, đặt tên cho các thực thể và cấm đánh bắt cá.
Mỹ hồi đầu tháng 7 công bố lập trường về vấn đề Biển Đông, bác bỏ gần như toàn bộ yêu sách chủ quyền của Trung Quốc. Washington cáo buộc "Bắc Kinh dùng biện pháp bắt nạt để xâm phạm quyền chủ quyền của các quốc gia Đông Nam Á ven Biển Đông, thay thế luật quốc tế bằng tư duy 'chân lý thuộc về kẻ mạnh'".
Hơn 25 triệu người nhiễm nCoV toàn cầu Toàn cầu ghi nhận hơn 25,1 triệu người nhiễm, hơn 845.000 người chết do nCoV, ca nhiễm đang tăng lại ở nhiều nước sau khi nới biện pháp hạn chế. 213 quốc gia và vùng lãnh thổ ghi nhận 25.141.245 ca nhiễm và 845.527 ca tử vong do nCoV, tăng lần lượt 267.442 và 5.369 ca sau 24 giờ, trong khi 17.479.298 người...