Các luật sư của nhà sáng lập WikiLeaks kiện CIA với cáo buộc theo dõi
Ngày 15/8, các luật sư của người sáng lập WikiLeaks, ông Julian Assange, đã đệ đơn kiện Cơ quan Tình báo trung ương Mỹ ( CIA) cùng cựu Giám đốc Mike Pompeo, cáo buộc cơ quan này đã ghi âm các cuộc nói chuyện và sao chép dữ liệu từ điện thoại cũng như máy tính của họ.
Nhà sáng lập WikiLeaks Julian Assange (giữa, phía sau) bị cảnh sát bắt giữ và áp giải khỏi Đại sứ quán Ecuador ở London ngày 11/4/2019. Ảnh minh họa: Rupity/TTXVN
Đơn kiện do các luật sư Margaret Ratner Kunstler và Deborah Hrbek, cùng với 2 nhà báo Charles Glass và John Goetz (đều là người Mỹ) đệ trình, nêu tên các đối tượng bị kiện gồm CIA, cựu Giám đốc CIA Pompeo – người cũng từng giữ chức Ngoại trưởng Mỹ, công ty bảo mật Undercover Global cùng Giám đốc điều hành của công ty này là David Morales Guillen.
Đơn kiện cáo buộc CIA đã vi phạm việc bảo vệ các cuộc trao đổi mật của họ với ông Assange theo quy định của Hiến pháp Mỹ. Theo đó, bên nguyên đơn cho rằng CIA đã phối hợp với Undercover Global – một công ty kiểm soát an ninh ký hợp đồng với Đại sứ quán Ecuador ở London, nơi ông Assange đang tạm trú vào thời điểm đó – để theo dõi người sáng lập WikiLeaks cũng như các luật sư, nhà báo và những người khác mà ông này đã gặp gỡ.
Video đang HOT
Cụ thể, trong thời gian Undercover Global phụ trách an ninh tại đại sứ quán, mỗi khách vào thăm phải nộp các thiết bị điện tử như điện thoại và máy tính của họ cho một nhân viên canh gác trước khi gặp ông Assange. Đơn kiện cho rằng các thông tin, trong đó có cả các cuộc trao đổi với ông Assange, trong các thiết bị điện tử này đã bị sao chép và chuyển đến CIA. Công ty Undercover Global còn bị cáo buộc cài các micrô xung quanh Đại sứ quán và gửi các bản ghi âm cũng như cảnh quay từ camera an ninh cho CIA. Đơn kiện cho rằng cựu Giám đốc CIA Pompeo đã biết điều này và chấp thuận việc sao chép thông tin trong các thiết bị điện tử của nguyên đơn và việc theo dõi các cuộc trao đổi giữa họ với ông Assange. Các luật sư cáo buộc điều này vi phạm quy định bảo vệ quyền riêng tư cho công dân Mỹ.
Trao đổi với báo giới, ông Robert Boyle, luật sư tại thành phố New York đại diện cho các nguyên đơn trong vụ kiện, cho biết việc theo dõi các luật sư của ông Assange có nghĩa là quyền của người sáng lập WikiLeaks được xét xử công bằng “đã bị hủy hoại”. Việc ghi âm các cuộc gặp giữa ông Assange với bạn bè, luật sư cũng như việc sao chép thông tin kỹ thuật số của luật sư và bạn bè của ông này sẽ ảnh hưởng tới việc truy tố hình sự vì giờ đây Chính phủ Mỹ đã biết nội dung của những cuộc liên lạc đó. Luật sư Robert Boyle cho rằng cần có các biện pháp trừng phạt, thậm chí hủy bỏ những cáo buộc nhằm vào ông Assange hoặc rút lại yêu cầu dẫn độ ông này về Mỹ.
Ông Assange, 50 tuổi, đang đối mặt với việc dẫn độ từ Anh về Mỹ, nơi ông bị cáo buộc vi phạm Luật gián điệp liên quan việc công bố các hồ sơ ngoại giao và quân sự năm 2010 và có thể bị phạt tù tới 175 năm nếu bị tuyên có tội. Từ năm 2019, ông Assange bị giam giữ tại London do vi phạm các điều kiện bảo lãnh. Trước đó, ông này có 7 năm lưu trú tại Đại sứ quán Ecuador ở London để tránh bị dẫn độ. Tuy nhiên, chính phủ mới tại Ecuador đã hủy bỏ quy chế bảo vệ ngoại giao đối với ông.
Nhà sáng lập WikiLeaks nhận tin sét đánh: Sớm bị dẫn độ từ Anh tới Mỹ
Ngày 17/6, Bộ trưởng Nội vụ Anh Priti Patel đã thông qua việc dẫn độ người sáng lập WikiLeaks, ông Julian Assange đến Mỹ - nơi ông bị truy nã với 18 tội danh, bao gồm cả vi phạm luật gián điệp.
Nhà sáng lập trang mạng WikiLeaks, ông Julian Assange tại Norfolk, miền Đông Anh. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Văn phòng Bộ Nội vụ Anh xác nhận sau khi được Tòa Phúc thẩm và Thượng thẩm xem xét, Anh đã quyết định thông qua việc dẫn độ ông Assange sang Mỹ. Theo luật, ông Assange vẫn có thể kháng án lên Tòa Thượng thẩm tại London và sau đó là Tòa án Tối cao. Nếu thất bại, ông sẽ bị dẫn độ trong vòng 28 ngày.
Trên mạng Twitter, ông Assange khẳng định sẽ kháng cáo quyết định trên.
Tháng 4 vừa qua, một tòa án của Anh đã ra phán quyết chính thức dẫn độ ông Assange sang Mỹ để hầu tòa với cáo buộc tiết lộ các hồ sơ mật liên quan đến các cuộc chiến ở Iraq và Afghanistan.
Ông Assange, 50 tuổi, bị cáo buộc vi phạm Luật Gián điệp Mỹ về công bố các hồ sơ ngoại giao và quân sự năm 2010. Ông có thể bị phạt tù 175 năm nếu bị tuyên có tội. Nhân vật này cũng từng bị cảnh sát Thụy Điển điều tra các cáo buộc quấy rối tình dục.
Từ năm 2019, Assange bị giam giữ tại London do vi phạm các điều kiện bảo lãnh. Trước đó, ông này có 7 năm ở Đại sứ quán Ecuador ở London để tránh bị dẫn độ sang Thụy Điển. Tuy nhiên, chính phủ mới tại Ecuador đã hủy bỏ quy chế bảo vệ ngoại giao đối với ông.
Mỹ muốn xét xử nhà sáng lập WikiLeaks liên quan đến việc công bố 500.000 hồ sơ quân sự mật liên quan đến các cuộc chiến tranh do Mỹ tiến hành tại Iraq và Afghanistan. Tháng 1/2021, ông Assange dường như được hoãn dẫn độ với lý do ông có thể tự sát nếu bị giam biệt lập tại một cơ sở của Mỹ trong điều kiện an ninh tối đa.
Nhà sáng lập WikiLeaks có cơ hội kháng cáo lệnh dẫn độ sang Mỹ Nhà sáng lập WikiLeaks Julian Assange ngày 24/1 có cơ hội kháng cáo lên Tòa án Tối cao Anh về phán quyết dẫn độ ông sang Mỹ để xét xử 18 cáo buộc hình sự, trong đó gồm cả tội danh vi phạm luật gián điệp. Nhà sáng lập trang mạng WikiLeaks, ông Julian Assange. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN Trong phán quyết bằng...